Qatar 4–0 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (Cúp bóng đá châu Á 2019)
Đội hình ra sân của hai đội và tổ trọng tài trước trận đấu | |||||||
Sự kiện | Cúp bóng đá châu Á 2019 | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
| |||||||
Qatar lọt vào trận chung kết Cúp bóng đá châu Á đầu tiên trong lịch sử của mình | |||||||
Ngày | 29 tháng 1 năm 2019 | ||||||
Địa điểm | Sân vận động Mohammed bin Zayed, Abu Dhabi | ||||||
Trọng tài | César Arturo Ramos (México) | ||||||
Khán giả | 38.646 |
Trận đấu Cúp bóng đá châu Á giữa hai đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã diễn ra vào ngày 29 tháng 1 năm 2019, nằm trong khuôn khổ của Cúp bóng đá châu Á 2019. Trận đấu này được tổ chức tại sân vận động Mohammed bin Zayed ở thủ đô của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Abu Dhabi. Trận đấu còn được gọi với tên tiếng Anh là Blockade Derby, do cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar đang diễn ra và sự xấu đi của quan hệ Qatar–Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.[1]
Trận đấu đã có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả chung cuộc của giải. Nó đã bị chỉ trích rất nhiều ở UAE, khi đội chủ nhà của giải đấu năm đó phải chịu thất bại đáng xấu hổ nhất trên sân nhà trong lịch sử Asian Cup,[2] trong khi ở Qatar, trận đấu được ghi nhớ vì nó giúp Qatar lọt vào trận chung kết Asian Cup lần đầu tiên mà cuối cùng họ đã giành chiến thắng.[3]
Bối cảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Giải đấu năm 2019 đánh dấu lần tham dự thứ 10 của cả Qatar lẫn Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Trong khi UAE tự động đủ điều kiện tham dự với tư cách chủ nhà, Qatar trở thành quốc gia đầu tiên vượt qua vòng loại cho giải đấu vào tháng 11 năm 2015. Là hai đội vượt qua vòng loại sớm nhất, song cả hai đội đều đã không thành công trong việc giành quyền tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới 2018, khiến họ phải thay thế các huấn luyện viên của mình. UAE đã bổ nhiệm nhà vô địch Cúp bóng đá châu Á 2011 Alberto Zaccheroni, trong khi Qatar lựa chọn Félix Sánchez Bas, cựu huấn luyện viên đội trẻ của FC Barcelona và là kiến trúc sư trong hành trình chinh phục thành công chức vô địch U-19 châu Á năm 2014 của quốc gia này.[4][5]
Vào năm 2017, cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar nổ ra với việc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cùng với Bahrain, Ai Cập và Ả Rập Xê Út cắt đứt quan hệ với Qatar với cáo buộc tài trợ khủng bố và chính sách ngoại giao độc lập của nước này, phong tỏa không phận và không gian đối với Qatar và cấm người dân Qatar nhập cảnh vào những quốc gia này.[6] Sự rạn nứt càng được củng cố bởi 13 yêu cầu từ các quốc gia phong tỏa, hầu hết do Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đưa ra, với các cáo buộc tương tự.[7] Qatar đã bác bỏ các yêu cầu và sự phong tỏa vẫn tiếp diễn. Căng thẳng sau đó đóng vai trò là chất xúc tác cho sự thù địch giữa hai quốc gia, thậm chí còn mở rộng sang cả bóng đá. Tại Giải vô địch U-19 châu Á 2018, đội trưởng của UAE thống nhất đã từ chối bắt tay với đối thủ đến từ Qatar.[8] Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã thắng 2–1 rong trận đấu này, tuy nhiên họ đã sớm bị loại khỏi vòng bảng còn Qatar sau đó đã phục sinh để giành lấy tấm vé tham dự Giải vô địch U-20 thế giới 2019.
Quá trình tổ chức Cúp bóng đá châu Á 2019 cũng bị ảnh hưởng bởi căng thẳng giữa Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Các thành viên người Qatar trong ban tổ chức, đặc biệt là phó chủ tịch AFC Saoud al-Mohannadi, cũng bị chính quyền UAE cấm cản.[9][10] Mặc dù chính phủ UAE sau đó đã thông báo họ sẽ cho phép công dân Qatar nhập cảnh tạm thời vào nước này trong khi chờ sự chấp thuận của chính quyền Các Tiểu vương quốc, người Qatar vẫn bị cấm nhập cảnh vào nước này trong suốt giải đấu.[11]
Trước trận đấu
[sửa | sửa mã nguồn]Vòng 16 đội | Tứ kết | Bán kết | Chung kết | |||||||||||
20 tháng 1 – Hazza bin Zayed | ||||||||||||||
Thái Lan | 1 | |||||||||||||
24 tháng 1 – Mohammed bin Zayed | ||||||||||||||
Trung Quốc | 2 | |||||||||||||
Trung Quốc | 0 | |||||||||||||
20 tháng 1 – Mohammed bin Zayed | ||||||||||||||
Iran | 3 | |||||||||||||
Iran | 2 | |||||||||||||
28 tháng 1 – Hazza bin Zayed | ||||||||||||||
Oman | 0 | |||||||||||||
Iran | 0 | |||||||||||||
20 tháng 1 – Al Maktoum | ||||||||||||||
Nhật Bản | 3 | |||||||||||||
Jordan | 1 (2) | |||||||||||||
24 tháng 1 – Al Maktoum | ||||||||||||||
Việt Nam (p) | 1 (4) | |||||||||||||
Việt Nam | 0 | |||||||||||||
21 tháng 1 – Sharjah | ||||||||||||||
Nhật Bản | 1 | |||||||||||||
Nhật Bản | 1 | |||||||||||||
1 tháng 2 – Zayed Sports City | ||||||||||||||
Ả Rập Xê Út | 0 | |||||||||||||
Nhật Bản | ||||||||||||||
22 tháng 1 – Rashid | ||||||||||||||
Hàn Quốc (s.h.p.) | 2 | |||||||||||||
25 tháng 1 – Zayed Sports City | ||||||||||||||
Bahrain | 1 | |||||||||||||
Hàn Quốc | 0 | |||||||||||||
22 tháng 1 – Al Nahyan | ||||||||||||||
Qatar | 1 | |||||||||||||
Qatar | 1 | |||||||||||||
29 tháng 1 – Mohammed bin Zayed | ||||||||||||||
Iraq | 0 | |||||||||||||
Qatar | ||||||||||||||
21 tháng 1 – Zayed Sports City | ||||||||||||||
UAE | ||||||||||||||
UAE (s.h.p.) | 3 | |||||||||||||
25 tháng 1 – Hazza bin Zayed | ||||||||||||||
Kyrgyzstan | 2 | |||||||||||||
UAE | 1 | |||||||||||||
21 tháng 1 – Khalifa bin Zayed | ||||||||||||||
Úc | 0 | |||||||||||||
Úc (p) | 0 (4) | |||||||||||||
Uzbekistan | 0 (2) | |||||||||||||
Qatar
[sửa | sửa mã nguồn]Qatar, với phần lớn các cầu thủ nằm trong thành phần đội U-19 vô địch giải U-19 châu Á năm 2014, được xếp vào bảng E cùng với đối thủ láng giềng Ả Rập Xê Út và hai đội bóng nhược tiểu là Liban và Triều Tiên. Qatar dễ dàng đứng đầu bảng với ba trận toàn thắng, lần lượt với các tỷ số 2–0 trước Liban và Ả Rập Xê Út, cùng với trận thắng đậm 6–0 trước Triều Tiên - chiến thắng đậm nhất trong lịch sử tham dự của họ ở Asian Cup - bất chấp việc bị ngăn cách hoàn toàn với người hâm mộ nhà.[12][13][14] Qatar sau đó chạm trán Iraq ở vòng 16 đội với đại đa số các cổ động viên Iraq trên sân vận động, và cầu thủ sinh ra ở Iraq Bassam Al-Rawi đã trở thành người hùng của Qatar với bàn thắng duy nhất trong chiến thắng đầu tiên của họ tại vòng đấu loại trực tiếp.[15]
Ở vòng tứ kết, Qatar đối đầu với cường quốc châu Á Hàn Quốc, đội trước đó đã loại Đức khỏi vòng bảng Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 với sự xuất hiện của tiền đạo ngôi sao Son Heung-min. Tại đây, họ đã tạo nên cú sốc lớn nhất cho giải đấu khi đánh bại đối thủ đến từ vùng Đông Á với tỷ số 1–0, qua đó lọt vào bán kết mà không để thủng lưới một bàn nào.[16]
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
[sửa | sửa mã nguồn]Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, với tư cách chủ nhà, được xếp vào bảng A cùng với Bahrain, Ấn Độ và Thái Lan. Trước giải đấu, UAE đã phải đón nhận một tin dữ khi tiền vệ ngôi sao Omar Abdulrahman không thể góp mặt cùng đội tuyển vì chấn thương.[17] Đội chủ nhà đã đứng đầu bảng với màn trình diễn không mấy ấn tượng, chỉ thắng được một trận trước Ấn Độ, còn lại là hai trận hòa Bahrain và Thái Lan.[18][19][20] Ở vòng 1/8, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã phải vật lộn trong hơn 120 phút để vượt qua Kyrgyzstan với tỷ số 3–2, trong đó Ahmed Khalil thực hiện thành công một quả phạt đền.[21] Sau đó, UAE đã đạt được thành tích lớn nhất của mình trong giải đấu, với chiến thắng 1–0 trước đội đương kim vô địch châu Á lúc đó Úc nhờ sai lầm của Miloš Degenek, qua đó ấn định trận đấu bán kết với Qatar.[22]
Do Nhật Bản đã giành chiến thắng 3–0 trước Iran ở trận bán kết trước đó, nên đội thắng trong trận bán kết cuối cùng này sẽ đối đầu với Nhật Bản để tranh cúp.[23]
Thành tích đối đầu
[sửa | sửa mã nguồn]Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang nắm giữ lợi thế về lịch sử đối đầu khi bất bại trước Qatar kể từ năm 2002. Tại đấu trường Asian Cup, hai bên đã gặp nhau tổng cộng bốn lần với hai chiến thắng cho mỗi đội, nhưng đây mới là lần đầu tiên hai đội tuyển chạm trán nhau tại một vòng đấu loại trực tiếp.[24]
Tranh cãi về vé cho trận đấu
[sửa | sửa mã nguồn]Trước trận bán kết, Hoàng tử Nahyan bin Zayed Al Nahyan đã quyết định mua toàn bộ số vé còn lại của trận đấu để phát cho các "cổ động viên trung thành" của đội nhà, nhằm tri ân sự nhiệt thành của họ và cổ vũ tinh thần cho UAE. Tuy nhiên, hành động này lại được xem là cách khiến cho các cổ động viên Qatar không thể mua vé vào sân, đồng nghĩa với việc Qatar sẽ phải đối mặt với một trận đấu hoàn toàn khó khăn trước gần như toàn bộ các cổ động viên của đối thủ.[25] Điều này đã gây ra tranh cãi bởi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang cố gắng chính trị hóa trận đấu, do cuộc khủng hoảng trước đó trong quan hệ giữa hai nước.[26]
Trận đấu
[sửa | sửa mã nguồn]Tóm tắt
[sửa | sửa mã nguồn]Hiệp 1
[sửa | sửa mã nguồn]Trận đấu khởi đầu đầy mạnh mẽ cho đội chủ nhà Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, trong khi Qatar tỏ ra có chút lo lắng ở những phút đầu. Tuy nhiên, như thường lệ, mười phút đầu tiên chứng kiến hàng thủ và thủ môn Qatar Saad Al-Sheeb chơi chắc chắn trước sức mạnh của Ali Mabkhout, cầu thủ xuất sắc nhất hiện tại bên phía UAE. Sau đó, Qatar lấy lại thế chủ động và dồn ép Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào thế phải phòng ngự. Trong một pha tấn công từ cánh phải, Salem Al Hajri của Qatar đã có cơ hội buộc Khalid Eisa phải trổ tài. Áp lực đè nặng lên hàng thủ UAE trong mười phút tiếp theo.
Qatar đã không mất quá nhiều thời gian để vươn lên dẫn trước. Vào phút thứ 22, cú đánh bóng chéo góc của Boualem Khoukhi từ cự ly 18 mét đã tìm được đường vào khung thành của Khalid Eisa khi thủ môn này đổ người hơi chậm để ngăn cản bàn thua, khiến các cổ động viên nhà choáng váng. Không nản lòng, UAE đã đáp trả bằng cú đánh đầu bị cản phá của Ismail Al Hammadi và một nỗ lực tương tự của Ali Mabkhout đưa bóng đi chệch khung thành ngay khi hiệp đấu trôi qua được hai phần ba thời gian.
Qatar sau đó có cơ hội từ quả phạt góc do Akram Afif thực hiện nhưng không có kết quả. Không phải đợi lâu, Almoez Ali đã nhân đôi cách biệt cho các vị khách ở phút thứ 38 bằng một cú sút đưa bóng đập mép trong cột dọc lăn vào lưới, làm cho cổ động viên chủ nhà lần thứ hai phải im lặng. Bàn thằng này của Almoez đã giúp anh san bằng kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất của Ali Daei cho một cầu thủ tại giải đấu hàng đầu châu Á. Phút thứ 42, Tarek Salman hạ gục Mabkhout trong vòng cấm địa, nhưng UAE không được hưởng một quả phạt đền do sức ép của Tarek là không đủ. UAE bỏ lỡ thêm một cơ hội đá phạt trực tiếp nữa ở phút 45 để kết thúc hiệp một với cách biệt 2 bàn.[27]
Hiệp 2
[sửa | sửa mã nguồn]Hiệp hai chứng kiến cựu binh Ismail Matar thay thế Amer Abdulrahman và Ahmed Khalil thế chỗ Ismail Al Hamadi bên phía Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Phút thứ 52, thủ môn Al-Sheeb đã đấm bóng giải nguy sau một pha tấn công rõ ràng của Mabkhout để duy trì lợi thế dẫn trước cho Qatar. Các hậu vệ Qatar đã nhiều lẫn phạm lỗi ngoài vòng cấm và gây khó khăn cho Các Tiểu vương quốc, trong đó Karim Boudiaf đã phải nhận thẻ vàng. Phút thứ 70, Ismail Matar của UAE cố gắng đột phá nhưng không thành; ngay sau đó Mohamed Abdulrahman được thay ra để Saif Rashid tiếp thêm sinh lực cho hàng tiền vệ. Phút 73, Al-Sheeb từ chối cơ hội của Ahmed Khalil. Akram Afif sau đó ngã trong vòng cấm của UAE nhưng trận đấu vẫn tiếp tục. Qatar ghi bàn thắng thứ ba vào phút 81 khi đội trưởng Hassan Al-Haydos vượt qua Bandar Al-Ahbabi và lốp bóng đánh bại thủ thành Eisa.
Khi tinh thần chiến đấu của UAE hoàn toàn sa sút, Ismail Ahmed đã phải nhận thẻ đỏ trực tiếp vào cuối trận vì hành vi nguy hiểm ở phút bù giờ đầu tiên. Cầu thủ vào sân thay người Hamid Ismail đã hạ gục Eisa để ghi bàn thắng ấn định tỷ số và tấm vé vào trận chung kết cho Qatar.[28] Sau khi trọng tài thổi hồi còi mãn cuộc, các cầu thủ Qatar đã ăn mừng chiến tích lọt vào trận chung kết Asian Cup đầu tiên của mình trong sự bất mãn của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.[27]
Chi tiết
[sửa | sửa mã nguồn]Qatar
|
UAE
|
|
|
Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu:
Trợ lý trọng tài:[29]
|
Sau trận đấu
[sửa | sửa mã nguồn]Vòng 16 đội | Tứ kết | Bán kết | Chung kết | |||||||||||
20 tháng 1 – Hazza bin Zayed | ||||||||||||||
Thái Lan | 1 | |||||||||||||
24 tháng 1 – Mohammed bin Zayed | ||||||||||||||
Trung Quốc | 2 | |||||||||||||
Trung Quốc | 0 | |||||||||||||
20 tháng 1 – Mohammed bin Zayed | ||||||||||||||
Iran | 3 | |||||||||||||
Iran | 2 | |||||||||||||
28 tháng 1 – Hazza bin Zayed | ||||||||||||||
Oman | 0 | |||||||||||||
Iran | 0 | |||||||||||||
20 tháng 1 – Al Maktoum | ||||||||||||||
Nhật Bản | 3 | |||||||||||||
Jordan | 1 (2) | |||||||||||||
24 tháng 1 – Al Maktoum | ||||||||||||||
Việt Nam (p) | 1 (4) | |||||||||||||
Việt Nam | 0 | |||||||||||||
21 tháng 1 – Sharjah | ||||||||||||||
Nhật Bản | 1 | |||||||||||||
Nhật Bản | 1 | |||||||||||||
1 tháng 2 – Zayed Sports City | ||||||||||||||
Ả Rập Xê Út | 0 | |||||||||||||
Nhật Bản | ||||||||||||||
22 tháng 1 – Rashid | ||||||||||||||
Qatar | ||||||||||||||
Hàn Quốc (s.h.p.) | 2 | |||||||||||||
25 tháng 1 – Zayed Sports City | ||||||||||||||
Bahrain | 1 | |||||||||||||
Hàn Quốc | 0 | |||||||||||||
22 tháng 1 – Al Nahyan | ||||||||||||||
Qatar | 1 | |||||||||||||
Qatar | 1 | |||||||||||||
29 tháng 1 – Mohammed bin Zayed | ||||||||||||||
Iraq | 0 | |||||||||||||
Qatar | 4 | |||||||||||||
21 tháng 1 – Zayed Sports City | ||||||||||||||
UAE | 0 | |||||||||||||
UAE (s.h.p.) | 3 | |||||||||||||
25 tháng 1 – Hazza bin Zayed | ||||||||||||||
Kyrgyzstan | 2 | |||||||||||||
UAE | 1 | |||||||||||||
21 tháng 1 – Khalifa bin Zayed | ||||||||||||||
Úc | 0 | |||||||||||||
Úc (p) | 0 (4) | |||||||||||||
Uzbekistan | 0 (2) | |||||||||||||
Trận đấu đã bị phá hoại bởi những pha ném chai lọ và giày dép của các cổ động viên UAE trong suốt trận và trở nên căng thẳng hơn khi Qatar tỏ ra quá mạnh so với đội chủ nhà. Ba cầu thủ bên phía Qatar đã ghi nhận phải hứng chịu trực tiếp cơn mưa vật thể lạ từ phía các cổ động viên.[30] Trước đó, các cổ động viên chủ nhà cũng để lại hình ảnh xấu xí bằng hành động la ó trong lúc cử hành quốc ca Qatar.[31][32][33] Sau khi trận đấu kết thúc, người hâm mộ UAE đã phản ứng trong sự phẫn nộ trước thất bại khó tin của đội chủ nhà, và đã cố gắng đột nhập vào sân vận động để có thể ẩu đả với đội tuyển Qatar, nhưng vô ích.[34]
Kết quả trận đấu đáng hổ thẹn đến mức huấn luyện viên Alberto Zaccheroni phải lên tiếng xin lỗi người hâm mộ quê nhà vì hợp đồng của ông cũng chấm dứt sau khi giải đấu này khép lại.[34] Trận thua này cũng là trận thua đầu tiên của UAE trước Qatar kể từ năm 2002, chấm dứt chuỗi 17 năm bất bại của nước này trước đối thủ vùng Vịnh. Hàng loạt chỉ trích đã hướng về phía UAE do không kiềm chế được hành vi côn đồ của người hâm mộ trong suốt trận đấu.[34][35] Hơn nữa, trận thua này đánh dấu thất bại nặng nề nhất của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trước Qatar trong lịch sử đối đầu của họ, trước khi Qatar một lần nữa đánh bại UAE với tỷ số còn đậm hơn 5–0 tại FIFA Arab Cup 2021.[36]
Không chấp nhận thất bại, Hiệp hội bóng đá Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAEFA) đã đệ đơn kháng cáo chính thức tới AFC về việc xem xét hai cầu thủ Almoez Ali sinh ra ở Sudan và Bassam Al-Rawi sinh ra ở Iraq, tố cáo họ không đủ điều kiện để thi đấu cho Qatar vì đều chưa đủ thời gian cư trú tại Qatar, mặc dù các cầu thủ khẳng định rằng mẹ của họ sinh ra ở Qatar (Điều 7 của Quy định quản lý việc áp dụng các quy chế của FIFA nêu rõ một cầu thủ đủ điều kiện chơi bóng cho một đội tuyển quốc gia nếu anh ta "sống liên tục ít nhất 5 năm sau khi đủ 18 tuổi trên lãnh thổ của liên đoàn bóng đá quốc gia đó"[37]).[38] Sự việc đã từng được đặt vào diện nghi vấn bởi cây viết thể thao Scott McIntyre, nhưng đã không có câu trả lời thoả đáng nào từ các bên liên quan cho đến khi UAEFA đâm đơn kiện.[39] Chỉ vài giờ trước khi trận chung kết bắt đầu vào ngày 1 tháng 2 năm 2019, Ủy ban Kỷ luật và Đạo đức AFC đã thông báo bác bỏ đơn phản đối của UAEFA.[40][41]
Đối với Qatar, chiến thắng này đồng nghĩa với việc họ có lần đầu tiên lọt vào trận chung kết của một kỳ Cúp bóng đá châu Á. Chiến thắng khiến nhiều người hâm mộ tại quê nhà hân hoan, vì Qatar vốn được coi là ngựa ô của giải đấu hơn là một đối thủ cạnh tranh hàng đầu.[42] Điều đó đã được khỏa lấp khi Qatar vượt qua Nhật Bản bằng chiến thắng 3–1 chung cuộc để mang về danh hiệu bóng đá đầu tiên cho đất nước.[43] Chiến công của Qatar làm sự cạnh tranh và căng thẳng trở nên sâu sắc, khi hầu hết các tờ báo của Tiểu vương quốc đã phải vật lộn để đưa tin về nó.[44][45][46]
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bị phạt 150.000 USD và ban đầu được yêu cầu thi đấu hai trận sân nhà không có khán giả.[47][48] Quyết định này sau đó đã bị UAEFA kháng cáo.[cần dẫn nguồn] Có thông tin cho rằng chủ tịch AFC Salman bin Ibrahim Al Khalifa có vai trò đằng sau việc đảo ngược lệnh cấm, do ông có quốc tịch Bahrain và sự tham gia của Bahrain trong cuộc phong tỏa chống lại Qatar.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Cúp bóng đá châu Á 2019
- Khủng hoảng ngoại giao Qatar
- Kình địch bóng đá Qatar–Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ James Masters (29 tháng 1 năm 2019). “Qatar takes bragging rights in 'blockade derby'”. CNN.
- ^ “Asian Cup 2019: UAE v Qatar as it happened - Alberto Zaccheroni's side beaten 4-0 in semi-final”. The National. 29 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Qatar thrash UAE to reach Asian Cup football final”. www.aljazeera.com.
- ^ “Alberto Zaccheroni appointed as coach of UAE football team”. gulfnews.com. 16 tháng 10 năm 2017.
- ^ “Felix Sanchez appointed as Qatari Football Team Coach for Tokyo 2020”. 24 tháng 9 năm 2019.
- ^ Tamara Qiblawi, Mohammed Tawfeeq, Elizabeth Roberts, Hamdi Alkhshali (5 tháng 6 năm 2017). “Qatar rift: Saudi, UAE, Bahrain, Egypt cut ties”. CNN.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ editor, Patrick Wintour Diplomatic (23 tháng 6 năm 2017). “Qatar given 10 days to meet 13 sweeping demands by Saudi Arabia”. The Guardian – qua www.theguardian.com.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ “Political tension spills on the pitch between UAE and Qatar in AFC U19”. foxnews. 18 tháng 10 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Qatari organiser, media delegation denied entry for attending Asian Cup in UAE: Report”. www.thepeninsulaqatar.com. 4 tháng 1 năm 2019.
- ^ Tariq Panja (3 tháng 1 năm 2019). “Top Qatari Soccer Official Barred From Tournament in U.A.E.”. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Qataris can re-enter UAE with prior permission: Ministry”. Khaleej Times. 5 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Qatar kicks off 2019 Asian Cup with 2-0 win over Lebanon”. www.efe.com.
- ^ “Cut-off from fans, Qatar thrashes North Korea 6-0 in Asian Cup”. www.thepeninsulaqatar.com. 13 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Qatar beat Saudi Arabia thanks to Almoez Ali double”. AS.com. 17 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Qatar dump Iraq out of 2019 Asian Cup”. www.kurdistan24.net. 22 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
- ^ “Qatar shock South Korea 1-0 to reach Asian Cup semifinal”. Arab News. 25 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Omar Abdulrahman injury hits UAE hard and deprives 2019 Asian Cup of a star player”. The National. 24 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Hosts UAE held 1-1 by Bahrain in AFC Asian Cup opener - Xinhua | English.news.cn”. www.xinhuanet.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2020.
- ^ Kumar, Ashwani. “AFC Asian Cup: Hosts UAE beat India 2-0”. Khaleej Times.
- ^ “AFC Asian Cup 2019, UAE 1 Thailand 1: Hosts through as Group A winners despite draw”. www.mykhel.com. 14 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Khalil spot-kick rescues hosts in extra time”. AS.com. 21 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Asian Cup 2019: Host UAE beat Australia to reach semis”. www.aa.com.tr. 25 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
- ^ “Japan seal Asian Cup 2019 final spot with second half blitz”. AS.com. 28 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- ^ Thanh Quý (29 tháng 1 năm 2019). “Thắng chủ nhà UAE 4-0, Qatar vào chung kết”. VnExpress. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- ^ Thiên Bình (29 tháng 1 năm 2019). “"Thổi bay" UAE, Qatar gặp Nhật Bản ở chung kết Asian Cup”. VietNamNet. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- ^ Arab, The New (27 tháng 1 năm 2019). “#AsianCup2019: UAE buys up tickets for politically-charged Qatar match 'to block Doha fans from attending'”. alaraby.
- ^ a b “Qatar 4-0 UAE”. AFC. 29 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2019.
- ^ TTO (29 tháng 1 năm 2019). “Đè bẹp UAE, Qatar gặp Nhật ở chung kết Asian Cup 2019”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- ^ “MATCH OFFICIALS FOR JANUARY 28 & 29”. AFC. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2019.
- ^ H.Long (31 tháng 1 năm 2019). “LĐBĐ châu Á điều tra vụ "tấn công" của CĐV UAE với Qatar”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- ^ Aditya (29 tháng 1 năm 2019). “Watch: Fans throw shoes at the Qatar players after Almoez Ali scores their second goal against the UAE in the AFC Asian Cup 2019”. Fox Sports Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Asian Cup: Qatar pelted with shoes by hostile UAE fans as they thrash hosts 4-0 to reach final”. South China Morning Post. 30 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2019.
- ^ “With Shoes and Insults Flying, Qatar Beats U.A.E. and Advances to Asian Cup Final”. The New York Times. 29 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2019.
- ^ a b c “How the Emirati crowd turned against Qatari footballers”. How the Emirati crowd turned against Qatari footballers.
- ^ Đức Khuê (30 tháng 1 năm 2019). “'Chơi xấu' và thua trận trước Qatar, UAE bị cộng đồng mạng công kích”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- ^ “United Arab Emirates national football team: Record v Qatar”.
- ^ “FIFA Statutes 2015” (PDF). tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2019.
- ^ “UAE lodge formal protest with AFC over eligibility of two Qatar players at Asian Cup”. 31 tháng 1 năm 2019.
- ^ Giang Lao (31 tháng 1 năm 2019). “UAE gửi đơn kiện AFC đòi loại Qatar khỏi chung kết Asian Cup 2019”. Thanh Niên. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- ^ “UAE FA protest dismissed”. The-AFC.com. Asian Football Confederation. 1 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2019.
- ^ Mulvenney, Nick; Cornwell, Alexander (1 tháng 2 năm 2019). “UAE protest at eligibility of Qataris dismissed on day of final”. Reuters. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Flip flops fly as Qatar beats UAE”. www.dailytelegraph.com.au. 29 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Football: Qatar celebrates historic Asian Cup win”. www.aa.com.tr. 2 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
- ^ “Qatar Asian Cup victory to 'deepen' Gulf tensions: analysts”. Sportstar. 7 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Media in blockading countries struggle to report on Qatar victory”. Al Jazeera. 2 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2019.
- ^ Prashant, N. D. (1 tháng 2 năm 2019). “Japan come up short in Asian Cup final”. Gulf News. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2019.
- ^ “UAE FA Fined for fan conduct against Qatar in Asian Cup”. beIN Sports. 11 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2019.
- ^ “AFC DEC issues USD$150,000 fine on UAE FA”. Asian Football Confederation. 11 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2019.