Sắt(III) hydroxide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Sắt(III) hidroxit)
Sắt(III) hydroxide
Danh pháp IUPACIron(III) hydroxide
Nhận dạng
Số CAS51274-00-1
PubChem91502
Số EINECS215-176-6
MeSHGoethite
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider82623
Thuộc tính
Công thức phân tửFe(OH)3
Khối lượng mol106,86902 g/mol
Bề ngoàibột đỏ nâu
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng4,25 g/cm³
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Tích số tan, Ksp2,79×10−39[1]
Các nguy hiểm
NFPA 704

0
1
0
 
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Sắt(III) hydroxide hoặc ferric hydroxide là hợp chất hóa học của sắt, oxyhydro với công thức Fe(OH)3. Sắt(III) hydroxide còn được gọi là sắt oxit vàng, hoặc Pigment Yellow 42. Sắt(III) hydroxide cũng là dạng trihydrat của hợp chất sắt(III) oxit, Fe2O3.3H2O.

Trạng thái tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Ferrihydrit là khoáng chất ngậm nước vô định hình hoặc tinh thể nano, tên gọi chuẩn là FeOOH•1.8 H
2
O
nhưng với nhiều loại ngậm nước khác nhau.

Tính chất[sửa | sửa mã nguồn]

Màu của sắt(III) hydroxide dao động từ màu vàng qua màu nâu sẫm đến màu đen, tùy thuộc vào mức độ hydrat hóa, kích thước hạt và hình dạng, và cấu trúc tinh thể.

Hóa học[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đun nóng, Fe(OH)3 phân hủy và kết tinh lại thành α-Fe2O3 (hematit).

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Oxit sắt màu vàng, hay Pigment Yellow 42, được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn cho sử dụng trong mỹ phẩm và được sử dụng trong một số loại mực xăm.

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Sắt(III) hydroxide kết tủa trong dung dịch muối sắt(III) ở pH trong khoảng từ 6,5 đến 8.[2] Do đó, sắt(III) oxy-hydroxide có thể thu được trong phòng thí nghiệm bằng cách phản ứng với muối sắt(III), chẳng hạn như sắt(III) nitrat hoặc sắt(III) chloride, với natri hydroxide:[3]

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓+ 3NaCl
Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓+ 3NaNO3

Trong thực tế, khi hòa tan trong nước, FeCl
3
tinh khiết sẽ thủy phân đến một mức độ nào đó, thu được oxy-hydroxide và làm cho dung dịch có tính axit:[2]

FeCl3 + 2H2O ↔ FeOOH + 3HCl

(Quá trình tương tự áp dụng cho sắt(III) perchlorat Fe(ClO4)3.Thay vào đó, ta thu được các hạt của α-Fe2O3.[4])

Hydroxide cũng có thể được tạo ra bởi sự chuyển đổi trạng thái rắn từ sắt(II) chloride tetrahydrat FeCl2·4H2O.[5]

Hợp chất cũng dễ dàng hình thành khi sắt(II) hydroxide tiếp xúc với không khí:

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Sắt(II) hydroxide cũng có thể bị oxy hóa bởi hydro peroxide khi có mặt axit:

2Fe(OH)2 + H2O2 → 2Fe(OH)3

An toàn[sửa | sửa mã nguồn]

Các cụm từ rủi ro và an toàn cho các oxit sắt là R36, R37, R38, S26S36.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2015.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  2. ^ a b Tim Grundl and Jim Delwiche (1993): "Kinetics of ferric oxyhydroxide precipitation". Journal of Contaminant Hydrology, volume 14, issue 1, pages 71-87. doi:10.1016/0169-7722(93)90042-Q
  3. ^ K. H. Gayer and Leo Woontner (1956): "The Solubility of Ferrous Hydroxide and Ferric Hydroxide in Acidic and Basic Media at 25°". Journal of Physical Chemistry, volume 60, issue 11, pages 1569–1571. doi:10.1021/j150545a021
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên matij
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên mack62