Quạ mỏ đỏ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quạ mỏ đỏ
Con trưởng thành của phân loài P. p. barbarus trên La Palma, quần đảo Canaria
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Passeriformes
Họ (familia)Corvidae
Chi (genus)Pyrrhocorax
Loài (species)P. pyrrhocorax
Danh pháp hai phần
Pyrrhocorax pyrrhocorax
(Linnaeus, 1758)
Phạm vi phân bố ước tính bôi màu xanh.
Phạm vi phân bố ước tính bôi màu xanh.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Upupa pyrrhocorax Linnaeus, 1758
  • Corvus pyrrhocorax Linnaeus, 1766
Pyrrhocorax pyrrhocorax

Quạ mỏ đỏ (danh pháp hai phần: Pyrrhocorax pyrrhocorax) là một loài chim trong họ Quạ[2], nó là một trong hai loài của chi Pyrrhocorax. 8 phân loài của nó sinh sản trên núi và vách đá ven biển từ Ireland và Anh kéo dài về phía đông qua miền nam châu Âu và Bắc Phi tới Trung Á, Ấn Độ và Trung Quốc.

Quạ mỏ đỏ có bộ lông màu đen bóng, mỏ đỏ cong dài, chân đỏ, và tiếng kêu to và vang. Cặp quạ trống mái sống với nhau trọn đời và thể hiện sự trung thành với nơi sinh sản của nó, thường là một hang động hoặc kẽ nứt trên mặt vách đá. Nó xây tổ lót lông mịn và đẻ 3 quả trứng. Nó đi kiếm ăn thường theo đàn, tìm mồi trên các đồng cỏ bị gặm ngắn, con mồi chủ yếu là các động vật không xương sống.

Mặc dù loài này là lệ thuộc vào săn mồi và ký sinh, nhưng mối đe dọa chính đối với loài là những thay đổi trong thực tiễn canh tác nông nghiệp, đã dẫn đến sự suy giảm quần thể, bị tiêu diệt cục bộ, và phân mảnh trong phạm vi châu Âu, tuy nhiên, nó không bị đe dọa trên quy mô toàn cầu. Quạ mỏ đỏ được thể hiện trên tem bưu chính của một số ít quốc gia và lãnh thổ, bao gồm đảo Man, với bốn con tem khác nhau, và Gambia, nơi con chim không hiện diện.

Phân loài[sửa | sửa mã nguồn]

  • P. p. pyrrhocorax <smalll>(Linnaeus, 1758): Đảo Anh.
  • P. p. erythroramphos (Vieillot, 1817): Bán đảo Iberia tới Thụy Sỹ và bắc Italia.
  • P. p. baileyi Rand & Vaurie, 1955: Bắc và trung Ethiopia.
  • P. p. barbarus Vaurie, 1954: Tây bắc châu Phi và quần đảo Canary.
  • P. p. docilis (Gmelin, SG, 1774): Đông nam châu Âu tới Afghanistan và Pakistan.
  • P. p. centralis Stresemann, 1928: Trung Á.
  • P. p. himalayanus (Gould, 1862): Himalaya, bắc Ấn Độ và tây Trung Quốc.
  • P. p. brachypus (Swinhoe, 1871): Đông bắc và đông Trung Quốc.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Quạ mỏ đỏ được Linnaeus mô tả lần đầu tiên trong sách Systema Naturae năm 1758 dưới danh pháp Upupa pyrrhocorax.[3] Nó được Marmaduke Tunstall chuyển tới chi hiện tại Pyrrhocorax năm 1771 trong sách Ornithologia Britannica.[4] Tên gọi chi này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp πυρρός (pyrrhos) nghĩa là "màu đỏ lửa", và κόραξ (korax) nghĩa là "quạ".[5] Loài còn lại của chi này là quạ mỏ vàng (Pyrrhocorax graculus).[6]

Trước đây người ta cho rằng các họ hàng gần gần nhất của quạ chân đỏ là quạ điển hình (Corvus), đặc biệt là gần với quạ gáy xám (Corvus subgen. Coloeus, nay là chi Coloeus).[7]

Tuy nhiên các nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử gần đây chỉ ra rằng quạ chân đỏ có quan hệ họ hàng gần với khách đuôi cờ (Temnurus temnurus) và chúng tạo thành một nhánh là chị em với phần còn lại của Corvidae.[8]

Các loài của chi Pyrrhocorax khác với Corvus ở chỗ chúng có mỏ và chân với màu sắc rực rỡ, khối xương cổ chân trơn mượt và không có vảy và các lông mũi rất ngắn và rậm.[9] Quạ chân đỏ có bộ lông màu đen thuần nhất, không có các vùng nhạt màu như ở một số loài trong chi Corvus.[9] Hai loài Pyrrhocorax cũng là vật chủ chính của 2 loài bọ chét chuyên ký sinh trên quạ chân đỏ là Frontopsylla frontalisF. laetus, thông thường không thấy ở chim dạng quạ.[10]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ BirdLife International (2016). Pyrrhocorax pyrrhocorax. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2016. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2019.
  2. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ Linnaeus, C (1758). Systema naturae per regna tria naturae, secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis. Tomus I. Editio decima, reformata (bằng tiếng La-tinh). Holmiae. (Laurentii Salvii). tr. 118. U. atra, rostro pedibusque rubris
  4. ^ Tunstall, Marmaduke (1771). Ornithologia Britannica: seu Avium omnium Britannicarum tam terrestrium, quam aquaticarum catalogus, sermone Latino, Anglico et Gallico redditus (bằng tiếng La-tinh). London, J. Dixwell. tr. 2.
  5. ^ “Chough Pyrrhocorax pyrrhocorax [Linnaeus, 1758]”. BTOWeb BirdFacts. British Trust for Ornithology. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2008.
  6. ^ “ITIS Standard Report Page: Pyrrhocorax. Integrated Taxonomic Information System. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
  7. ^ Goodwin, Derek; Gillmor, Robert (1976). Crows of the world. London: British Museum (Natural History). tr. 151. ISBN 0-565-00771-8.
  8. ^ Ericson, P. G. P.; Jansen, A.-L.; Johansson, U. S.; Ekman, J. (2005). “Inter-generic relationships of the crows, jays, magpies and allied groups (Aves: Corvidae) based on nucleotide sequence data” (PDF). J. Avian Biol. 36 (3): 222–234. doi:10.1111/j.0908-8857.2001.03409.x.
  9. ^ a b Madge, Steve; Burn, Hilary (1994). Crows and Jays: A Guide to the Crows, Jays and Magpies of the World. A & C Black. tr. 132–135. ISBN 0-7136-3999-7.
  10. ^ Rothschild, Miriam; Clay, Theresa (1953). Fleas, Flukes and Cuckoos. A study of bird parasites. London: Collins. tr. 89, 95.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]