Pseudocerastes

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pseudocerastes
Rắn lục có sừng đuôi nhện
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Lớp (class)Reptilia
Bộ (ordo)Squamata
Phân bộ (subordo)Serpentes
Họ (familia)Viperidae
Phân họ (subfamilia)Viperinae
Chi (genus)Pseudocerastes
Boulenger, 1896
Danh pháp đồng nghĩa

Rắn lục có sừng đuôi nhện Ba Tư hay rắn viper Ba Tư (Danh pháp khoa học: Pseudocerastes) là một chi gồm các loài rắn được xếp trong họ rắn lục phân bố từ Trung Đôngchâu Á. Ban đầu người ta xếp đây là một chi đơn loài, trong chi này chỉ có một loài loài rắn có tên là Pseudocerastes urarachnoides. Sau đó có nhiều quan điểm khác cho rằng chi rắn này có thể có nhiều loài, từ 03 loài trở lên.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Những loài rắn độc đuôi nhện này có nguồn gốc từ vùng sa mạc phía Tây của Iran và rất hiếm. Chúng hay dùng đuôi để thu hút con mồi, khi làm việc đó, nó hoàn toàn yên lặng, chỉ có chiếc đuôi là động đậy làm việc. Khi con mồi tò mò đến với khoảng cách đủ gần, lúc đó loài rắn này sẽ kết liễu số phận của con mồi xấu số. Và thực sự đáng sợ hơn nữa là bằng cách nào đó, chiếc đuôi nhện của chúng có khả năng bắt chước sự di chuyển y hệt một con nhện. Đây là loài rắn đặc biệt, một loài động vật tồn tại được gọi là rắn độc đuôi nhện. Sở sĩ loài rắn này có tên như vậy bởi vì phần chóp đuôi của nó có hình dáng thực sự rất giống một con nhện.

Nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Được phát hiện lần đầu tiên năm 1968 ở Iran, loài rắn viper Ba Tư có sừng, đuôi nhện từng dấy lên nghi ngờ về sự tồn tại của một sinh vật lai dị thường. Việc kiểm tra mẫu vật đầu tiên năm 1970 cho thấy phần đuôi giống nhện thực sự là một phần cơ thể của con rắn lạ, không thể xác định đây là một dạng phản ứng với ký sinh trùng, khối u hay kết quả của đột biến gen. Mẫu vật thứ hai mang phần đuôi giả nhện cho thấy, đây là một loài sở hữu đặc điểm dị thường này. Người ta đã thả một con chim non vào chuồng nhốt rắn. Sau nửa tiếng đồng hồ, con chim đã mổ vào phần đuôi giống nhện, rồi bị lôi kéo về phía đầu rắn. Cuối cùng, con chim bị rắn hạ gục và giết chết. Năm 2006, các nhà nghiên cứu đã chính thức công bố bản mô tả về loài rắn viper Ba Tư có sừng, đuôi nhện.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ McDiarmid RW, Campbell JA, Touré T. 1999. Snake Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference, Volume 1. Washington, District of Columbia: Herpetologists' League. 511 pp. ISBN 1-893777-00-6 (series). ISBN 1-893777-01-4 (volume).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Boulenger GA. 1896. Catalogue of the Snakes in the British Museum (Natural History). Volume III., Containing the... Viperidæ. London: Trustees of the British Museum (Natural History). (Taylor and Francis, printers). xiv + 727 pp. + Plates I.- XXV. (Genus Pseudocerastes and species Pseudocerastes persicus, p. 501).
  • Duméril A-M-C, Bibron G, Duméril A[HA]. 1854. Erpétologie générale ou histoire naturelle complète des reptiles. Tome septième. Deuxième partie. Comprenant l'histoire des serpents venimeux. (= General Herpetology or Complete Natural History of the Reptiles. Volume 7. Second Part. Containing the [Natural ] History of the Venomous Snakes). Paris: Roret. xii + pp. 781–1536. (Cerastes persicus, pp. 1443–1444).
  • Joger U. 1984. The venomous snakes of the Near and Middle East. Wiesbaden: Dr. Ludwig Reichert Verlag. 175 pp.
  • Latifi M. 1991. The Snakes of Iran. Second Edition. Oxford, Ohio: Published by the Dept. of the Environment and the Society for the Study of Amphibians and Reptiles. 156 pp. ISBN 0-916984-22-2.
  • Marx H, Rabb GB. 1965. Relationships and Zoogeography of the Viperine Snakes (Family Viperidae). Fieldiana Zool. 44 (21): 162-206.
  • Mendelssohn H. 1965. On the biology of venomous snakes of Israel. Part II. Israeli Journal of Zoology 14: 185-212.
  • Obst FJ. 1983. Zur Kenntnis der Schlangengattung Vipera. (= On Knowledge of the Snake Genus Vipera). Zool. Abh. staatl. Mus. Tierkunde Dresden 38: 229-235.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]