Sư đoàn 346, Quân đội nhân dân Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sư đoàn 346
Quân khu 1
Quốc gia Việt Nam
Thành lập1978 (45–46 năm trước)
Quân chủng Lục quân
Phân cấpSư đoàn bộ binh
Khẩu hiệuĐoàn kết, tự lực, kiên cường, quyết thắng
Tham chiếnChiến tranh biên giới phía Bắc

Sư đoàn 346, bí danh Đoàn Lam Sơn[1] là một sư đoàn bộ binh thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Quyết định số 29/QĐ-TM của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam ký bởi Phó Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Khánh, ngày 22 tháng 4 năm 1978, sư đoàn thành lập tại 2 xã An TườngLưỡng Vượng, huyện Yên Sơn, tỉnh Hà Tuyên (nay là tỉnh Tuyên Quang).[2][3] Sư đoàn thành lập trên nòng cốt từ Trung đoàn 246 (Trung đoàn Tân Trào)[4] và sau đó tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.[3]

Sư đoàn 346 nay thuộc biên chế Quân khu 1, đóng quân tại tỉnh Thái Nguyên.[2] Khẩu hiệu truyền thống của Sư đoàn là "Đoàn kết, tự lực, kiên cường, quyết thắng".[3]

Từ năm 2005, Sư đoàn được Bộ Quốc phòng tặng thưởng 2 cờ thưởng thi đua (vào các năm 2005, 2008), Bộ tư lệnh Quân khu tặng cờ thi đua năm 2009, Bằng khen năm 2010...[3]

Lãnh đạo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sư đoàn trưởng: Đại tá Đỗ Văn Toán[3]
  • Chính ủy: Thượng tá Đàm Tiến Dũng[2]
  • Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng: Đại tá Nguyễn Văn Hoà[1]
  • Phó Sư đoàn trưởng: Đại tá Văn Khắc Thành
  • Phó Chính ủy: Đại tá Đỗ Văn Thơi

Biên chế[sửa | sửa mã nguồn]

Biên chế năm 1978[3]:

  • Trung đoàn 246 (Trung đoàn Tân Trào), thành lập 30 tháng 6 năm 1948.
  • Trung đoàn 677, thành lập 30 tháng 6 năm 1977.
  • Trung đoàn 567, thành lập 15 tháng 1 năm 1975, Anh hùng LLVT nhân dân..

Hai trung đoàn 677 và 567 đã chuyển giao sang khung thường trực huấn luyện lực lượng dự bị động viên.[3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Đoàn Tân Trào: Rèn binh, luyện cán
  2. ^ a b c “Sư đoàn 346: Phát huy truyền thống, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2016.
  3. ^ a b c d e f g Phát huy truyền thống “Đoàn kết-tự lực-kiên cường-quyết thắng” xây dựng đơn vị VMTD[liên kết hỏng]
  4. ^ Cận cảnh chiến sĩ Đoàn Tân Trào luyện bài chiến thuật bộ binh

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]