Số quay

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Trong toán học, số quay là một bất biến gắn với một phép đồng phôi của đường tròn.

Định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Giả sử f: S 1S 1 là một phép đồng phôi bảo toàn định hướng của đường tròn S1=R/Z. Thế thì f có thể được nâng lên thành một phép đồng phôi duy nhất F:RR của đường thẳng thực, thỏa mãn

với mọi số thực x và mọi số nguyên m.

Số quay của f được xác định bởi:

Henri Poincaré đã chứng minh rằng giới hạn này tồn tại và độc lập với sự lựa chọn điểm bắt đầu x. Số quay là một phần tử của R/Z. Một cách trực quan, nó đo góc quay trung bình dọc theo quỹ đạo của f.

Ví dụ[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu f là một phép quay với góc 2πθ (trong đó 0≤θ <1), thì

do đó số quay của fθ.

Tính chất[sửa | sửa mã nguồn]

Số quay là bất biến dưới liên hợp tôpô: nếu fg là hai phép đồng phôi của đường tròn và

với một ánh xạ liên tục đơn điệu h từ đường tròn vào chính nó (không nhất thiết là đồng phôi) thì fg có cùng số quay.

Số quay được Poincaré và Arnaud Denjoy sử dụng để phân loại các phép đồng phôi của đường tròn. Có hai khả năng:

  • Số quay fsố hữu tỷ p/q (phân số tối giản). Khi đó f có quỹ đạo tuần hoàn, mọi quỹ đạo đều có chu kỳ q.
  • Số quay của f là một số vô tỷ θ. Thế thì f không có quỹ đạo tuần hoàn. Có hai trường hợp con:
  1. Có một quỹ đạo trù mật.
  2. Tồn tại một tập hợp Cantor C bất biến dưới tác động của f.

Số quay là một ánh xạ liên tục từ nhóm các phép đồng phôi (với tô pô ) của đường tròn vào đường tròn.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • M.R. Herman, Sur la conjugaison différentiable des difféomorphismes du cercle à des rotations, Publ. Math. IHES, 49 (1979) pp. 5–234
  • Sebastian van Strien, Rotation Numbers and Poincaré's Theorem (2001)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]