RVNS Trần Khánh Dư (HQ-4)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
RVNS Trần Khánh Dư (HQ-4)
Lịch sử
Hoa Kỳ
Đặt tên theo Edward William Forster
Xưởng đóng tàu Consolidated Steel Corporation, Orange, Texas
Đặt lườn 31 tháng 8 năm 1943
Hạ thủy 13 tháng 11 năm 1943
Nhập biên chế 25 tháng 1 năm 1944
Xuất biên chế 25 tháng 9 năm 1971
Xếp lớp lại DER-334, 21 tháng 10 năm 1955
Xóa đăng bạ 25 tháng 9 năm 1971
Số phận Bị Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thu giữ ngày 29 tháng 4 năm 1975
Hoa Kỳ
Tên gọi USCGC Forster WDE-434
Nhập biên chế 29 tháng 6 năm 1951
Xuất biên chế 25 tháng 5 năm 1954
Số phận Trở lại USN, 25 tháng 5 năm 1954
Việt Nam Cộng hòa
Tên gọi RVNS Trần Khánh Dư (HQ-4)
Trưng dụng 25 tháng 9 năm 1971
Số phận Bị thu giữ bởi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, 29 tháng 4 năm 1975
Huy hiệu Tập tin:Tran Khanh Du (HQ-4).png
Việt Nam
Tên gọi VPNS Dai Ky (HQ-03)
Trưng dụng 29 tháng 4 năm 1975
Tình trạng Phục vụ đến 1997, tình trạng không rõ
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Tàu khu trục hộ tống lớp Edsall
Trọng tải choán nước
  • 1,253 tấn bình thường
  • 1,590 tấn đầy tải
Chiều dài 306 ft (93 m)
Sườn ngang 36,58 ft (11,15 m)
Mớn nước 10,42 ft (3,18 m) đầy tải
Động cơ đẩy
Tốc độ 21 hải lý trên giờ (39 km/h; 24 mph)
Tầm xa 9.100 nmi (16.900 km; 10.500 mi) at 12 hải lý trên giờ (22 km/h; 14 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 8 sĩ quan, 201 binh lính

Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-04) vốn là tàu chiến cũ được Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa sử dụng, thuộc biên chế của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và được xem là chiến hạm lớn nhất của lực lượng này. Sau khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ năm 1975, tàu được Hải quân nhân dân Việt Nam tiếp quản.[1][2][3]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Được chế tạo tại nhà máy Consolidated Steel (Mỹ) từ ngày 31 tháng 08 năm 1943, con tàu chính thức hạ thủy ngày 13 tháng 11 năm 1943 và nhận tên hiệu USS Forster (DE-334). Ngày 25 tháng 01 năm 1944 nó chính thức được biên chế cho Hải quân Mỹ sử dụng, hoạt động chủ yếu ở vùng biển AtlanticĐịa Trung Hải. Sau chiến tranh, nó tiếp tục phục vụ trong Hải quân Mỹ thêm một thời gian nữa trước khi chuyển giao cho Lực lượng Tuần duyên bờ biển Mỹ ngày 20 tháng 06 năm 1951. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau, ngày 25 tháng 05 năm 1954 nó quay trở lại phục vụ cho Hải quân Mỹ ở vùng biển Bắc Thái Bình Dương. Tháng 09 năm 1971, USS Forster bị loại biên chế và ngay sau đó là viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa sử dụng với phiên hiệu mới là Trần Khánh Dư (HQ-04). Trong hải chiến Hoàng Sa 1974, HQ-04 cũng có tham chiến nhưng chỉ được vài phút thì bị hư hỏng và buộc phải rút lui. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam thu giữ và tái sử dụng HQ-04 với phiên hiệu mới là HQ-03. Con tàu đã phục vụ tích cực suốt hàng chục năm tới giữa những năm 1990.

Thông số kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến hạm HQ-04 thuộc lớp tàu khu trục hộ tống Edsall (khu trục hộ tống là phân loại tàu chiến Mỹ chuyên dùng cho nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu vận tải) được chế tạo chuyên cho vai trò chống ngầm. Nó có lượng giãn nước toàn tải 1.590 tấn (bé hơn nhiều so với phân loại khu trục hạm ngày nay), dài 93m, rộng 11,15m, mớn nước 3,18m. Tàu được trang bị 8 động cơ diesel cho tốc độ 21 hải lý/h, tầm hoạt động 16.900 km, thủy thủ đoàn lên tới 201 người.

Trang bị[sửa | sửa mã nguồn]

Hỏa lực pháo mạnh nhất của khu trục hạm HQ-04 là ba bệ pháo Mk 2 76mm đạt tốc độ bắn 50 phát/phút, tầm bắn 13,4 km. Pháo thời này chủ yếu được vận hành thủ công. Để bắn pháo cần tới kíp 7 người. Ngoài pháo 76mm, khu trục hạm HQ-03 còn có hai bệ pháo phòng không 40mm nòng kép với tầm bắn khoảng 7 km. 8 bệ pháo phòng không 20mm với tầm bắn hiệu quả 1 km.

Khả năng tác chiến chống ngầm được đóng những năm 1940 được đánh giá là khá mạnh với ngư lôi, cối chống ngầm, bom chìm. Trong ảnh là hệ thống cối chống ngầm Hedgehog (bắn những viên đạn cối nặng 29 kg, tầm bắn hiệu quả 200-259m, trang bị đầu nổ 16 kg TNT) mà HQ-03 được trang bị.

Trên tàu còn có dàn phóng ngư lôi Mark 15 cỡ 530mm (3 ống) bắn đi những quả ngư lôi nặng đến 1,7 tấn, tầm bắn hiệu quả 5,5 km, tối đa 13,5 km, trang bị đầu nổ nặng 375 kg, dùng kiểu dẫn đường con quay hồi chuyển[4].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]