Bước tới nội dung

Họ Trăn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Pythonidae)
Pythonidae
Trăn Ấn Độ, Python molurus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Sauropsida
Bộ (ordo)Squamata
Phân bộ (subordo)Serpentes
Phân thứ bộ (infraordo)Alethinophidia
Họ (familia)Pythonidae
Fitzinger, 1826
Danh pháp đồng nghĩa
  • Pythonoidea - Fitzinger, 1826
  • Pythonoidei - Eichwald, 1831
  • Holodonta - Müller, 1832
  • Pythonina - Bonaparte, 1840
  • Pythophes - Fitzinger, 1843
  • Pythoniens - A.M.C. Duméril & Bibron, 1844
  • Holodontes - A.M.C. Duméril & Bibron, 1844
  • Pythonides - A.M.C. Duméril & Bibron, 1844
  • Pythones - Cope, 1861
  • Pythonidae - Cope, 1864
  • Peropodes - Meyer, 1874
  • Chondropythonina - Boulenger, 1879
  • Pythoninae - Boulenger, 1890
  • Pythonini - Underwood & Stimson, 1990
  • Moreliini - Underwood & Stimson, 1990[1]

Họ Trăn[2] (danh pháp khoa học: Pythonidae) là một họ động vật thuộc phân bộ Rắn, phân bố ở châu Phi, châu ÁÚc. Trong số các loài thuộc họ này, có loài rắn lớn nhất thế giới. Họ này có 8 chi và 31 loài được công nhận.[3]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng phân bố ở châu Phi hạ Sahara, Ấn Độ, phía nam Trung Quốc, Đông Nam Á (Đông Nam Á lục địa và từ Philippines về phía đông nam qua Indonesia đến New Guinea) và Australia.[1]

Tại Hoa Kỳ có một quần thể trăn Miến Điện (Python molurus bivittatus) được du nhập và đã tồn tại như một loài xâm lấnvườn quốc gia Everglades từ thập niên 1990.[4]

Chi[3] Tác giả định danh[3] Số lượng loài[3] Số lượng phân loài*[3] Tên gọi phổ biến Phạm vi phân bố[1]
Antaresia Wells & Wellington, 1984 4 0 Australia trong khu vực nhiệt đới và khô cằn
Apodora Kluge, 1993 1 0 Trăn Papua Phần lớn New Guinea, từ Misool tới đảo Fergusson
Aspidites Peters, 1877 2 0 Australia, ngoại trừ khu vực miền nam
Bothrochilus Fitzinger, 1843 1 0 Trăn vòng Bismark Các đảo thuộc quần đảo Bismark, bao gồm Umboi, New Britain, Gasmata (ngoài vùng duyên hải phía nam), Duke of York và Mioko cận kề, New Ireland và Tatau cận kề (ngoài vùng duyên hải phía đông), các đảo thuộc và ven đảo New Hanoverđảo Nissan
Leiopython Hubrecht, 1879 6 0 Trăn nước D'Albert Phần lớn New Guinea (dưới 1.200 m), bao gồm các đảo SalawatiBiak, Normanby, Mussau, cũng như vài đảo khác trong eo biển Torres
Liasis Gray, 1842 3 2 Indonesia trong quần đảo Sunda nhỏ, kéo dài về phía đông tới New Guinea cũng như bắc và tây Australia
Morelia Gray, 1842 7 5 Từ Indonesia trong quần đảo Maluku, kéo dài về phía đông tới New Guinea (bao gồm cả quần đảo Bismark) và Australia
PythonT Daudin, 1803 7 4 Trăn, mãng xà Châu Phi trong khu vực nhiệt đới phía nam Sahara (không bao gồm miền nam và cực tây nam Madagascar), Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka, quần đảo Nicobar, Myanma, Đông Dương, Hoa Nam, Hồng Kông, Hải Nam, khu vực Mã Lai của IndonesiaPhilippines

*) Không bao gồm phân loài nguyên chủng.
T) Chi điển hình.[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d McDiarmid RW, Campbell JA, Touré T. 1999. Snake Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference, vol. 1. Herpetologists' League. 511 pp. ISBN 1-893777-00-6 (series). ISBN 1-893777-01-4 (volume).
  2. ^ “Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2014.
  3. ^ a b c d e Pythonidae (TSN 563893) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  4. ^ Huge, Freed Pet Pythons Invade Florida Everglades at http://news.nationalgeographic.com/news/ National Geographic News. Truy cập 16-9-2007.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]