Quarter kỷ niệm tiểu bang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mặt phải của tiền quarter kiểu mới đúc thử (proof); chú ý đến dấu hiệu "S" của Nhà máy Đúc tiền San Francisco và tên quốc ở phía trên.

Các quarter kỷ niệm tiểu bangtiền kim loại kỷ niệm từng được Sở đúc tiền Hoa Kỳ phát hành tư 1999 đến 2008 theo Đạo luật chung 105-124, 111 Stat. 2534, ban hành ngày 1 tháng 12 năm 1997. Dưới chương trình 50 State Quarters, sở kỷ niệm tất cả 50 tiểu bang Hoa Kỳ với những hình vẽ đặc biệt trên mặt trái của đồng quarter 25 xu (bằng một phần tư đô la).

Chương trình thành công về mục đích sinh ra một thế hệ người sưu tập tiền mới.[1] 50 State Quarters trở thành chương trình sưu tập tiền thành công nhất trong lịch sử, với vào khoảng nửa dân cư Mỹ tham gia sưu tập các tiền kim loại, hoặc chỉ bất thường hay như một hoạt động chăm chú đến nhiều.[2] Chính phủ liên bang cho đến nay đã thu lợi tạm thời[3] hơn 4,6 tỷ Mỹ kim vì những người sưu tập tiền tích trữ không xài các quarter kỷ niệm (xem Thuế đúc tiền).[4]

Năm 2009, Sở Đúc tiền Hoa Kỳ đang phát hành một loạt quarter nhỏ hơn trong Chương trình các Quarter Kỷ niệm Đặc khu Columbia và Lãnh thổ Hoa Kỳ (District of Columbia and United States Territories Quarter Program), do Hạ viện Hoa Kỳ thông qua luật dự thảo H.R. 2764. Chương trình này kỷ niệm sáu phân cấp hành chính khác: Đặc khu Columbia, Puerto Rico, Samoa thuộc Mỹ, Guam, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, và Quần đảo Bắc Mariana.[5] Tuy nhiều khi bị người tả hiểu lầm là một phần của chương trình 50 State Quarters, nó được Sở Đúc tiền hoạt động riêng. Loại tiền cuối cùng sẽ được phát hành vào tháng 11 năm 2009. Sau đó, Sở sẽ bắt đầu chương trình America the Beautiful Quarters kỷ niệm các Vườn quốc gia Hoa Kỳ.[6]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Mặt trái Washington Quarter hay Eagle Quarter trước đây có hình chim đại bàng đầu trắng.

Chương trình bắt nguồn từ Ủy ban Tư vấn Công dân về Tiền kim loại Kỷ niệm (Citizens Commemorative Coin Advisory Committee) do Bộ trưởng Ngân khố Lloyd Bentsen bổ nhiệm tháng 12 năm 1993. Vào năm 1995, ủy ban đã tán thành khái niệm phát hành tiền kim loại kỷ niệm khi Dân biểu Michael Castle kêu gọi điều trần trước Quốc hội.[7] Năm 1992, Sở Đúc tiền Hoàng gia Canada đã phát hành một loạt đồng 25 xu cho các tỉnh bang để kỷ niệm 125 năm liên bang. Philip Diehl, Giám đốc Sở Đúc tiền Hoa Kỳ, công nhận David Ganz là người đẩy mạnh dự án ở Hoa Kỳ.[8] Chương trình được đưa vào Quốc hội bởi Dân biểu Castle năm 1997 trong H.R. 2414 nhưng chỉ được Hạ viện thông qua. Thượng nghị sĩ John Chafee đưa vào S. 1228 ba ngày sau. S. 1228 được thông qua bởi Thượng viện ngày 9 tháng 11 và bởi Hạ viện ngày 13 tháng 11. Tổng thống Bill ClintonĐạo luật Chương trình Tiền kim loại Kỷ niệm 50 Tiểu bang (50 States Commemorative Coin Program Act) ngày 1 tháng 12 năm 1997. Đồng quarter đầu tiên của chương trình này, tức là quarter kỷ niệm Delaware, được đưa vào lưu thông năm 1999.

Theo chương trình này, mỗi năm Sở Đúc tiền phát hành năm quarter mới, tức là 73 ngày hay 10 tuần một lần. Mỗi mặt trái kỷ niệm một trong 50 tiểu bang với hình vẽ tỏ ra di sản, lịch sử, và các vật tượng trưng riêng của nó, thường do dân cư của tiểu bang đó vẽ và do chính phủ tiểu bang lựa chọn.[9] Các quarter được phát hành theo thứ tự các tiểu bang gia nhập Liên bang. Mặt phải của các quarter chỉ khác thiết kế của Washington Quarter về vị trí của các thông tin và một số chi tiết ở tượng đầu George Washington.[9]

Vào cuối 2008, tất cả 50 quarter kỷ niệm tiểu bang đã được phát hành. Sở Đúc tiền tính tổng cộng 34.797.600.000 đồng tiền được phát hành. Số trung bình của mỗi tiểu bang là 695.952.000 đồng tiền, nhưng số này tùy tiểu bang, từ 416.600.000 của Oklahoma tới 1.594.616.000 của Virginia, khác nhau với nhân tố vào khoảng 3,83. Trung bình bị chệch trở về trên do một vài tiểu bang có số lượng đúc tiền rất lớn, trong khi tiểu bang ở giữa có 580.500.000 tổng cộng. Chỉ có hai tiểu bang gần như bằng nhau: MissouriWisconsin đều có vào khoảng 453,2 triệu đồng tiền.

Các hình mặt trái[sửa | sửa mã nguồn]

Các tiểu bang[sửa | sửa mã nguồn]

Những phân cấp hành chính khác[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ganz, David L. (2000). The Official Guidebook to America's State Quarters (bằng tiếng Anh). Thành phố New York: Random House. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  2. ^ Healey, Matthew (ngày 28 tháng 11 năm 2007). “State Quarters Near End of Popular Run”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Công ty New York Times. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2007. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  3. ^ “U.S. Mint goes on a roll with quarters”. St. Augustine Record (bằng tiếng Anh). St. Augustine, Florida: Morris Communications. ngày 30 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2003. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2009.
  4. ^ “H.R. 902, Presidential $1 Coin Act of 2005, As ordered reported by the House Committee on Financial Services on ngày 16 tháng 3 năm 2005” (bằng tiếng Anh). ngày 12 tháng 4 năm 2005. tr. 5. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2007.
  5. ^ Noles, Jim (2009). A Pocketful of History: Four Hundred Years of America – One State Quarter at a Time (bằng tiếng Anh). Boston, Massachusetts: Nhà xuất bản Da Capo. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  6. ^ “America the Beautiful Quarters™ Program” (bằng tiếng Anh). Sở Đúc tiền Hoa Kỳ. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2009.
  7. ^ Hearing on the U.S. Mint's Commemorative Coin Program before the Subcomm. On Domestic & International Monetary Policy of the House Committee on Banking & Financial Services, kỳ Quốc hội 104, phiên họp 1 (số 104-25), 12 tháng 7 năm 1995.
  8. ^ “Letter to the Editor”. Numismatic News Weekly (bằng tiếng Anh). ngày 11 tháng 12 năm 1998.
  9. ^ a b “The United States Mint 50 State Quarters Program - Frequently Asked Questions” (bằng tiếng Anh). Washington, D.C.: Sở Đúc tiền Hoa Kỳ. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2007.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]