Quân đội Hoa Kỳ tại Nhật Bản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quân đội Hoa Kỳ tại Nhật Bản
在日米軍
Phù hiệu của USFJ
Hoạt động1 tháng 7 năm 1957 — nay
(66 năm, 9 tháng)
Quốc gia Nhật Bản
 Hoa Kỳ
Quy mô50.000 (ước tính)
Bộ phận của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ
Tổng hành dinhCăn cứ Không quân Yokota, Fussa, Tây Tōkyō
Tên khácUSFJ
Websitehttps://www.usfj.mil/
Các tư lệnh
Chỉ huy Trung tướng Ricky N. Rupp, USAF[1]
Phó chỉ huy Chuẩn tướng James B. Wellons, USMC
Senior Enlisted Leader Thượng sĩ nhất cấp cao Wendell J. Snider, USAF

Quân đội Hoa Kỳ tại Nhật Bản (USFJ) (Nhật: 在日米軍 (Tại Nhật Mễ quân) Hepburn: Zainichi Beigun?) là một bộ chỉ huy thống nhất trực thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ (USINDOPACOM). Đơn vị được kích hoạt tại Phi trường Fuchū ở Tokyo, Nhật Bản, vào ngày 1 tháng 7 năm 1957 nhằm thay thế Bộ Tư lệnh Viễn Đông (FECOM) cũ.[2] USFJ được chỉ huy bởi Tư lệnh Quân Mỹ tại Nhật (COMUSJAPAN), sĩ quan này cũng kiêm chức Tư lệnh Không lực 5. Quân Mỹ tại Nhật hiện có tổng hành dinh tại Căn cứ Không lực Yokota ở Tokyo.

COMUSJAPAN lập kế hoạch, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm được giao bởi Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ (COMUSINDOPACOM). Họ thiết lập và thực hiện các chính sách để hoàn thành sứ mệnh của Quân lực Hoa Kỳ tại Nhật Bản, cũng như chịu trách nhiệm phát triển các kế hoạch bảo vệ đất nước. USFJ ủng hộ Hiệp ước Hợp tác & An ninh lẫn nhau, quản lí Hiệp định Địa vị Nhật-Mỹ (SOFA) giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Chịu trách nhiệm điều phối các vấn đề khác nhau quan tâm với các chỉ huy quân sự ở Nhật Bản. Bao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ-Nhật với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DOD); giữa các cơ quan thuộc DOD với Đại sứ Mỹ trú tại Nhật Bản; giữa các cơ quan thuộc DOD và Chính phủ Nhật Bản (GOJ).

Theo Hiệp ước Hợp tác & An ninh lẫn nhau giữa Hoa Kỳ & Nhật Bản, Mỹ có nghĩa vụ cung cấp cho nước Nhật sự hợp tác chặt chẽ với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, trong lĩnh vực phòng thủ hàng hải, phòng thủ tên lửa đạn đạo, kiểm soát trên không nội địa, an ninh thông tin liên lạc và ứng phó thảm họa.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Binh sĩ JGSDF tại Doanh trại Kinser
Lực lượng Hoa Kỳ trợ giúp Nhật Bản trong Chiến dịch Tomodachi, sau trận động đất và sóng thần Tōhoku 2011.

Sau khi nước Nhật đầu hàng vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai ở Châu Á, Quân đội Hoa Kỳ nắm giữ mọi quyền hành chính tại Nhật Bản. Lục quânHải quân Đế quốc Nhật Bản ngừng hoạt động, Quân đội Hoa Kỳ nắm quyền kiểm soát mọi căn cứ quân sự của Nhật Bản, cho đến khi một chính phủ mới có thể thành lập và có địa vị để tái lập chính quyền. Các lực lượng Đồng minh đã lên kế hoạch phi quân sự hóa Nhật Bản, tân chính phủ đã thông qua Hiến pháp Nhật Bản với điều khoản cấm vũ trang vào năm 1947.

Sau khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào năm 1950, Douglas MacArthur, Tư lệnh tối cao của Lực lượng Đồng minh tại Nhật Bản và chính phủ Nhật Bản đã thành lập "Cảnh sát dự bị đội" (警察予備隊) mang tính bán quân sự, sau này được phát triển thành Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF).

Năm 1951, Hiệp ước San Francisco được kí kết giữa các nước Đồng minh và Nhật Bản, đã khôi phục chủ quyền chính thức của mình. Đồng thời, Mĩ và Nhật đã kí kết Hiệp ước An ninh giữa Nhật Bản và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Theo hiệp ước này, USFJ chịu trách nhiệm bảo vệ nước Nhật. Là một phần của thỏa thuận này, chính phủ Nhật Bản yêu cầu các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ vẫn ở lại Nhật Bản và đồng ý cung cấp ngân quỹ, quyền lợi được quy định trong Hiệp định Địa vị. Khi hiệp ước này hết hạn, Hoa Kỳ và Nhật Bản kí tiếp Hiệp ước mới về Hợp tác & An ninh lẫn nhau. Địa vị của Lực lượng Hoa Kỳ tại Nhật được xác định trong Hiệp định Địa vị Nhật-Mỹ. Hiệp định này vẫn còn hiệu lực và là cơ sở cho chính sách đối ngoại của Nhật Bản.

Trong Chiến tranh Việt Nam, các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Nhật Bản, đặc biệt là ở huyện Okinawa, được sử dụng làm căn cứ hậu cần và chiến lược rất quan trọng. Năm 1970, vụ bạo động Koza bùng nổ, chống lại sự hiện diện của quân đội Mĩ trên đảo Okinawa. Các oanh tạc cơ chiến lược của Không lực Hoa Kỳ đã phải triển khai tại các căn cứ trên đảo Okinawa, nơi mà vẫn do chính quyền Mĩ quản lí. Trước khi hòn đảo được trao lại cho chính quyền Nhật Bản năm 1972, người ta đã suy đoán, nhưng chưa bao giờ xác nhận rằng: có thể có tới 1.200 vũ khí hạt nhân được cất giữ tại Căn cứ Không lực Kadena trên Okinawa trong những năm 1960.[3]

Tính đến năm 2013, có khoảng 50.000 quân nhân Hoa Kỳ đồn trú tại Nhật Bản, cùng với khoảng 40.000 quân nhân phụ thuộc và 5.500 thường dân Mĩ khác được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ làm việc tại đây. Hạm đội 7 Hoa Kỳ đóng tại Yokosuka, huyện Kanagawa. Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến 3 (III MEF) đóng tại Okinawa. 130 chiến đấu cơ của Không lực Hoa Kỳ đóng tại Căn cứ Không lực Misawa và Căn cứ Không lực Kadena.[4]

Chính phủ Nhật Bản đã trả 217 tỉ yên vào năm 2007[5] dưới dạng hỗ trợ hàng năm của nước chủ nhà được gọi là Omoiyari yosan (思いやり予算 (Ngân sách cảm thông)?).[6] Kể từ ngân sách năm 2011, khoản thanh toán đó không còn được gọi là omoiyari yosan hay "ngân sách cảm thông" nữa.[7] Nhật Bản bù đắp 75% chi phí cơ sở của Hoa Kỳ - tức 4,4 tỉ USD.[8]

Ngay sau trận Động đất và sóng thần Tōhoku 2011, 9.720 nhân sự phụ thuộc quân đội Hoa Kỳ và nhân viên dân sự chính phủ ở Nhật Bản đã sơ tán khỏi đất nước, chủ yếu là đến Mĩ.[9]

Việc di dời Căn cứ Không lực Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ Futenma đến Henoko đã được giải quyết vào tháng 12 năm 2013 với việc thống đốc Okinawa kí kết thỏa thuận đắp đất. Theo các điều khoản của thỏa thuận Mỹ-Nhật, 5.000 lính thủy đánh bộ Mĩ chuyển đến Guam và 4.000 lính thủy quân lục chiến Mĩ đến các địa điểm khác ở Thái Bình Dương như Hawaii hoặc Úc, trong khi khoảng 10 nghìn lính thủy đánh bộ thì ở lại Okinawa.[10][11][12][13][14][15][16] Không có lịch trình tái triển khai Thủy quân lục chiến nào được công bố, nhưng The Washington Post đưa tin rằng Thủy quân lục chiến Mĩ sẽ rời Okinawa ngay khi những cơ sở phù hợp trên đảo Guam cũng các nơi khác đã sẵn sàng.[13] Việc di dời dự kiến ​​sẽ tiêu tốn 8,6 tỉ đô la Mĩ,[10] bao gồm cam kết tiền mặt 3,1 tỉ đô la từ Nhật Bản cho việc chuyển sang Guam, cũng như để phát triển các phạm vi huấn luyện chung trên đảo Guam, TinianPaganquần đảo Bắc Mariana.[11] Một số lô đất trên đảo Okinawa được quân đội Mĩ cho thuê để sử dụng được cho là sẽ chuyển trở lại quyền kiểm soát của Nhật Bản thông qua quá trình hoàn trả theo từng giai đoạn dài hạn theo thỏa thuận. Những cuộc trao trả này đã diễn ra kể từ năm 1972. Vào tháng 10 năm 2020, Căn cứ Lực lượng Thủy quân lục chiến Blaz được kích hoạt trên đảo Guam. Căn cứ mới này là nơi cư trú của TQLC được chuyển đến từ Okinawa, với kế hoạch tái định cư cuối cùng là vào năm 2025.[17]

Vào tháng 5 năm 2014, trong một sự chuyển hướng chiến lược của Hoa Kỳ sang Châu Á - Thái Bình Dương, có thông tin cho biết Mỹ đang triển khai hai máy bay không người lái giám sát đường dài Global Hawk phi vũ trang tới Nhật Bản, nhằm thực hiện các nhiệm vụ giám sát Trung QuốcBắc Triều Tiên.[18]

Tranh luận về sự hiện diện của Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ tháng 5 năm 2022, việc đồn trú của quân nhân Hoa Kỳ tại các cơ sở quân sự trên đảo Okinawa vẫn là một vấn đề nóng hổi và gây tranh cãi, với việc di dời Căn cứ Không lực Thủy quân lục chiến Futenma thường là nơi đi đầu trong các cuộc biểu tình phản đối sự hiện diện của quân đội Mĩ trên hòn đảo.[19][20][21] Bất chấp thỏa thuận di dời Căn cứ không lực Thủy quân lục chiến Futenma được chính phủ Nhật Bản và Hoa Kỳ đạt được lần đầu tiên vào năm 1996, tiến độ di dời căn cứ này đã bị đình trệ do những cuộc biểu tình chống căn cứ lan rộng khắp Okinawa, tập trung vào nhiều lo ngại liên quan đến tội ác của các lính Mĩ đóng quân và sự ô nhiễm môi trường do quá trình xây d

Họ cần căn cứ ở Henoko hay Futenma? Chúng có cần thiết không? Ngay cả ngoài cuộc thảo luận này, bảo mật đang thay đổi.Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kyūma Fumio[22]

ựng, hoạt động và tiềm năng tái định cư căn cứ quân sự của Hoa Kỳ trên Okinawa.[19][20][23][24]

Okinawa chỉ chiếm 0,6% diện tích đất của quốc gia[4]; tuy nhiên, khoảng đến 62% căn cứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản (chỉ sử dụng độc quyền) nằm trên Okinawa.[25][26]

Chính quyền Hoa Kỳ sử dụng hơn tám nghìn công nhân Hợp đồng lao động chính (MLC) / Thỏa thuận thuê gián tiếp (IHA) tại Okinawa (theo Tổ chức quản lý lao động), không bao gồm lao động hợp đồng Okinawa.[27]

Khảo sát giữa những người Nhật[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2002, 73,4% công dân Nhật Bản nói rằng hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ là hữu ích cho hòa bình và an ninh của Nhật Bản,[28] nhưng một phần dân số yêu cầu giảm số lượng căn cứ quân sự Mĩ trên Okinawa.[29]

Vào tháng 5 năm 2010, một cuộc khảo sát người dân Okinawa do Mainichi ShimbunRyūkyū Shinpō thực hiện, cho thấy 71% người Okinawa được khảo sát cho rằng sự hiện diện của TQLC trên đảo Okinawa là không cần thiết (15% thì cho rằng là cần thiết). Khi được hỏi họ nghĩ gì về việc 62% các căn cứ Hoa Kỳ được sử dụng độc quyền của Lực lượng Nhật Bản đang tập trung ở Okinawa, 50% cho rằng nên giảm số lượng và 41% nói rằng nên dỡ bỏ hết các căn cứ. Khi được hỏi về hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, 55% cho rằng hiệp ước này nên là một hiệp ước hòa bình, 14% cho rằng nó nên được bãi bỏ và 7% nói rằng nó nên được duy trì.[30]

Hiệp định địa vị[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra, còn có cuộc tranh luận về Hiệp định Địa vị do thực tế là nó bao gồm nhiều kĩ thuật hành chính kết hợp các hệ thống kiểm soát cách xử lí các tình huống nhất định giữa khuôn khổ pháp lí của Hoa Kỳ và Nhật Bản.[31]

Thái độ của các quân nhân Mĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1972 đến năm 2009, lính Mĩ đã phạm 5.634 tội hình sự, bao gồm 25 vụ giết người, 385 vụ trộm cắp, 25 vụ đốt phá, 127 vụ cưỡng hiếp, 306 vụ hành hung và 2.827 vụ cướp giật. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Thủy quân lục chiến Đặt tại Thái Bình Dương, các quân nhân Hoa Kỳ vẫn bị kết ít tội hơn nhiều so với người Okinawa bản địa.[32] Theo Hiệp định Địa vị Lực lượng Hoa Kỳ-Nhật Bản, khi các tội phạm của nhân sự Hoa Kỳ được thực hiện cả ngoài nhiệm vụ và ngoài cơ sở, thì họ phải luôn bị truy tố theo luật pháp Nhật Bản.

Vào ngày 12 tháng 2 năm 2008, Cơ quan Cảnh sát Nhật Bản (警察庁) đã công bố số liệu thống kê tội phạm hàng năm, bao gồm hoạt động trong huyện Okinawa. Những phát hiện này cho thấy lính Mĩ chỉ bị kết tội 53 tội danh trên 10.000 nam quân nhân Hoa Kỳ, trong khi nam giới Okinawa bị kết án 366 tội danh trên 10.000 người. Tỉ lệ phạm tội cho thấy một quân nhân Hoa Kỳ ở Okinawa có nguy cơ bị chính quyền Nhật kết tội ít hơn 86% so với một nam giới Okinawa.[33]

Tội phạm[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp hội Cơ sở Tiện nghi Đặc thù trong thời gian nước Nhật bị chiếm đóng.

Khi bắt đầu chiếm đóng Nhật Bản, vào năm 1945, nhiều binh sĩ Hoa Kỳ đã tham gia vào Hiệp hội Cơ sở Tiện nghi Đặc thù (特殊慰安施設協会).[34] Chính phủ Nhật Bản đã tuyển dụng 55.000 phụ nữ để làm công việc cung cấp dịch vụ tình dục cho quân nhân Mĩ.[34] Hiệp hội bị đóng cửa bởi Tư lệnh tối cao Quân đội Liên hợp quốc (連合国軍最高司令官).[34]

Trong lịch sử gần đây, "các tội phạm từ hãm hiếp đến công kích và tai nạn liên hoàn của quân nhân Hoa Kỳ, những người phụ thuộc và dân thường từ lâu đã gây ra các cuộc biểu tình nội tỉnh", tờ The Japan Times cho biết.[35] Tờ Daily Beast năm 2009 bình luận: "Một loạt tội ác khủng khiếp của các quân nhân hiện tại và cựu quân nhân Mĩ đóng tại Okinawa đã gây ra những động thái mạnh mẽ nhằm cố gắng giảm bớt sự hiện diện của Mĩ trên hòn đảo này nói riêng và ở Nhật Bản nói chung".[36]

Năm 1995, vụ bắt cóc và hãm hiếp một nữ sinh Okinawa 12 tuổi bởi hai lính thủy đánh bộ và một thủy thủ Hoa Kỳ đã dẫn đến yêu cầu dỡ bỏ mọi căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở Nhật Bản. Các sự cố gây tranh cãi khác bao gồm: các vụ tai nạn trực thăng, sự kiện Girard, vụ tấn công Michael Brown Okinawa, cái chết của nhà Kinjo (vụ tai nạn xe Padilla) và cái chết của Yuki Uema (vụ tai nạn xe Eskridge). Vào tháng 2 năm 2008, một lính thủy đánh bộ Mĩ 38 tuổi sống ở Okinawa bị bắt vì liên quan đến vụ hiếp dâm một cô gái Okinawa 14 tuổi.[37] Điều này đã gây ra làn sóng phản đối sự hiện diện quân sự của Mĩ trên Okinawa, dẫn đến những hạn chế chặt chẽ đối với các hoạt động ngoài căn cứ.[38][39] Mặc dù người tố cáo đã rút lại cáo buộc, nhưng tòa án quân sự Hoa Kỳ đã xử lí nghi phạm và kết án 4 năm tù giam theo các quy tắc nghiêm ngặt hơn của hệ thống tư pháp quân sự.[40]

Quân đội Hoa Kỳ tại Nhật Bản đã chỉ định ngày 22 tháng 2 là "Ngày phản chiếu" cho tất cả các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ tại Nhật, đồng thời thành lập Lực lượng Đặc nhiệm Phòng chống và Ứng phó Tấn công Tình dục trong nỗ lực ngăn chặn những vụ việc tương tự.[41] Vào tháng 11 năm 2009, Trung sĩ Clyde "Drew" Gunn, một binh sĩ Quân đội Mĩ đóng tại ga Torii đã gây ra một vụ tai nạn va quệt vào người đi bộ ở thôn Yomitan, Okinawa. Sau đó, vào tháng 4 năm 2010, người lính này bị buộc tội không giúp đỡ và ngộ sát phương tiện giao thông.[42] Trung sĩ Gunn, quê Ocean Springs, Mississippi, cuối cùng đã bị kết án hai năm tám tháng tù vào ngày 15 tháng 10 năm 2010.[43]

Vào năm 2013, hai quân nhân Hoa Kỳ, Seaman Christopher Browning quê Athens, Texas, và Hạ sĩ quan hạng ba Skyler Dozierwalker quê Muskogee, Oklahoma, đã bị Sở Tài phán địa phương Naha kết tội cưỡng hiếp và cướp tài sản của một phụ nữ độ tuổi 20 trong bãi đậu xe vào tháng 10. Cả hai đều thừa nhận hành vi phạm tội. Vụ việc đã khiến nhiều người Okinawa phẫn nộ, một số người từ lâu đã phàn nàn về tội ác liên quan đến quân sự trên hòn đảo của họ, nơi có hàng nghìn lính Mĩ. Điều này cũng gây ra những hạn chế cứng rắn hơn đối với tất cả 50.000 quân nhân Hoa Kỳ tại Nhật Bản, bao gồm lệnh giới nghiêm và hạn chế uống rượu bia.[44]

Vào ngày 13 tháng 5 năm 2013, trong một tuyên bố gây tranh cãi, Hashimoto Tōru, đồng lãnh đạo của Hội Duy tân Nhật Bản đã nói với một quan chức quân sự cấp cao của Mĩ tại căn cứ Thủy quân lục chiến Okinawa rằng "chúng tôi không thể kiểm soát nổi năng lượng tình dục của những lính thủy đánh bộ dũng cảm này." Ông nói rằng các binh sĩ Hoa Kỳ nên tận dụng nhiều hơn ngành công nghiệp giải trí người lớn địa phương để giảm tội phạm tình dục đối với phụ nữ ở địa phương này.[45] Hashimoto cũng nói về sự cần thiết của phụ nữ mua vui trong Quân đội Nhật trước đây, cũng như gái mại dâm cho quân đội Hoa Kỳ ở các quốc gia khác, như Hàn Quốc.[45]

Vào tháng 6 năm 2016, sau khi một nhân viên dân sự tại căn cứ này bị buộc tội giết một phụ nữ Nhật Bản, hàng nghìn người đã biểu tình ở Okinawa.[46] Các nhà tổ chức ước tính số cử tri đi bầu là 65.000 người, đây là cuộc biểu tình chống cơ sở lớn nhất ở Okinawa kể từ năm 1995.[47]

Vào tháng 11 năm 2017, một quân nhân trong tình trạng say xỉn đã bị bắt, sau vụ va chạm xe ở Okinawa khiến người lái xe kia thiệt mạng.[48]

Triển khai Osprey trên Okinawa[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ Không lực Futenma của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vào năm 2016.

Vào tháng 10 năm 2012, 12 máy bay quân sự MV-22 Ospreys được chuyển giao cho Căn cứ Không lực Futenma của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, để thay thế những chiếc trực thăng Boeing Vertol CH-46 Sea Knight cũ kĩ từ thời Việt Nam trên đảo Okinawa.[49] Vào tháng 10 năm 2013, thêm 12 chiếc Ospreys đến, một lần nữa nhằm thay thế hết CH-46 Sea Knights, nâng số lượng Ospreys lên 24. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Morimoto Satoshi giải thích rằng máy bay Osprey rất an toàn, đồng thời nói thêm rằng hai vụ tai nạn gần đây là do "yếu tố con người gây ra".[50] Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko cũng tuyên bố rằng chính phủ Nhật Bản tin chắc về sự an toàn của máy bay MV-22.[51] Nhiều sự cố liên quan đến phi cơ V-22 Ospreys đã xảy ra trên Okinawa. Vào ngày 5 tháng 4 năm 2018, đã có thông báo rằng Không quân Hoa Kỳ sẽ chính thức triển khai máy bay CV-22 Osprey tại Căn cứ Không lực Yokota ở ngoại ô Tokyo. Việc triển khai này sẽ là lần đầu tiên của mẫu Ospreys ở Nhật Bản ngoài Okinawa, nơi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã triển khai phiên bản máy bay của họ, được gọi là MV-22.[52]

Mối quan tâm về môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

Người biểu tình cầm biển "không căn cứ!" phản đối việc di dời Căn cứ không lực Futenma.

Gần đây, những lo ngại về môi trường đã chiếm ưu thế hàng đầu trong cuộc tranh luận về sự hiện diện của lực lượng quân sự Hoa Kỳ trên đảo Okinawa.[53] Kể từ cuối những năm 1990, các mối quan tâm về môi trường gia tăng bởi cả cư dân địa phương, cũng như các nhóm hành động môi trường lớn ở Okinawa, ở Nhật Bản và các nhà hoạt động độc lập, thường dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình và cả bạo động phản đối việc di dời những căn cứ quân sự hiện có của Hoa Kỳ và việc xây dựng các cơ sở thay thế mới, bị một số người gán cho là ví dụ của "chủ nghĩa thực dân hiện đại".[54][55][56] Đặc biệt, những lo ngại về môi trường kéo dài về sự gián đoạn hoặc phá hủy các sinh cảnh biển và ven biển ngoài khơi Okinawa từ quá trình xây dựng, di dời và vận hành các căn cứ quân sự Hoa Kỳ trên Okinawa, dẫn đến kế hoạch di dời các cơ sở quân sự trở nên kéo dài và tiếp tục bị trì hoãn, chẳng hạn như như Căn cứ không lực Futenma của Thủy quân lục chiến.[19][23]

Vụ kiện cá cúi Okinawa[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, các kế hoạch ban đầu nhằm di dời Căn cứ không lực Futenma của Thủy quân lục chiến sang một cơ sở mới nằm ngoài khơi Vịnh Henoko đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ, sau khi người ta thấy loài cá cúi ở các khu vực xung quanh lãnh thổ dành cho căn cứ không quân sau di dời.[57] Là loài sinh vật cực kì nguy cấp, cá nược theo truyền thống là được đánh bắt và săn bắn trên khắp Okinawaquần đảo Ryukyu.[57] Điều này đã thu hút sự chú ý của các nhóm hành động môi trường địa phương, quốc gia và cả quốc tế, những người đã nêu lên lo ngại rằng các dự án cải tạo đất gắn liền với việc xây dựng một căn cứ không quân ngoài khơi mới ở Vịnh Henoko sẽ dẫn đến sự phá hủy môi trường sống của cá cúi và cả hệ sinh thái ven biển gần đó.[58] Mặc dù vậy, các kế hoạch đã đặt ra để tiếp tục tiến hành di dời căn cứ, đáng chú ý là đã làm trái kết quả của cuộc trưng cầu dân ý năm 1997, vốn đa số bỏ phiếu từ chối cơ sở thay thế này.[57]

Để phản đối điều này, vào tháng 9 năm 2003, một nhóm các tổ chức môi trường ở Okinawa, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện lên Tòa án Liên bang San Francisco để phản đối việc di dời Căn cứ Không lực Futenma của Thủy quân lục chiến.[57] Vụ kiện này, ban đầu có tên Dugong Okinawa kiện Rumsfeld, lập luận rằng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã không xem xét các tác động mà việc di dời căn cứ sẽ gây ra đối với số lượng cá cúi ở địa phương, vi phạm Đạo luật Bảo tồn Di tích Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ.[58] Vụ án này đã khép lại vào tháng 1 năm 2008; Đáng chú ý là đối với các nguyên đơn, người ta phán quyết rằng Bộ Quốc phòng, bằng cách không xem xét tác động của việc di dời căn cứ lên số lượng cá cúi địa phương, trên thực tế đã vi phạm Đạo luật Bảo tồn Di tích Lịch sử Quốc gia, do đó đã trì hoãn việc di dời căn cứ.[57]

Ô nhiễm nước[sửa | sửa mã nguồn]

Những lo ngại về ô nhiễm nguồn nước cũng đã làm gia tăng căng thẳng gần đây, xung quanh sự hiện diện của các căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở Okinawa.[59] Vào tháng 6 năm 2020, sau thông báo về sự rò rỉ trước đó của bọt chữa cháy từ Căn cứ Không lực Thủy quân lục chiến Futenma vào tháng 4 năm 2020, một nghiên cứu về chất lượng nước do Bộ Môi trường thực hiện đã công bố phát hiện mức độ ô nhiễm cao của PFOS (Axit perfluorooctanesulfonic) và PFOA (xit perfluorooctanoic) ở 37 loại nước khác nhau, các nguồn gần các căn cứ quân sự và khu công nghiệp của Hoa Kỳ vượt quá các mục tiêu quốc gia tạm thời.[60] Các sự cố khác liên quan đến việc giải phóng các chất độc gây ung thư cũng xảy ra vào tháng 8 năm 2021, làm trầm trọng thêm căng thẳng về sự hiện diện của các hóa chất độc hại này ở mức 'đáng báo động'.[61][62]

Các cuộc kiểm tra sau đó, xung quanh Căn cứ Không lực Kadena, đặc biệt là địa điểm huấn luyện cách sông Dakujaku 50 mét về phía tây, xác nhận hệ thống nước bị nhiễm hóa chất PFAS nghiêm trọng.[63] Các chất hóa học này đạt độ sâu 10 mét dưới lòng đất, trong khi những chùm khói lan rộng vài km từ các địa điểm đào tạo bị ô nhiễm này chảy vào các giếng và đường nước gần đó của sông Dakujaku và sông Hija, làm ô nhiễm nước uống của 450.000 cư dân.[63] Các hóa chất độc hại này bắt nguồn từ bọt chữa cháy có chứa PFAS và được sử dụng tại các địa điểm huấn luyện của các cơ sở giám sát của Hoa Kỳ trong những năm 1970 và 1980.[63] Tuy nhiên, chính quyền Mỹ và Nhật Bản nói rằng chưa thể xác nhận nguồn gốc của vấn đề.[63]

Các cơ sở[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách các cơ sở hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ tại Nhật Bản, năm 2016.
Căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Nhật Bản
Cơ sở quân sự của Hoa Kỳ trên Okinawa

Tổng hành dinh của USFJ đặt tại Căn cứ Không lực Yokota, cách trung tâm Tokyo khoảng 30 km về phía Tây.

Các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ tại Nhật Bản và các chi nhánh quản lí của họ như sau:

Quân chủng

(Bộ)

Cơ sở USFJ

Mã quản trị

Tên căn cứ Mục đích chính

(Trên thực tế)

Vị trí
Không quân FAC 1054 Doanh trại Chitose

(Chitose III, Khu phụ Quản trị Chitose)

Liên lạc Chitose, Hokkaidō
FAC 2001 Căn cứ Không lực Misawa Căn cứ không quân Misawa, Aomori
FAC 3013 Căn cứ Không lực Yokota Fussa, Tokyo
FAC 3016 Trạm Liên lạc Fuchu Liên lạc Fuchū, Tokyo
FAC 3019 Khu phụ Tama

(Trung tâm giải trí Tama Hills)

Giải trí Inagi, Tokyo
FAC 3048 Doanh trại Asaka

(Khu Máy phát Đài AFN Doanh trại Nam Drake)

Doanh trại

(Phát thanh)

Wakō, Saitama
FAC 3049 Trạm Liên lạc Tokorozawa

(Khu Máy phát Tokorozawa)

Liên lạc Tokorozawa, Saitama
FAC 3056 Khu Liên lạc Owada Niiza, Saitama
FAC 3162 Khu Liên lạc Yugi Hachiōji, Tokyo
FAC 4100 Khu Liên lạc Sofu Iwakuni, Yamaguchi
FAC 5001 Sân bay phụ trợ Itazuke Ga hàng hóa hàng không Hakata, Fukuoka
FAC 5073 Khu phụ Sefurisan Liaison

(Trạm Liên lạc Seburiyama)

Liên lạc Kanzaki, Saga
FAC 5091 Khu Liên lạc Tsushima Tsushima, Nagasaki
FAC 6004 Trung tâm nghỉ Okuma Giải trí Kunigami, Okinawa
FAC 6006 Khu Liên lạc Yaedake Liên lạc Motobu, Okinawa
FAC 6022 Khu trữ Đạn dược Kadena Kho Onna, Okinawa
FAC 6037 Căn cứ Không lực Kadena Căn cứ không quân Kadena, Okinawa
FAC 6077 Trường bắn Tori Shima Huấn luyện Kumejima, Okinawa
FAC 6078 Trường bắn Idesuna Jima Tonaki, Okinawa
FAC 6080 Trường bắn Kume Jima Kumejima, Okinawa
Lục quân FAC 2070 Trạm Liên lạc Shariki Liên lạc Tsugaru, Aomori
FAC 3004 Trung tâm báo chí Akasaka

(Doanh trại Hardy)

Văn phòng Minato, Tokyo
FAC 3067 Bến tàu Bắc Yokohama Cảng Yokohama, Kanagawa
FAC 3079 Doanh trại Zama Văn phòng Zama, Kanagawa
FAC 3084 Tổng kho Sagami Vận tải Sagamihara, Kanagawa
FAC 3102 Khu nhà ở Sagamihara Nhà ở
Khu Liên lạc Kyogamisaki Liên lạc Kyōtango, Kyōto
FAC 4078 Tổng kho đạn dược Akizuki Kho Etajima, Hiroshima
FAC 4083 Tổng kho đạn dược Kawakami Higashihiroshima, Hiroshima
FAC 4084 Tổng kho đạn dược Hiro Kure, Hiroshima
FAC 4152 Chân cầu Kure 6 Cảng
FAC 4611 Khu Liên lạc Haigamine Liên lạc
FAC 6007 Khu Liên lạc Gesaji Higashi, Okinawa
FAC 6036 Trạm Liên lạc Torii

(Torii Station)

Yomitan, Okinawa
FAC 6064 Cảng Naha Cảng Naha, Okinawa
FAC 6076 Kho Lục quân POL Kho Uruma, Okinawa
Hải quân FAC 2006 Kho POL Hachinohe Hachinohe, Aomori
FAC 2012 Trường bắn ATG Misawa

(R130, Draughon Range)

Huấn luyện Misawa, Aomori
FAC 3033 Bãi đáp phụ trợ Kisarazu Cơ sở hàng không Kisarazu, Chiba
FAC 3066 Khu nhà ở Negishi

(Naval Housing Annex Negishi)

Nhà ở Yokohama, Kanagawa
FAC 3083 Cơ sở Không lực Hải quân Atsugi Cơ sở hàng không Ayase, Kanagawa
FAC 3087 Khu nhà ở Ikego và Phụ khu Hải quân Nhà ở Zushi, Kanagawa
FAC 3090 Khu lưu trữ Azuma Kho Yokosuka, Kanagawa
FAC 3096 Trạm Truyền thông Kamiseya - về Chính phủ Nhật năm 2015.

(Cơ sở Hỗ trợ Hải quân Kamiseya - về Chính phủ Nhật năm 2015)

Liên lạc

(Nhà ở)

Yokohama, Kanagawa
FAC 3097 Khu Liên lạc Fukaya

(Trạm phát hải quân Totsuka)

Liên lạc
FAC 3099 Cơ sở Hải quân Yokosuka Cảng Yokosuka, Kanagawa
FAC 3117 Tổng kho đạn dược Urago Kho
FAC 3144 Tổng kho POL Tsurumi Yokohama, Kanagawa
FAC 3181 Khu Liên lạc Iwo Jima Liên lạc

(Huấn luyện)

Ogasawara, Tokyo
FAC 3185 Trung tâm Lực lượng New Sannō Hoa Kỳ (Khách sạn New Sannō) Giải trí Minato, Tokyo
FAC 5029 Căn cứ Sasebo Cảng Sasebo, Nagasaki
FAC 5030 Ụ tàu khô Sasebo
FAC 5032 Tổng kho POL Akasaki Kho
FAC 5033 Điểm cấp đạn dược Sasebo
FAC 5036 Tổng kho POL Iorizaki
FAC 5039 Tổng kho POL Yokose Saikai, Nagasaki
FAC 5050 Khu trữ Đạn dược Harioshima Sasebo, Nagasaki
FAC 5086 Khu cảng Tategami Basin Cảng
FAC 5118 Phụ khu Hải quân Sakibe Nhà chứa máy bay
FAC 5119 Khu nhà ở Hario

(Hario Family Housing Area)

Nhà ở
FAC 6028 Chân cầu Tengan Cảng Uruma, Okinawa
FAC 6032 Doanh trại Shields Doanh trại Okinawa, Okinawa
FAC 6046 Trạm Liên lạc Awase Liên lạc
FAC 6048 Khu White Beach (Bãi biển Trắng) Cảng Uruma, Okinawa
FAC 6084 Trường bắn Kobi Sho Huấn luyện Ishigaki, Okinawa
FAC 6085 Trường bắn Sekibi Sho
FAC 6088 Trường bắn Oki Daito Jima Kitadaito, Okinawa
Thuỷ quân lục chiến FAC 3127 Doanh trại Fuji (Phú Sĩ) Doanh trại Gotenba, Shizuoka
FAC 3154 Khu Huấn luyện Numazu Huấn luyện Numazu, Shizuoka
FAC 4092 Căn cứ không lực Thủy quân lục chiến Iwakuni Căn cứ không quân Iwakuni, Yamaguchi
FAC 6001 Khu Huấn luyện Bắc

(bao gồm Doanh trại Gonsalves)

Huấn luyện Kunigami, Okinawa
FAC 6005 Sân bay phụ trợ Ie Jima Ie, Okinawa
FAC 6009 Doanh trại Schwab Nago, Okinawa
FAC 6010 ho đạn dượcH enoko Kho
FAC 6011 Doanh trại Hansen Huấn luyện Kin, Okinawa
FAC 6019 Khu Huấn luyện Kin Red Beach
FAC 6020 Khu Huấn luyện Kin Blue Beach
FAC 6029 Doanh trại Courtney Doanh trại Uruma, Okinawa
FAC 6031 Doanh trại McTureous
FAC 6043 Doanh trại Kuwae (Trại Lester) Y tế Chatan, Okinawa
FAC 6044 Doanh trại Zukeran (Trại Foster) Doanh trại
FAC 6051 Căn cứ không lực Thủy quân lục chiến Futenma Căn cứ không quân Ginowan, Okinawa
FAC 6056 Khu Makiminato (Trại Kinser) Vận tải Urasoe, Okinawa
FAC 6082 Khu Huấn luyện Tsuken Jima Huấn luyện Uruma, Okinawa

Bảng trên cho thấy tổng số 84.

Các Khu vực & Cơ sở Sử dụng Chung JSDF-USFJ[sửa | sửa mã nguồn]

Các công trình và diện tích sử dụng tạm thời như sau:

Cơ sở USFJ

Mã quản trị

Tên căn cứ Mục đích chính

(Trên thực tế)

Vị trí
FAC 1066 Doanh trại Higashi Chitose (JGSDF) Huấn luyện Chitose, Hokkaidō
FAC 1067 Khu thao diễn Hokkaido Chitose (JGSDF)
FAC 1068 Căn cứ không lực Chitose (JASDF) Căn cứ không quân
FAC 1069 Khu thao diễn lớn Betsukai Yausubetsu (JGSDF) Huấn luyện Betsukai, Hokkaido
FAC 1070 Doanh trại Kushiro (JGSDF) Doanh trại Kushiro, Hokkaidō
FAC 1071 Doanh trại Shikaoi (JGSDF) Huấn luyện Shikaoi, Hokkaido
FAC 1072 Khu thao diễn trung Kamifurano (JGSDF) Kamifurano, Hokkaido
FAC 1073 Doanh trại Sapporo (JGSDF) Sapporo, Hokkaido
FAC 1074 Khu thao diễn trung Shikaoi Shikaribetsu (JGSDF) Shikaoi, Hokkaido
FAC 1075 Doanh trại Obihiro (JGSDF) Obihiro, Hokkaidō
FAC 1076 Khu thao diễn Asahikawa Chikabumidai (JGSDF) Asahikawa, Hokkaido
FAC 1077 Doanh trại Okadama (JGSDF) Giải trí Sapporo, Hokkaido
FAC 1078 Khu thao diễn Nayoro (JGSDF) Huấn luyện Nayoro, Hokkaidō
FAC 1079 Khu thao diễn Takikawa (JGSDF) Takikawa, Hokkaidō
FAC 1080 Bihoro Training Area (JGSDF) Bihoro, Hokkaido
FAC 1081 Khu thao diễn Kutchan Takamine (JGSDF) Kutchan, Hokkaido
FAC 1082 Khu thao diễn Engaru (JGSDF) Engaru, Hokkaido
FAC 2062 Doanh trại Sendai (JGSDF) Sendai, Miyagi
FAC 2063 Doanh trại Hachinohe (JGSDF) Doanh trại Hachinohe, Aomori
FAC 2064 Khu thao diễn trung Iwate Iwatesan (JGSDF) Huấn luyện Takizawa, Iwate
FAC 2065 Khu thao diễn lớn Taiwa Ojojihara (JGSDF) Taiwa, Miyagi
FAC 2066 Sân bay Kasuminome (JGSDF) Sân bay Sendai, Miyagi
FAC 2067 Khu thao diễn Aomori Kotani (JGSDF) Huấn luyện Aomori, Aomori
FAC 2068 Khu thao diễn Hirosaki (JGSDF) Hirosaki, Aomori
FAC 2069 Khu thao diễn Jinmachi Otakane (JGSDF) Murayama, Yamagata
FAC 3104 Trường bắn Nagasaka (JGSDF) Yokosuka, Kanagawa
FAC 3183 Khu thao diễn Fuji (JGSDF) Fujiyoshida, YamanashiGotenba, Shizuoka
FAC 3184 Doanh trại Takigahara (JGSDF) Gotenba, Shizuoka
FAC 3186 Khu thao diễn Takada Sekiyama (JGSDF) Joetsu, Niigata
FAC 3187 Căn cứ không lực Hyakuri (JASDF) Căn cứ không quân Omitama, Ibaraki
FAC 3188 Khu thao diễn Soumagahara (JGSDF) Huấn luyện Shinto, Gunma
FAC 3189 Doanh trại Asaka (JGSDF) Huấn luyện Asaka, Saitama
FAC 4161 Căn cứ không lực Komatsu (JASDF) Căn cứ không quân Komatsu, Ishikawa
FAC 4162 Trường Phục vụ 1 (JMSDF) Huấn luyện Etajima, Hiroshima
FAC 4163 Khu thao diễn Haramura (JGSDF) Higashihiroshima, Hiroshima
FAC 4164 Khu thao diễn trung Imazu Aibano (JGSDF) Takashima, Shiga
FAC 4165 Căn cứ không lực Gifu (JASDF) Giải trí Kakamigahara, Gifu
FAC 4166 Doanh trại Itami (JGSDF) Huấn luyện Itami, Hyōgo
FAC 4167 Khu thao diễn trung Nihonbara (JGSDF) Nagi, Okayama
FAC 4168 Căn cứ không lực Miho (JASDF) Căn cứ không quân Sakaiminato, Tottori
FAC 5115 Căn cứ không lực Nyutabaru (JASDF) Shintomi, Miyazaki
FAC 5117 Trường bắn Sakibe (JMSDF) Huấn luyện Sasebo, Nagasaki
FAC 5120 Khu thao diễn Hijudai-Jumonjibaru (JGSDF) Yufu, ŌitaBeppu, Oita
FAC 5121 Căn cứ không lực Tsuiki (JASDF) Căn cứ không quân Chikujo, Fukuoka
FAC 5122 Căn cứ không lực Omura (JMSDF) Giải trí Ōmura, Nagasaki
FAC 5123 Khu huấn luyện Oyanohara-Kirishima (JGSDF) Huấn luyện Yamato, KumamotoEbino, Miyazaki
FAC 5124 Doanh trại Kita Kumamoto (JGSDF) Kumamoto, Kumamoto
FAC 5125 Doanh trại Kengun (JGSDF)
FAC 6181 Khu huấn luyện Ukibaru Jima Uruma, Okinawa

Tại Okinawa, các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ chiếm khoảng 10,4% tổng diện tích đất sử dụng. Khoảng 74,7% tổng số cơ sở quân sự Mỹ tại Nhật Bản đều nằm trên đảo Okinawa.

Danh sách cơ sở cũ[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ đã trả lại một số cơ sở cho Nhật Bản kiểm soát. Một số được sử dụng làm căn cứ quân sự của JSDF; một số khác thì trở thành sân bay dân dụng hoặc văn phòng chính phủ; nhiều nhà máy, cao ốc văn phòng hay khu dân cư đã phát triển trong khu vực tư nhân của các cơ sở. Có nhiều đất đai hơn trên Okinawa đang trong quá trình được trao trả lại nhờ Hội Uỷ viên Hành động Đặc biệt Okinawa. Các khu vực như thế bao gồm: Doanh trại Kuwae (còn được gọi là Camp Lester), MCAS Futenma, các khu vực trong Trại Zukeran (còn được gọi là Camp Foster) nằm khoảng 9.900 mẫu Anh (40 km2) của Khu huấn luyện phía Bắc, Khu huấn luyện Aha, Khu huấn luyện Gimbaru (cũng được gọi là Camp Gonsalves), ngoài ra còn cả một phần nhỏ của Khu Phục vụ Makiminato (còn được gọi là Camp Kinser), và cuối cùng là Cảng Naha.

Lục quân:[sửa | sửa mã nguồn]

Hải quân:

Không quân:

Thuỷ quân lục chiến:[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “U.S. Forces Japan and 5th Air Force Change of Command”. Facebook. 26 tháng 8 năm 2021.
  2. ^ “About USFJ”. www.usfj.mil. Truy cập 29 tháng Năm năm 2021. Originally established at Fuchu Air Station on July 1, 1957, USFJ, with its U.S. Army, U.S Marine Corps, U.S Navy, and U.S Air Force elements, consists of approximately 54,000 military personnel, 45,000 dependents, 8,000 DoD civilian and contractor employees, and 25,000 Japanese workers. U.S. forces are stationed in Japan pursuant to the U.S.-Japan Treaty of Mutual Cooperation and Security of 1960.
  3. ^ 疑惑が晴れるのはいつか, Okinawa Times, 16 May 1999
  4. ^ a b Yoshida, Reiji, "Basics of the U.S. military presence", Japan Times, 25 March 2008, p. 3.
  5. ^ 思いやり予算8億円減で日米合意、光熱水料を3年間で, Yomiuri Shinbun, 12 December 2007
  6. ^ PRESS RELEASE U.S. and Japan Sign Alliance Support Agreement Lưu trữ 27 tháng 1 2011 tại Wayback Machine, The embassy of the United States in Japan
  7. ^ Ito, Masami (22 tháng 1 năm 2011). “Host-nation deal inked, not 'sympathy budget'. The Japan Times.
  8. ^ Zeynalov, Mahir (25 tháng 12 năm 2017). “Defending Allies: Here is how much US Gains from Policing World”. The Globe Post (bằng tiếng Anh). Truy cập 10 tháng Năm năm 2018.
  9. ^ Tritten, Travis J., "Evacuation from Japan a vacation? Not so much", Stars and Stripes, 31 May 2011.
  10. ^ a b Kovach, Bob; J. Carter, Chelsea (27 tháng 4 năm 2012). “U.S.-Japan deal withdraws 9,000 Marines from Okinawa”. CNN. Truy cập 27 Tháng tư năm 2012.
  11. ^ a b “Hoa Kỳ đồng ý tái triển khai quân đội Okinawa”. Al Jazeera. 27 tháng 4 năm 2012. Truy cập 27 Tháng tư năm 2012.
  12. ^ Shanker, Thom (26 tháng 4 năm 2012). “U.S. Agrees to Reduce Size of Force on Okinawa”. The New York Times. Truy cập 27 Tháng tư năm 2012.
  13. ^ a b Greg Jaffe and Emily Heil (27 tháng 4 năm 2012). “U.S. comes to agreement with Japan to move 9,000 Marines off Okinawa”. The Washington Post. Truy cập 27 Tháng tư năm 2012.
  14. ^ “Okinawa deal between US and Japan to move marines”. BBC. 27 tháng 4 năm 2012. Truy cập 27 Tháng tư năm 2012.
  15. ^ “Hoa Kỳ, Nhật Bản công bố kế hoạch sửa đổi cho Okinawa”. The Asahi Shimbun. 27 tháng 4 năm 2012. Bản gốc lưu trữ 30 Tháng tư năm 2012. Truy cập 27 Tháng tư năm 2012.
  16. ^ Quintana, Miguel (28 tháng 4 năm 2012). “Nhật Bản hoan nghênh Hiệp định Cơ sở của Hoa Kỳ”. Voice of America. Truy cập 28 Tháng tư năm 2012.
  17. ^ Kaur, Anumita (8 tháng 2 năm 2021). “DOD đã chi 365 triệu đô la cho việc xây dựng quân đội Guam trong năm tài chính vừa qua”. Pacific Daily News. Truy cập 3 Tháng Ba năm 2021.
  18. ^ “Máy bay không người lái tiên tiến của Mỹ được triển khai ở Nhật Bản để theo dõi Trung Quốc, Bắc Triều Tiên”. The Japan News.Net. Bản gốc lưu trữ 31 tháng Năm năm 2014. Truy cập 31 tháng Năm năm 2014.
  19. ^ a b c “50 năm sau khi Hoa Kỳ chiếm đóng, Okinawa tiếp tục chống lại các căn cứ quân sự”. thediplomat.com (bằng tiếng Anh). Truy cập 1 Tháng tám năm 2022.
  20. ^ a b “Phong trào lên tiếng phản đối căn cứ quân sự Hoa Kỳ của Okinawa”. www.lowyinstitute.org (bằng tiếng Anh). Truy cập 1 Tháng tám năm 2022.
  21. ^ Williams, Brad (2013). “The YIMBY Phenomenon in Henoko, Okinawa”. Asian Survey. 53 (5): 958–978. doi:10.1525/as.2013.53.5.958. ISSN 0004-4687.
  22. ^ “Former Defense Minister Kyuma doubts need for Henoko base due to military technological advancements”.
  23. ^ a b Chanlett-Avery, Emma (2012). The U.S. military presence in Okinawa and the Futenma base controversy. Congressional Research Service, Library of Congress. OCLC 807200430.
  24. ^ Crissey, Etsuko Takushi (30 tháng 6 năm 2017), “The US Military in Okinawa”, Okinawa's GI Brides, University of Hawai'i Press, doi:10.21313/hawaii/9780824856489.003.0002, truy cập 1 Tháng tám năm 2022
  25. ^ http://www.pref.okinawa.jp/site/chijiko/kichitai/documents/petition20031116.pdf Lưu trữ 4 tháng 3 2014 tại Wayback Machine, Okinawa Prefectural Government
  26. ^ “Okinawa accuses U.S. military of distorting figure on U.S. bases:The Asahi Shimbun”. www.asahi.com. Bản gốc lưu trữ 30 Tháng sáu năm 2016.
  27. ^ “Purpose and Duties”. Labor Management Organization. Truy cập 10 Tháng Ba năm 2012.
  28. ^ “自衛隊・防衛問題に関する世論調査”. The Cabinet Office of Japan. 2002. Bản gốc lưu trữ 22 tháng Mười năm 2010.
  29. ^ “Nhật phản đối căn cứ của Mỹ”. BBC News. 8 tháng 11 năm 2009.
  30. ^ “Okinawa protesters mourn governor, oppose US base relocation - Pacific - Stripes”. Bản gốc lưu trữ 15 Tháng tám năm 2018. Truy cập 15 Tháng tám năm 2018. Phạm vi công cộng Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  31. ^ “New Okinawa minister says Japan-U.S. SOFA should be 're-examined' after Osprey crash”. The Japan Times Online (bằng tiếng Anh). 9 tháng 8 năm 2017. ISSN 0447-5763. Truy cập 14 Tháng Một năm 2018.
  32. ^ http://www.okinawa.usmc.mil/Documents/Ethos.pdf Lưu trữ 23 tháng 12 2016 tại Wayback Machine, Ethos Data
  33. ^ “在日米軍・沖縄駐留米軍の犯罪率を考える - 駄犬日誌”. D.hatena.ne.jp. 14 tháng 2 năm 2008. Truy cập 10 Tháng Ba năm 2012.
  34. ^ a b c KRISTOF, NICHOLAS (27 tháng 10 năm 1995). “Sợ hãi G.I. Những người chiếm đóng, Nhật Bản kêu gọi phụ nữ vào nhà thổ”. New York Times. Truy cập 14 tháng Năm năm 2013.
  35. ^ “Dân sự Hoa Kỳ bị bắt trong vụ Okinawa DUI mới; người đàn ông bị thương”. The Japan Times. 26 tháng 6 năm 2016. Bản gốc lưu trữ 26 Tháng sáu năm 2016.
  36. ^ Krauss, Jake Adelstein (9 tháng 6 năm 2016). “Vụ giết người trong vali xé nát nước Mỹ và Nhật Bản”. The Daily Beast.
  37. ^ Lah, Kyung (10 tháng 2 năm 2008). “Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ bị buộc tội cưỡng hiếp thiếu niên ở Okinawa”. CNN.
  38. ^ “Japanese protest against US base”. Al Jazeera. 23 tháng 3 năm 2008.
  39. ^ “Curfew for US troops in Okinawa”. BBC. 20 tháng 2 năm 2008.
  40. ^ Spak, Kevin (16 tháng 5 năm 2008). “Okinawa Marine bị 4 năm vì lạm dụng tình dục thanh thiếu niên”. Newser.
  41. ^ U.S. imposes curfew on Okinawa forces, The Japan Times, 21 February 2008
  42. ^ http://www.japantoday.com/category/crime/view/hit-and-run-charge-added-for-us-soldier-indicted-in-okinawa [liên kết hỏng]
  43. ^ David Allen. “U.S. soldier sentenced to Japanese jail for hit-and-run on Okinawa - News”. Stripes. Truy cập 10 Tháng Ba năm 2012.
  44. ^ “U.S. Navy sailors convicted in Okinawa rape”. USA Today. Truy cập 19 Tháng Ba năm 2013.
  45. ^ a b Tabuchi, Hiroko (13 tháng 5 năm 2013). “Women Forced Into WWII Brothels Served Necessary Role, Osaka Mayor Says”. New York Times. Truy cập 14 tháng Năm năm 2013.
  46. ^ Ben Westcott, Japanese woman's murder provokes protests against U.S. bases in Okinawa, CNN (20 June 2016).
  47. ^ Jonathan Soble, At Okinawa Protest, Thousands Call for Removal of U.S. Bases, New York Times (19 June 2016).
  48. ^ Joshua Berlinger and Chie Kobayashi (20 tháng 11 năm 2017). “Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ bị bắt sau vụ tai nạn xe tải chết người ở Okinawa”. CNN.
  49. ^ 英語学習サイト. “| 社説 | 英語のニュース | The Japan Times ST オンライン ― 英字新聞社ジャパンタイムズの英語学習サイト”. st.japantimes.co.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập 14 Tháng Một năm 2018.
  50. ^ “Máy bay quân sự Osprey của Mỹ bắt đầu di chuyển căn cứ Okinawa”. BBC News. 1 tháng 10 năm 2012.
  51. ^ “Cư dân Okinawa phản đối việc chuyển sáu Ospreys đến căn cứ | the Japan Times Online”. Bản gốc lưu trữ 8 tháng Mười năm 2012. Truy cập 4 tháng Mười năm 2012.
  52. ^ “US Air Force plan for Ospreys in Japan - News - NHK WORLD - English”. Bản gốc lưu trữ 11 Tháng tư năm 2018. Truy cập 11 Tháng tư năm 2018.
  53. ^ Morris-Suzuki, Tessa (2000). “Under the umbrella: co-existence with the military is not so peaceful for the people and the environment of Okinawa, Japan”. New Internationalist (325): 34–35.
  54. ^ Nishiyama, Hidefumi (5 tháng 5 năm 2022). “Base borders: Militarisation and (post-)colonial bordering in Okinawa”. Environment and Planning C: Politics and Space (bằng tiếng Anh): 239965442210972. doi:10.1177/23996544221097232. ISSN 2399-6544.
  55. ^ Nishiyama, Hidefumi (15 tháng 3 năm 2022). “Base Built in the Middle of 'Rice Fields': A Politics of Ignorance in Okinawa”. Geopolitics (bằng tiếng Anh). 27 (2): 546–565. doi:10.1080/14650045.2020.1801646. ISSN 1465-0045.
  56. ^ Matsumura, Wendy (2020). “Postwar Reconfigurations of the US Empire and Global Military Occupation: Struggles against Enclosure in Okinawa”. Journal of Historical Sociology (bằng tiếng Anh). 33 (1): 149–163. doi:10.1111/johs.12261. ISSN 0952-1909.
  57. ^ a b c d e Tanji, Miyume (2008). “U.S. COURT RULES IN THE "OKINAWA DUGONG" CASE: Implications for U.S. Military Bases Overseas”. Critical Asian Studies (bằng tiếng Anh). 40 (3): 475–487. doi:10.1080/14672710802274094. ISSN 1467-2715.
  58. ^ a b Taylor, Jonathan (2007). “Environment and Security Conflicts: The U.S. Military in Okinawa”. The Geographical Bulletin (48): 3–13.
  59. ^ “Căn cứ quân sự Hoa Kỳ đang đầu độc Okinawa”. thediplomat.com (bằng tiếng Anh). Truy cập 2 Tháng tám năm 2022.
  60. ^ “Cancer inducing toxins found in water sources near US bases in Japan: study”. Mainichi Daily News (bằng tiếng Anh). 19 tháng 6 năm 2020. Truy cập 2 Tháng tám năm 2022.
  61. ^ “U.S. Military Accountability for PFAS Contamination on Bases in Okinawa”. www.americanbar.org. Truy cập 2 Tháng tám năm 2022.
  62. ^ “Mức độ 'đáng báo động' của 'Hóa chất vĩnh viễn' được tìm thấy trong nước gần các căn cứ của Hoa Kỳ ở Okinawa”. Common Dreams (bằng tiếng Anh). Truy cập 2 Tháng tám năm 2022.
  63. ^ a b c d John Mitchell (18 tháng 8 năm 2022). “450.000 nước uống của người Okinawa bị ô nhiễm bởi địa điểm huấn luyện Căn cứ Không quân Kadena, bằng chứng mới cho thấy”. Okinawa Times. Lưu trữ bản gốc 18 Tháng tám năm 2022.
  64. ^ a b c d e A Soldier in Kyushu Lưu trữ 14 tháng 5 2008 tại Wayback Machine, By Capt. William B. Koons, 1 October 1947