Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh

Sân bay quốc tế
Thủ Đô Bắc Kinh
北京首都国际机场
Běijīng Shǒudū Guójì Jīchǎng
Nhà ga 3
Mã IATA
PEK
Mã ICAO
ZBAA
Thông tin chung
Kiểu sân bayDân dụng
Cơ quan quản lýCục hàng không dân dụng Trung Quốc
Thành phốBắc Kinh
Vị tríThuận Nghĩa, Bắc Kinh
Phục vụ bay cho
Phục vụ bay thẳng cho
Độ cao116 ft / 35 m
Tọa độ40°04′21″B 116°35′51″Đ / 40,0725°B 116,5975°Đ / 40.07250; 116.59750
Trang mạngen.bcia.com.cn
Maps
PEK trên bản đồ Bắc Kinh
PEK
PEK
Vị trí ở Trung Quốc
PEK trên bản đồ Trung Quốc
PEK
PEK
PEK (Trung Quốc)
Đường băng
Hướng Chiều dài Bề mặt
m ft
18L/36R 3.800 12.468 Nhựa đường
18R/36L 3.200 10.499 Nhựa đường
01/19 3.800 12.468 Bê tông
Thống kê (2015)
Số lượt khách89,9 triệu
Số lượt chuyến581.773
Tấn hàng1.831.167
Ảnh hưởng kinh tế và xã hội6,5 tỷ USD và & 571,7 ngàn[1]
Statistics from Airports Council International,[2] Sân bay có lượng khách đông nhất Trung Quốc
Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh
Phồn thể
Giản thể

Sân bay quốc tế Thủ Đô Bắc Kinh (giản thể: 北京首都国际机场; phồn thể: 北京首都國際機場; bính âm: Běijīng Shǒudū Guójì Jīchǎng; tiếng Anh: Beijing Capital International Airport; Hán-Việt: Bắc Kinh Thủ đô Quốc tế Cơ trường) là sân bay quốc tế phục vụ thủ đô Bắc Kinh. Dự án nâng cấp sân bay này có giá trị 500 triệu euro (625 triệu Đô la Mỹ) vay của Ngân hàng Phát triển châu Âu. Sân bay quốc tế Thủ Đô Bắc Kinh là sân bay nhộn nhịp nhất Trung Quốc, lượng khách tăng trưởng hai con số kể từ năm 2003, là sân bay bận rộn nhất châu Á về lượng máy bay hoạt động, vượt lên trên Sân bay quốc tế Tokyo. Về lượng khách, sân bay này bận rộn thứ 2 châu Á và bận rộn thứ 14 thế giới năm 2005 với tổng lượng khách phục vụ là 33.143.003, cao hơn Sân bay quốc tế Hồng Kông. Năm 2009, sân bay này đã phục vụ 488.495 lượt chuyến, 65.329.851 lượt khách.[2], năm 2010, sân bay phục vụ 73,8 triệu lượt khách, là sân bay lớn nhất Trung Quốc về lượt khách thông qua, năm 2013 là 83,7 triệu lượt khách, là sân bay thứ 2 thế giới về số lượt khách thông qua, chỉ sau sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta ở thành phố Atlanta, bang Georgia, Hoa Kỳ (với 89,3 triệu lượt khách). Sân bay này cách trung tâm Bắc Kinh 20 km về phía đông bắc. Năm 2015, số lượng khách thông qua sân bay này là hơn 89,9 triệu lượt khách, xếp thứ nhì thế giới sau sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sân bay Thủ Đô Bắc Kinh đã được mở cửa vào ngày 2 tháng 3 năm 1958. Sân bay sau đó bao gồm một nhà ga nhỏ, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, được sử dụng cho các chuyến bay VIP và các chuyến bay thuê. Ngày 01 Tháng 1 năm 1980, nhà ga mới và lớn hơn được xây dựng - có màu xanh lục đã được khai trương, với các chỗ đỗ cho 10-12 máy bay. Nhà ga lớn hơn nhà ga thập niên 1950, nhưng giữa những năm 1990, nó trở nên quá nhỏ. Sau đó, nhà ga này đã được đóng cửa để cải tạo sau khi mở nhà ga 2.

Vào cuối năm 1999, để đánh dấu kỷ niệm 50 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sân bay này đã được mở rộng một lần nữa. Nhà ga mới này mở cửa vào ngày 11 tháng 11, và được đặt tên là nhà ga 2. 20 Tháng 9 năm 2004, mở cửa nhà ga số 1 mới cho một vài hãng hàng không, bao gồm cả các chuyến bay nội địa và quốc tế của hãng hàng không China Southern Airlines từ Bắc Kinh. Các hãng hàng không các chuyến bay nội địa và quốc tế vẫn hoạt động trong nhà ga số 2. Một đường băng thứ ba mở cửa vào ngày 29 tháng 10 năm 2007, để làm giảm tắc nghẽn trên hai đường băng khác[3].

Một dự án mở rộng, nhà ga số 3 (T3) được hoàn thành vào tháng 2 năm 2008, trong thời gian cho Thế vận hội Bắc Kinh. Việc mở rộng quy mô khổng lồ đợt này bao gồm một đường băng thứ ba và nhà ga hành khách khác cho sân bay Bắc Kinh, và một kết nối đường sắt giữa sân bay với trung tâm thành phố. Tại thời điểm mở cửa nhà ga này, nó là cấu trúc do con người xây dựng lớn nhất trên thế giới về diện tích, và một mốc lớn ở Bắc Kinh đại diện cho các thành phố đang phát triển và phát triển của Trung Quốc. Mở rộng phần lớn được tài trợ bởi một khoản vay 30 tỷ yên từ Nhật Bản và 500 triệu euro (USD 625 triệu USD) vốn vay từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB). Khoản vay này là lớn nhất từ ​​trước đến nay của EIB cấp ở châu Á, thỏa thuận đã được ký kết trong Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU 8 được tổ chức vào tháng 9 năm 2005[4].

Từ lưu thời điểm Thế vận hội 2008 và với việc hoàn thành nhà ga mới, sân bay Thủ đô Bắc Kinh đã vượt qua sân bay quốc tế Haneda-Tokyo là sân bay bận rộn nhất ở châu Á dựa trên lưu lượng chuyên chở hành khách theo lịch trình[5].

Do năng lực hạn chế tại Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, sân bay sân bay mới ở Đại Hưng được khởi công xây dựng từ năm 2012 hoàn thành vào năm 2017, có 9 đường băng, công suất thiết kế từ 120-200 triệu lượt khách mỗi năm. Chưa rõ việc phân chia các tuyến bay giữa hai sân bay[6].

Các hãng hàng không[sửa | sửa mã nguồn]

Sân bay Thủ Đô Bắc Kinh vào năm 1959
Air Force One của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tại Sân bay Thủ Đô Bắc Kinh năm 1972.
Sân bay Thủ đô Bắc Kinh nhìn từ trên cao

Hành khách[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà ga T3
Tháp không lưu
Thang máy nối ga T1 và T2
Hãng hàng khôngCác điểm đến
Air AlgérieAlgiers
Air AstanaAlmaty, Astana
Air ChinaAksu, Astana, Athens, Auckland, Bangkok-Suvarnabhumi, Bao Đầu, Barcelona, Bắc Hải, Budapest, Busan, Trường Xuân, Trường Sa, Trường Trị, Thường Châu, Thành Đô-Song Lưu, Thành Đô-Thiên Phủ, Chiang Mai, Chita, Trùng Khánh, Copenhagen, Đại Lý, Đại Liên, Đan Đông, Đại Khánh, Đạt Châu, Dubai, Đôn Hoàng, Frankfurt, Fukuoka, Phụ Dương, Phú Viễn, Phúc Châu, Genève, Quảng Nguyên, Quảng Châu, Quế Lâm, Quý Dương, Hải Khẩu, Hailar, Kumul, Hàng Châu, Hà Nội, Cáp Nhĩ Tân, Hợp Phì, Hành Dương, Hiroshima, Thành phố Hồ Chí Minh, Hồng Kông, Hoà Điền, Hoài An, Huệ Châu, Islamabad, Istanbul, Jakarta–Soekarno Hatta, Giai Mộc Tư, Kiến Tam Giang, Yết Dương, Cảnh Đức Trấn, Tĩnh Cương Sơn, Johannesburg–O. R. Tambo, Jinnah, Karamay, Kashgar, Korla, Kuala Lumpur, Côn Minh, Lan Châu, Lhasa, Liên Vân Cảng, Lệ Giang, Lâm Phần, London-Gatwick, London-Heathrow, Los Angeles, Lữ Lương, Madrid, Manila, Mãn Châu Lý, Melbourne, Miên Dương, Milan-Malpensa, Minsk, Moscow–Sheremetyevo, Mẫu Đơn Giang, Munich, Nagoya-Chubu, Naha, Nam Xương, Nam Kinh, Nam Ninh, Nam Thông, New York-John F. Kennedy, Ninh Ba, Nyingchi, Ngạc Nhĩ Đa Tư, Osaka-Kansai, Paris–Charles de Gaulle, Phnôm Pênh, Phuket, Thanh Đảo, Tề Tề Cáp Nhĩ, Cù Châu, Roma-Fiumicino, San Francisco, Tam Á, Sapporo-Chitose, Sendai, Seoul-Gimpo, Seoul-Incheon, Thượng Hải-Hồng Kiều, Thượng Hải-Phố Đông, Thượng Nhiêu, Thiệu Dương, Thẩm Dương, Thâm Quyến, Thạch Hà Tử, Thập Yển, Singapore, Tùng Nguyên, Stockholm–Arlanda, Sydney, Đài Bắc-Đào Viên, Thái Nguyên, Thai Châu, Tokyo-Haneda, Tokyo-Narita, Thông Hóa, Tumxuk, Ulaanbaatar, Ô Lan Hạo Đặc, Ürümqi, Vancouver, Vienna, Warsaw–Chopin, Washington-Dulles, Uy Hải, Ôn Châu, Vũ Hán, Hạ Môn, Tây An, Tây Xương, Tích Lâm Hạo Đặc, Tây Ninh, Diên An, Diêm Thành, Yangon, Dương Châu, Diên Cát, Yên Đài, Nghi Tân, Nghi Xương, Giang Tây-Nghi Xuân, Ngân Xuyên, Ý Ninh, Nghĩa Ô, Vận Thành, Trương Gia Giới, Trạm Giang, Trịnh Châu, Châu Hải, Tuân Nghĩa-Mao Đài
Air China Inner MongoliaBayan Nur, Bắc Hải, Quý Dương, Hô Hòa Hạo Đặc, Ninh Ba, Ngạc Nhĩ Đa Tư, Thông Liêu, Uy Hải, Tây An, Yên Đài, Châu Hải
Air FranceParis–Charles de Gaulle
Air KoryoBình Nhưỡng
Air MacauMa Cao
All Nippon AirwaysOsaka-Kansai, Tokyo-Haneda, Tokyo-Narita
Asiana AirlinesSeoul-Gimpo, Seoul-Incheon
Azerbaijan AirlinesBaku
Cathay PacificHồng Kông
China AirlinesĐài Bắc-Đào Viên
China Eastern AirlinesThượng Hải-Hồng Kiều
Dalian AirlinesTrường Sa, Đại Liên, Cám Châu, Quế Lâm, Hoàng Sơn, Liễu Châu, Nam Ninh, Hạ Môn, Tây An
EgyptairCairo
EmiratesDubai
Ethiopian AirlinesAddis Ababa
EVA AirĐài Bắc-Đào Viên
Grand China AirHailar, Cửu Giang, Lan Châu, Quảng Tây-Ngọc Lâm
Hainan AirlinesAn Khánh, Bangkok-Suvarnabhumi, Belgrade, Berlin, Boston, Brussels, Trường Xuân, Trường Sa, Thành Đô-Song Lưu, Trùng Khánh, Đại Liên, Đông Dinh, Quảng Châu, Quế Lâm, Quý Dương, Hải Khẩu, Hàng Châu, Cáp Nhĩ Tân, Irkutsk, Giai Mộc Tư, Kê Tây, Côn Minh, Lãng Trung, Lan Châu, Lũng Nam, Manchester, Mãn Châu Lý, Moscow–Sheremetyevo, Mẫu Đơn Giang, Nam Xương, Nam Ninh, Osaka-Kansai, Phuket, Kiềm Giang, Khánh Dương, Quỳnh Hải, Saint Peterburg, Tam Á, Thượng Hải-Hồng Kiều, Thượng Hải-Phố Đông, Thâm Quyến, Đài Bắc-Đào Viên, Tel Aviv, Tokyo-Narita, Ürümqi, Ôn Châu, Ô Hải, Vũ Hán, Hạ Môn, Tây An, Tây Song Bản Nạp, Diên An, Nghi Xương, Ngân Xuyên, Nhạc Dương, Thiển Tây-Du Lâm

Theo mùa: Dublin, Edinburgh

Hongkong AirlinesHồng Kông
Japan AirlinesTokyo-Haneda
Jeju AirJeju
Jiangxi AirNam Xương
KLMAmsterdam
Korean AirJeju, Seoul-Gimpo, Seoul-Incheon
Kunming AirlinesCôn Minh
Loong AirHàng Châu
LOT Polish AirlinesWarsaw–Chopin
Lucky AirCôn Minh
LufthansaFrankfurt, Munich
Mahan AirTehran–Imam Khomeini
MIAT Mongolian AirlinesUlaanbaatar
Pakistan International AirlinesIslamabad
Philippine AirlinesManila
Shandong AirlinesPhúc Châu, Thanh Đảo, Hạ Môn, Yên Đài, Châu Hải
Shenzhen AirlinesThành Đô-Song Lưu, Nam Ninh, Nam Thông, Tuyền Châu, Thâm Quyến, Vô Tích, Tương Dương, Giang Tây-Nghi Xuân
Sichuan AirlinesCairo, Thành Đô-Song Lưu, Thành Đô-Thiên Phủ, Trùng Khánh, Côn Minh, Miên Dương, Tam Á, Vạn Châu, Vũ Di Sơn, Tây Xương, Tây Song Bản Nạp, Trung Vệ
Singapore AirlinesSingapore
SriLankan AirlinesColombo-Bandaranaike
Thai Airways InternationalBangkok-Suvarnabhumi
Tibet AirlinesLhasa
Turkish AirlinesIstanbul
Turkmenistan AirlinesAshgabat
United AirlinesSan Francisco
Uzbekistan AirwaysTashkent
Vietnam AirlinesHà Nội, Nha Trang

Hàng hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Hãng hàng khôngCác điểm đến
AirBridgeCargo AirlinesMoskva-Domodedovo, Moskva-Sheremetyevo, St. Petersburg
Air China CargoAnchorage, Atlanta, Chennai, Chicago-O'Hare, Copenhagen, Dallas/Fort Worth, Frankfurt, Los Angeles, Milan-Malpensa, New York-JFK, Paris-Charles de Gaulle, Portland (OR), Thượng Hải, Singapore, Vienna
Air Hong KongHồng Kông[7]
Air KoryoPyongyang
CargoluxLuxembourg
Cathay Pacific CargoHồng Kông
China Southern AirlinesSeoul-Incheon, Thâm Quyến
Etihad Crystal CargoAbu Dhabi, Almaty[8]
FedEx ExpressHàng Châu, Nam Kinh, Seoul-Incheon, Thượng Hải
Korean Air CargoSeoul-Incheon
MASkargoKuala Lumpur
SAS Cargo GroupCopenhagen, Thượng Hải, Stockholm-Arlanda
Singapore Airlines CargoSingapore
Volga-DneprKrasnoyarsk-Yemelyanovo

Các nhà ga (Terminal)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Terminal 1 mở cửa ngày 20/9/2004 và phục vụ các tuyến quốc nội và Hồng Kông, Macau. Nhà ga 1 nhỏ và có 10 cổng lên máy bay.
  • Terminal 2 có thể phục vụ 20 máy bay đồng thời. Kentucky Fried ChickenStarbucks là 2 quầy phục vụ khách nhà ga T2 trước chuyến bay.
  • Terminal 3 đang được xây dựng với thiết kế của một công ty kiến trúc Anh Foster and Partners, và dự kiến hoàn thành năm 2007. Diện tích sàn lên đến 900.000 m2 với 5 tầng nổi và 2 tầng ngầm, 66 cầu dẫn hành khách. Một đường băng mới cũng được xây dựng.

Hải quan[sửa | sửa mã nguồn]

Hải quan Bắc Kinh tịch thu rượu bỏ trong hành lý dù không có cảnh báo rõ (10/2005).

Thư viện hình[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Beijing Capital International airport – Economic and social impact”. Ecquants. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2013.
  2. ^ a b “ngày 31 tháng 3 năm 2014 Preliminary world airport traffic and rankings 2013” (PDF). ngày 31 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2014. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “ACI” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ Beijing Airport's third runway opens on Monday
  4. ^ "China: European Investment Bank to provide €500 million to support climate change mitigation" European Commission
  5. ^ “AAPA members' international traffic falls in July; Beijing now busiest airport in the region”. anna.aero. ngày 5 tháng 9 năm 2008.
  6. ^ Yin Mingzhe (ngày 21 tháng 6 năm 2011). “Beijing's new airport expects inaugural flight in 2017”. China Daily.
  7. ^ “Hong Kong International Airport – Real Time Flight Information – Cargo Departure”. Hongkongairport.com. Truy cập 21 Tháng 6 năm 2012.
  8. ^ “Etihad Crystal Cargo Schedule” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]