Roscoea purpurea

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Roscoea purpurea
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Roscoea
Loài (species)R. purpurea
Danh pháp hai phần
Roscoea purpurea
Sm., 1806[1]
Danh pháp đồng nghĩa
  • Roscoea purpurea var. gigantea Wall., 1832[2]
  • Roscoea procera Wall., 1832[3]
  • Roscoea purpurea var. procera (Wall.) Baker, 1890[4]

Roscoea purpurea là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được James Edward Smith miêu tả khoa học đầu tiên năm 1806 từ các mẫu vật được Francis Buchanan (1762 – 1829) thu thập ở Nepal. Buchanan cũng là người đã thu thập và mô tả nhiều loài thực vật mới từ Ấn Độ và Nepal.[5] Nó là loài điển hình của chi này.[6][7]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

R. purpurea là loài bản địa dãy núi Himalaya, từ miền trung Ấn Độ (Himachal Pradesh) đến Nepal và biên giới Bhutan-Assam, ở cao độ từ 1.500-3.100 m.[1][7] Nó xuất hiện trong nhiều loại môi trường sống, cả ẩm ướt và khô ráo. Nó được tìm thấy trên đồng cỏ núi cao, mặt đá, vách bậc thang, các khoảng rừng thưa và bìa rừng thưa; đôi khi tiếp xúc với ánh nắng đầy đủ và đôi khi trong bóng râm của các cây thân thảo, cây bụi và cây gỗ khác.[8]

Các thứ[sửa | sửa mã nguồn]

R. purpurea được chia ra thành các thứ như sau:

  • R. purpurea f. purpurea (đồng nghĩa: R. procera Wall., 1832): Nguyên chủng.[9]
  • R. purpurea f. rubra Cowley, 2007:[10] Chủng hoa màu đỏ hoặc da cam. Có ở Nepal.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

R. purpurea có rễ mọng thịt. Các lá (4-8) mềm và hơi gợn sóng, màu xanh lục sáng, nhẵn hoặc có lông rung, dài 14–20 cm, mọc ngang hoặc uốn ngược lại. Các bẹ lá thường có màu tía hoặc ánh đỏ. Các lá bắc hình trứng hẹp và hầu như bị các lá phía trên che khuất. Hoa màu tía, tím hoa cà, đỏ hoặc trắng và xuất hiện liên tiếp giữa các lá phía trên từ tháng 6 đến tháng 9. Mỗi hoa chỉ tồn tại một hoặc hai ngày. Ống hoa dài 6,5–10 cm, nhưng bị các lá bắc và bẹ lá phía trên che khuất. Cánh hoa ở mặt lưng hình trứng, trong khi các cánh hoa bên ngắn hơn và thuôn tròn. Môi 3 thùy. Thùy trung tâm hình trứng ngược, rộng 2 cm và chia thùy ở đỉnh, các thùy bên thẳng-hình mũi mác. Chỉ nhị có các phần phụ nhọn, màu trắng.[7]

Thụ phấn[sửa | sửa mã nguồn]

R. purpurea được ruồi lưỡi dài (Philoliche longirostris) thụ phấn.[11] Nó là loài côn trùng thụ phấn bắt buộc cho R. purpurea. P. longirostris là loài ruồi lưỡi dài duy nhất phân bố trên dãy Himalaya và có vòi dài nhất trong số tất cả các thành viên của họ Tabanidae.[12] Sự phổ biến theo mùa của loài ruồi này đồng bộ chặt chẽ với thời kỳ nở hoa đỉnh điểm của R. purpurea.[13][14] Quá trình truyền phấn xảy ra khi ruồi đẩy vào các phần phụ của nhị hoa kéo dài từ gốc của nhị hoa ở lối vào của ống tràng hoa. Hành động này làm cho bao phấn và vòi nhụy và đầu nhụy hạ xuống và chạm vào lưng ruồi.[14]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

R. purpurea được trồng làm cây cảnh. Ở miền bắc Ấn Độ, theo truyền thống thì rễ củ được sử dụng để làm thuốc chữa sốt rét. Ở Nepal, chúng được luộc để ăn và cũng được sử dụng trong thú y cổ truyền.[7]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tư liệu liên quan tới Roscoea purpurea tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Roscoea purpurea tại Wikispecies
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Roscoea purpurea”. International Plant Names Index.
  1. ^ a b WCSP (2011), World Checklist of Selected Plant Families, The Board of Trustees of the Royal Botanic Gardens, Kew, truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2011, search for "Roscoea purpurea".
  2. ^ Wallich N., 1832. Roscoea purpurea, gigantea. Plantae Asiaticae Rariores: or, Descriptions and figures of a select number of unpublished East Indian plants 3: 22.
  3. ^ Wallich N., 1832. Roscoea procera. Plantae Asiaticae Rariores: or, Descriptions and figures of a select number of unpublished East Indian plants 3: tab. 242.
  4. ^ Baker J. G., 1890. Order CXLIX. Scitamineae: Roscoea purpurea var. procera trong Hooker J. D., 1890. The Flora of British India 6: 208.
  5. ^ The Plant List (2010). Roscoea purpurea. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  6. ^ Wilford, Richard (1999), “Roscoeas for the rock garden”, Quarterly Bulletin of the Alpine Garden Society, 67 (1): 93–101
  7. ^ a b c d Roscoea purpurea trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 21-2-2021.
  8. ^ Cowley, E. J. (2007), The genus Roscoea, Royal Botanic Gardens, Kew, ISBN 978-1-84246-134-1, tr. 51.
  9. ^ Roscoea purpurea f. purpurea trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 21-2-2021.
  10. ^ Roscoea purpurea f. rubra trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 21-2-2021.
  11. ^ Paudel, Babu Ram; Shrestha, Mani; Burd, Martin; Adhikari, Subodh; Sun, Yong-Shuai; Li, Qing-Jun (ngày 1 tháng 9 năm 2016), “Coevolutionary elaboration of pollination-related traits in an alpine ginger (Roscoea purpurea) and a tabanid fly in the Nepalese Himalayas”, New Phytologist, 211 (4): 1402–1411, doi:10.1111/nph.13974, PMID 27112321
  12. ^ Goldblatt, P.; Manning, J. C. (2000), “The long-proboscid fly pollination system in Southern Africa.”, Annals of the Missouri Botanical Garden, 87 (2): 146–170, doi:10.2307/2666158, JSTOR 2666158
  13. ^ Sen, S. K. (1931), “Notes on the bionomics and anatomy of Corizoneura longirostris, Hardwicke”, Indian Journal of Veterinary Science and Animal Husbandry, 1: 24–28
  14. ^ a b Paudel, Babu Ram; Shrestha, Mani; Dyer, Adrian G.; Zhu, Xing-Fu; Abdusalam, Aysajan; Li, Qing-Jun (2015), “Out of Africa: evidence of the obligate mutualism between long corolla tubed plant and long-tongued fly in the Himalayas”, Ecology and Evolution, 5 (22): 5240–5251, doi:10.1002/ece3.1784, PMC 6102519, PMID 30151127