Thích Thiện Ân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Sư Thiện Ân)
Đại đức
thích thiện ân
Tên khai sinhTrần Văn Thâu
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhTrần Văn Thâu
Mất1941
Đảng phái Đảng Cộng sản Đông Dương
 Cổng thông tin Phật giáo

Sư Thiện Ân (?-1941), hay Đại đức Thích Thiện Ân, là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam. Sư cũng là một người tham cách mạng Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, được Nhà nước Việt Nam truy nhận liệt sĩ năm 1996.

Thân thế và hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Sư thế danh là Trần Văn Thâu, hiện chưa rõ năm sinh và xuất thân, chỉ biết đầu năm 1941, Sư là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, được Liên Tỉnh ủy Hậu Giang cử cùng một số người đến chùa Tam BảoRạch Giá, do Hòa thượng Thích Trí Thiền trụ trì, để bí mật hoạt động.

Bấy giờ, chùa Tam Bảo là trụ sở của Hội Phật học kiêm tế, do sư Trí Thiện và sư Thiện Chiếu đồng sáng lập, hoạt động chấn hưng Phật giáo và tuyên truyền chống thực dân Pháp. Chùa cũng là cơ quan liên lạc cho Liên tỉnh ủy Hậu Giang và tàng trữ vũ khí sản xuất tại U Minh chuyển ra, để phân phối đi các nơi. Trên cơ sở hợp pháp của báo Tiến hóa, Sư cùng các đồng chí mình đã cho in ấn nhiều truyền đơn và tài liệu cho Tỉnh ủy Rạch Giá, góp phần gầy dựng lại cơ sở lại sau thất bại của Khởi nghĩa Nam Kỳ.

Tuy nhiên, giữa năm 1941[1], do có nội gián[2], mật thám Pháp vây bắt chùa Tam Bảo, Hòa thượng Trí Thiền, Sư và một số người khác liên quan bị bắt, trừ Sư Thiện Chiếu trốn thoát được.

Tại chùa, mật thám Pháp thu được một số tài liệu in ấn và bom tự tạo. Trong quá trình thẩm vấn tại chỗ thì một quả bom phát nổ làm bị thương nhiều người. Báo cáo chính trị của Mật thám Nam Kỳ có ghi lại sự việc này như sau:

Sư cùng với Hòa thượng Trí Thiền và những người liên quan bị giải lên Sài Gòn xét xử. Sư nhận hết tội danh về mình, cùng Phan Văn Bảy và Lưu Nhơn Sâm bị kết án tử hình. Sư Trí Thiện bị án 5 năm biệt xứ lưu đày Côn Đảo và mất tại đây năm 1943.

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Sư và Hòa thượng Trí Thiền bị bắt, chùa Tam Bảo bị đóng cửa, không ai được lui tới. Sau Cách mạng tháng Tám, chùa mới được mở cửa lại. Tăng tín đồ Phật tử và nhân dân tổ chức một lễ cầu siêu lớn tại chùa để cầu nguyện cho Hòa thượng Trí Thiền, Sư và nhiều người khác đã chết.

Sư được Nhà nước Việt Nam truy nhận liệt sĩ năm 1996. Tên Sư được đặt cho con đường trước ngôi chùa Tam Bảo mà Sư từng tu hành (đường Sư Thiện Ân) và một cây cầu tại Rạch Giá.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đây là những người bị bắt trước đó bị đưa đến chùa để thẩm vấn đối chứng.
  2. ^ Một loại gỗ cứng như sắt.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tài liệu "Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX", Tập I, do Thích Đồng Bổn chủ biên, Thành Hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, ghi năm 1939
  2. ^ Theo "Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX", Tập I, do Thích Đồng Bổn chủ biên, Thành Hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, thì nội gián này có tên là Tư Chà
  • Thích Đồng Bổn chủ biên, "Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX", Tập I, Thành Hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành; Mục "Hòa thượng Thích Trí Thiền (1882 - 1943)".
  • Trần Giang, "Nam Kỳ Khởi Nghĩa, 23 tháng 11 năm 1940", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1996; Mục "Vụ vỡ cơ sở cách mạng tại chùa Tam Bảo".