Bước tới nội dung

RFC

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong kỹ nghệ liên mạngmạng máy tính, các tài liệu RFC (tiếng Anh: Request for Comments - Đề nghị duyệt thảo và bình luận) là một chuỗi các bản ghi nhớ chứa đựng những nghiên cứu mới, những đổi mới, và những phương pháp luận ứng dụng cho công nghệ Internet.

Thông qua Đoàn thể Internet (Internet Society), các kỹ sư và các nhà khoa học máy tính có thể công bố luận văn dưới hình thức là một bản ghi nhớ RFC, hoặc là để cho những người đồng nghiệp phê bình (peer review), hoặc chỉ đơn thuần thông báo những quan điểm mới, tin tức, hoặc (thỉnh thoảng) hài hước về kỹ thuật. Tổ chức Lực lượng chuyên trách về kỹ thuật liên mạng (Internet Engineering Task Force - IETF) chấp nhận một số những lý thuyết thông tin đã ứng dụng được công bố trong các bản RFC như những tiêu chuẩn về liên mạng (Internet standards).

Sự kiến tạo và tiến triển của RFC

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ biên tập RFC phát hành cho mỗi một bản tài liệu RFC một số đăng ký duy nhất. Một khi số đăng ký đã được phát hành và công bố, bản RFC sẽ không bao giờ bị hủy bỏ hay bị sửa đổi; nếu bản tài liệu cần phải được chỉnh lý, các tác giả của nó sẽ công bố một bản chỉnh lý; chính vì vậy, một số RFC trở nên lỗi thời vì những bản mới của nó. Các bản RFC đã được đăng ký cùng nhau tạo nên một loạt hồ sơ nối tiếp, hình thành lịch sử tiến triển của tiêu chuẩn liên kết mạng (Internet standards).Xin chú ý cụm từ "RFC" không phải là đặc thù riêng cho loạt các tài liệu này. Một số tổ chức khác cũng cho xuất bản những tài liệu, dùng cụm từ "RFC". Dù vậy, cụm từ này đã từ lâu nổi tiếng là cụm từ chỉ loạt tài liệu "RFC" về Internet;

Tiến trình kiến tạo RFC không giống với những tiến trình tiêu chuẩn hóa do những tổ chức chính quy về tiêu chuẩn như ANSI thường làm. Những chuyên gia về kỹ thuật liên mạng truyền thông có thể tự đề bạt một bản dự thảo Internet (Internet Draft) mà không cần có sự hỗ trợ từ những cơ quan bên ngoài. Những bản RFC được công nhận là tiêu chuẩn thường được công bố với sự phê chuẩn của Lực lượng chuyên trách kỹ thuật kết nối mạng (IETF), và đa số do những chuyên gia tham dự trong các nhóm điều hành của IETF thi hành. Khi mới bắt đầu, chúng đều là những bản dự thảo Internet. Cách sắp xếp này cho phép những bản dự thảo được thông qua những vòng thăm dò ý kiến ban đầu, từ những đồng nghiệp, trước khi tài liệu được thanh lọc và trưởng thành nên những bản RFC.

Truyền thống của RFC dựa vào tính thực dụng, vào kinh nghiệm từng trải, quyền tiêu chuẩn hóa những bản thảo thông qua thực tế đạt được bởi các cá nhân hoặc một nhóm cộng tác nhỏ, có những ưu điểm, hơn rất nhiều tiến trình chính quy do hội đồng điều khiển, mà chúng ta thường thấy ở ANSI hoặc ISO.

Ví dụ điển hình cho những ưu điểm trên đây là sự tồn tại lâu dài của truyền thống những RFC điền rồ (joke RFCs), được công bố vào ngày Cá tháng Tư (April Fool's Day) hằng năm. Xin xem trang Danh sách những RFC hài hước Lưu trữ 2006-04-27 tại Wayback Machine.

Các bản RFC đã từng nổi tiếng vì chất lượng của chúng. Trong các bản RFC chúng ta vừa không gặp những sự nhập nhằng khó hiểu, một vấn đề phổ biến trong các bản thiết kế dự thảo, vừa không có những chức năng ngoài dự kiến do sai lầm của hội đồng gây ra, là những ám ảnh về các tiêu chuẩn chính quy, và chúng vạch đường cho một mạng lưới đang được phát triển tới tầng cỡ toàn cầu. Để biết thêm chi tiết về RFC và tiến trình của RFC, xin xem RFC 2026, "Tiến trình của tiêu chuẩn Internet, phiên bản số 3" ("The Internet Standards Process, Revision 3).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Mẫu hình RFC được khởi đầu vào năm 1969, khi nó là một phần trong hội thảo của dự án ARPANET. Hiện nay, nó là tuyến công bố chính thức của IETF, của Ủy ban kiến trúc liên kết mạng (Internet Architecture Board - viết tắt là IAB)), và tới một mức độ nào đó, của cộng đồng những kỹ sư nghiên cứu về mạng lưới truyền thông vi tính toàn cầu.

Những bản RFC đầu tiên được tác giả của chúng đánh bằng máy chữ và truyền tay các bản in giữa nhóm những kỹ sư nghiên cứu tại ARPA. Tháng 12 năm 1969, các kỹ sư nghiên cứu phân phát các bản RFC mới được viết thông qua mạng lưới truyền thông, vốn là ARPANET, mà hiện nay đang hoạt động. Bản RFC số 1, với đề tài "Phần mềm dành cho máy chủ" (Host Software), được Steve Crocker sinh viên trường đại học California (University of California, Los Angeles - viết tắt là UCLA) viết, và được công bố vào ngày 7 tháng 4, năm 1969. Crocker đã thảo bản dự thảo này trong phòng tắm để tránh đánh thức bạn cùng phòng của mình.

Trong phiên bản RFC số 3, khai điểm của chuỗi các bản RFC, Steve Crocker đặt các bản RFC đưới quyền của "Nhóm điều hành liên mạng" (Network Working Group). Nhóm này hình như chưa bao giờ tồn tại một cách chính thức, chỉ được định nghĩa là "nhóm người này", song sự ủy quyền vẫn còn tồn tại trong các RFC cho đến ngày nay.

Trường đại học UCLA tiếp tục cho ra nhiều các bản RFC trong những năm của thập niên kỷ 1970, không những vì chất lượng uyên thâm, song còn là vì UCLA là những Bộ điều hành giao diện thông điệp (Interface Message Processor) (nút kết nối mạng) đầu tiên trên mạng ARPANET.

Trung tâm nghiên cứu phát triển (Augmentation Research Center - viết tắt là ARC) của ông Douglas Engelbart tại Học viện nghiên cứu Stanford (Stanford Research Institute) - là một trong bốn nút mạng đầu tiên của mạng ARPANET. Nó cũng đồng thời là Trung tâm tin tức liên mạng (Network Information Centre) đầu tiên, đồng thời nó còn là (như đã được nhà xã hội học Thierry Bardini ghi chú) nguồn gốc của một số lớn những RFC ở thời kỳ đầu.

Từ năm 1969 đến năm 1998, ông Jon Postel làm chủ biên tập RFC. Sau khi hợp đồng ủng hộ tài chính của chính phủ Mỹ hết hạn, Hội đồng Internet (thay mặt cho IETF) ký hợp đồng với Chi nhánh điều hành liên mạng (Networking Division) của trường đại học miền Nam California (University of Southern California - viết tắt là USC) đứng ra làm quyền biên tập và chịu trách nhiệm về việc xuất bản (dưới sự chỉ đạo của IAB). Jon Postel tiếp tục giữ chức chủ biên tập cho đến khi ông mất; sau này, Bob Braden lãnh chức chủ nhiệm đề án, trong khi Joyce Reynolds tiếp tục làm một thành viên của nhóm.

Phương thức lấy các bản RFC

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa chỉ chính thức của các RFC trên World Wide Web (Mạng lưới toàn cầu) là Chủ biên tập RFC. Chúng ta còn có thể lấy chúng từ những nguồn không chính thức khác, thông qua rất nhiều các máy chứa bản sao (mirror sites), truy cập dùng HTTP (HyperText Transfer Protocol), dùng FTP nặc danh (anonymous FTP), dùng giao thức gopher (gopher protocol), hoặc những giao thức phổ biến của tầng ứng dụng.

Ai cũng có thể tiếp cận bất cứ một bản RFC nào đã từng được công bố, như RFC 3700, thông qua liên kết nối URL: http://www.rfc-editor.org/rfc/rfc3700.txt

Hầu hết các bản RFC đều hiện hữu ở dạng văn bản ASCII, song chúng cũng còn hiện hữu ở các dạng văn bản (file format) khác; Từ năm 2006 trở đi, những phiên bản chính thức của bất cứ đặc tả về tiêu chuẩn Internet nào, cũng đều ở dưới dạng văn bản ASCII. Xin lưu ý, bản RFC 1119 không tồn tại trong các bản RFC tiêu chuẩn được lưu trữ.

Để tiếp cận các chi tiết về dữ liệu (meta data) của một bản RFC, bao gồm lược trình (abstract), những từ chủ chốt, tác giả, ngày xuất bản, đính chính, hiện trạng, và đặc biệt là sự cập nhật những thông tin mới, những thay đổi, ở dạng thức mà người dùng đọc được, một cách dễ dàng, các máy của chủ biên tập RFC cung cấp những bảng điền chi tiết cho những nhu cầu tìm kiếm, với nhiều chức năng khác nhau. Mỗi một lần chuyển hướng (đi lùng tìm văn bản) là một lần các tham số hiệu quả được thay đổi, chẳng hạn: http://purl.net/net/rfc/3700

Cấp bậc

[sửa | sửa mã nguồn]

Không phải bản RFC nào cũng là tiêu chuẩn. Chỉ có nhóm IETF đại diện cho Nhóm chỉ đạo kỹ thuật liên kết mạng (Internet Engineering Steering Group - viết tắt là IESG) là có quyền chuẩn y các bản RFC đang trên đà trở thành tiêu chuẩn. Cấp bậc của các bản RFC được chia ra thành những phần như đề cử (proposed) (PS), dự thảo (draft) (DS), và toàn phần (full) tiêu chuẩn Internet (Internet Standards (STD)). Mỗi một biên tập phụ, thuộc một tiêu chuẩn STD nào đó, đều có riêng một con số đặc thù; Kể từ năm 2006 trở đi, tiêu chuẩn số 1 là RFC 3700. Một số các STD tạo nên nhiều nhóm nhỏ, gồm nhiều những RFC liên quan.

Một bản RFC thử nghiệm có thể là một tài liệu của IETF, hoặc một bản đệ trình cá nhân lên chủ biên tập RFC. Trên lý thuyết, thực trạng của các bản tài liệu như là cái tên của nó ám chỉ - chúng chỉ là các "Đề nghị duyệt thảo và bình luận". Trên thực tế một số bản tài liệu không được nâng đỡ trên đà tiêu chuẩn vì không có người tình nguyện thi hành những chi tiết cụ thể trong thủ tục. Một số tài liệu quan trọng cũng chỉ tổn tại như một Bản thảo Internet, trong khi đó lại có những bản RFC chính quy hầu như trở nên lỗi thời (historic). Kể từ năm 2006 trở đi, so sánh bản TAObis I-D với bản RFC 3160, còn được gọi là "The Tao of IETF" (Bản chất Tao trong IETF).

Một bản RFC tin tức hầu như có thể là bất cứ một thứ gì, từ những bản RFC hài hước mùng 1 tháng Tư (April 1st jokes) về những giao thức sở hữu (proprietary protocols) cho đến những bản RFC chủ chốt, được đại đa số biết đến, như bản RFC 1591. Một số bản RFC tin tức được nhóm lại thành một loạt các bài "tin tức đáng để ý" (for your information - viết tắt là FYI). Tuy hiện nay ít ai đăng thêm, một số những FYI cũ vẫn còn rất thích thú, chẳng hạn FYI 18 còn được gọi là RFC 1983, bản "Từ vựng dành cho người dùng Internet". (Internet User's Glossary)

Một bản RFC tồn kho (historic) là một bản lỗi thời và đã có một phiên bản mới thay thế nó. Những bản này liệt trình một giao thức không được coi là đáng để ý trong Internet hiện tại, hoặc đã bị mang ra khỏi đà tiêu chuẩn hóa vì những lý do nào đó. Một số những bản RFC lỗi thời còn không được liệt kê vào hàng các bản tồn kho, vì "Tiến trình tiêu chuẩn hoá Internet" (Internet Standards Process) thường không cho phép những tham chiếu có tính quy chuẩn (normative references) đối với một bản RFC đang trên đà tiêu chuẩn hóa, từ một RFC có địa vị thấp hơn. Đồng thời, ít người chú ý đến việc giải quyết những chi tiết thủ tục yêu cầu, để những bản RFC được phân loại là tồn kho, và những thay đổi được đánh dấu vào tất cả các bản RFC phụ thuộc vào nó.

Dạng vô danh thường được đặt cho những bản RFC quá cũ, không rõ cấp bậc của nó phải là gì nếu phải công bố. Trong một vài trường hợp, những bản RFC ấy còn hoàn toàn không được công bố. Những bản RFC cũ thường, như cái tên của nó ám chỉ, chỉ đơn thuần là những bản "Yêu cầu duyệt thảo và bình luận", không chủ tâm đặc tả một giao thức, một chu trình quản lý, hoặc bất cứ một cái gì khác mà các RFC hiện nay đang được dùng để thực hiện.

Một loạt các bài những thực hành ưu ái (best common practice - viết tắt là BCP) thu thập các tài liệu về quản lý và những văn bản được công nhận là những luật lệ chính quy, và không thuộc dạng tin tức, song chúng không ảnh hưởng đến những dữ liệu được truyền thông qua đường dây. Danh giới giữa các bản trên đà tiêu chuẩn hóa và các bản BCP thường, là một danh giới rất khó phân định. Nếu một tài liệu chỉ ảnh hưởng đến Tiến trình tiêu chuẩn hoá Internet (Internet Standards Process), còn được gọi là BCP 9 hoặc Sự quản lý IETF thì nó rõ ràng là một bản BCP. Nếu bản RFC ấy chỉ định nghĩa những luật lệ và quy định cho những cơ quan đăng ký IANA (Internet Assigned Numbers Authority), thì khó mà có thể phân định được nó là cái nào. Đa số những bản tài liệu này được liệt kê là các bản BCP, song cũng có một số đang trên đà được tiêu chuẩn hóa.

Loạt các bài BCP còn đồng thời nói đến những đề bạt kỹ thuật về phương pháp thực hành những tiêu chuẩn Internet, chẳng hạn đề bạt về cách dùng những bộ lọc nguồn (source filtering) làm cho những tấn công DoS (Denial of Service - Tấn công từ chối dịch vụ) trở nên khó khăn hơn như (RFC 2827: "Network Ingress Filtering: Defeating Denial of Service Attacks which employ IP Source Address Spoofing" - tạm dịch là "Thanh lọc nội mạng: Hủy diệt các tấn công từ chối dịch vụ dùng cách đóng địa chỉ IP giả") - là bản BCP 38.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Các địa chỉ chứa phiên bản của RFC

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ điển điện toán tự do trên mạng - FOLDOC

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này nguyên dựa trên những tài liệu được lấy từ Free On-line Dictionary of Computing, là nguồn tư liệu được phép sử dụng dưới giấy phép GFDL.