Sợi trương lực

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sợi trương lực (tiếng Anh:Tonofibril) là cấu trúc protein tế bào chất, nằm trong biểu mô, phân bố tập trung tại thể liên kếtthể bán liên kết.[1] Đây là các sợi tơ nằm trong tế bào biểu mô, neo vào khung xương tế bào.[2] Rudolf Heidenhain là người phát hiện, Louis-Antoine Ranvier là người đầu tiên mô tả vào năm 1897.[3]

Thành phần[sửa | sửa mã nguồn]

Siêu sợi trương lực (Tonofilament) là các sợi trung gian keratin tạo nên sợi trương lực ở biểu mô. Trong tế bào biểu mô, siêu sợi trương lực vòng qua thể liên kết. Quan sát thấy siêu sợi trương lực bằng kính hiển vi điện tử [1].

Protein filaggrin được cho là có vai trò quan trọng trong việc giữ các siêu sợi trương lực với nhau, tạo thành sợi trương lực. Protein này tương tác với các sợi trung gian, đặc biệt là keratin. Nó được tổng hợp dưới dạng protein tiền thân (protein precursor) khổng lồ tên là profilaggrin (khối lượng > 400 kDA ở người).[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b "tonofibril" tại Từ điển Y học Dorland
  2. ^ a b Sandilands, Aileen; Sutherland, Calum; Irvine, Alan D.; McLean, W. H. Irwin (ngày 1 tháng 5 năm 2009). “Filaggrin in the frontline: role in skin barrier function and disease”. J Cell Sci. 122 (9): 1285–1294. doi:10.1242/jcs.033969. ISSN 0021-9533. PMC 2721001. PMID 19386895.
  3. ^ Charles, Arwyn; Smiddy, F. G. (ngày 1 tháng 9 năm 1957). “The Tonofibrils of the Human Epidermis1”. Journal of Investigative Dermatology. 29 (5): 327–338. doi:10.1038/jid.1957.108. ISSN 0022-202X. PMID 13502588.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Thể loại: Sinh học