Bước tới nội dung

Sự kiện trục xuất người Tatar Krym

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sự kiện trục xuất người Tatar Krym
Một phần của Buộc chuyển dân số ở Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Trái sang phải, từ trên xuống dưới: Đài tưởng niệm trục xuất ở Eupatoria; lễ thắp nến ở Kiev; cuộc biểu tình tưởng niệm trong công viên Taras Shevchenko; cattlecar tương tự như loại được sử dụng trong trục xuất; bản đồ so sánh nhân khẩu học của Crimea năm 1939 và 2001.
Địa điểmBán đảo Krym
Thời điểm18–20 tháng 5 năm 1944
Mục tiêuNgười Tatar Krym
Loại hìnhBuộc chuyển dân số, Thanh lọc sắc tộc
Tử vongMột số ước tính
a) 34,000[1]
b) 40,000–44,000[2]
c) 42,000[3]
d) 45,000[4]
(từ 18% đến 27% tổng dân số của họ, tương đương khoảng 46%, theo Phong trào Quốc gia của Crimean Tatars)
Thủ phạmNKVD

Trục xuất người Tatar Krym (Tiếng Tatar Krym: Qırımtatar sürgünligi; Tiếng Nga: Депортация крымских татар; tiếng Ukraina: Депортація кримських татар) là một trong những chiến dịch thanh trừng sắc tộc vào năm 1944 ở Liên Xô khi có tới gần 200.000 người Người Tatar Krym bị trục xuất một cách tàn bạo khỏi Bán đảo Krym vào năm 1944. Hoạt động này được tiến hành do Lavrentiy Pavlovich Beriya-người đứng đầu lực lượng an ninh và cảnh sát mật Xô viết dưới sự chỉ đạo của Iosif Vissarionovich Stalin. Trong ba ngày, trùm mật vụ Beriya và Bộ Dân ủy Nội vụ đã sử dụng các đoàn tàu chở gia súc để chuyên chở phụ nữ, trẻ em, người già, kể cả những lãnh đạo cộng sản và binh lính Xô viết, tới nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan cách hàng trăm nghìn km. Họ là một trong số 10 sắc tộc nằm trong chính sách thanh lọc của Stalin.

Chiến dịch trục xuất tàn bạo này có nguyên cớ từ việc chính quyền nghi ngờ người Tatar Krym cộng tác với Đức Quốc xã, mặc dù có khả năng khác là nó liên quan tới khủng hoảng eo biển Thổ Nhĩ Kỳ khi Liên Xô đòi đi qua eo biển Dardanéllia và giành lấy lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ nơi mà người Tatar có liên kết gắn bó về văn hóa. Người Nga coi người Tatar Krym là những kẻ phản bội, nhưng đến nay vẫn bị cộng đồng này bác bỏ với lý do có ngụy tạo bằng chứng. Bản thân phát xít Đức dù coi người Tatar Krym rất tiêu cực nhưng trước sự tiến quân của Liên Xô đã thay đổi chính sách để lấy lòng cộng đồng này khi cho người Tatar Krym gia nhập các lực lượng Selbstschutz để chống quân Nga, mặc dù lực lượng này thường có thói quen thích theo phe mạnh hơn.

Các cộng đồng Hồi giáo cũng được lập ra với quyền tự trị hạn chế ít ỏi. Chính điều này vô tình làm gia tăng nghi ngờ từ Liên Xô mặc dù rất nhiều người Tatar Krym cũng tham gia vào Chiến dịch Berlin năm 1945 và đứng về Hồng Quân. Các gia đình của những Hiệp hội Hồi giáo này được người Nga cho di tản, song yêu cầu trừng phạt họ cũng lên cao bấy giờ.

Gần 8.000 người Tatar đã chết trên đường đi, trong khi hàng chục nghìn người khác cũng mất mạng theo thời gian do sự khắc nghiệt ở khu vực xứ người, bỏ lại tới 80.000 nhà dân và 360.000 hecta đất. Stalin tìm mọi cách để tận diệt di tích và dấu vết của người Tatar đây bằng việc cấm liên hệ lại về nhóm dân tộc này. Năm 1956, Nikita Sergeyevich Khrushchyov chỉ trích hành động này của Stalin song không làm gì để đưa những người Tatar này trở lại quê hương và họ bị kẹt lại ở Trung Á cho tới những năm cuối thập niên 1980 khi Mikhail Sergeyevich Gorbachyov thừa nhận sai lầm trong chính sách Perestroika và 260.000 người được quay về Krym, chấm dứt 45 năm lưu đày của dân tộc này. Ngày 14 tháng 9 năm 1989, Hội đồng Tối cao Krym tuyên bố hành động này là hành động tội ác.

Vào năm 2004, những người trở lại đã hình thàng nên 12 phần trăm dân số Krym, nhưng cả nhà chức trách UkrainaNga (quốc gia kế tục của Liên Xô) đã dửng dưng trong việc giúp đỡ trả những người Tatar này trở lại. Chiến dịch trục xuất này chính là đỉnh điểm cao trào của vết thương không lành của người Tatar Krym, và dần trở thành biểu tượng về các hành động tội ác mà Liên Xô/Nga gây ra trong suốt lịch sử với các dân tộc thiểu số.

Cội nguồn

[sửa | sửa mã nguồn]
Bán đảo Krym hiện lên trên Biển Đen

Người Tatar Krym đã từng là dân tộc kiêu hùng với một thiết chế của họ là Hãn quốc Krym từ 1441 tới 1783, khi họ còn là một thế lực và được Đế quốc Ottoman chống lưng, vì người Thổ vốn người anh em đồng văn hóa với họ. Họ cũng theo Hồi giáo do Ozbeg Khan cải đạo.

Vốn là một nhánh của Hãn quốc Kim Trướng, đây là một trong những thực thể lâu dài còn sót lại[5]. Họ luôn xung đột với các nhà nước của người Slav, chủ yếu là Đại công quốc Moskva và đã nhiều lần đột kích, bắt cóc cũng như buôn bán làm nô lệ với người Nga, người Ukraina, người Belarus và các dân tộc khác[6]. Thế nhưng, khi bị Đế quốc Nga chiếm sau đó, sự lo sợ tâm lý trả thù cũng như chính sách Nga hóa đã khiến dân tộc này dần bỏ đi và chuyển sang nhà nước Thổ vốn đang ngày một suy yếu. Khoảng 300.000 người đã tới Thổ Nhĩ Kỳ từ 1783 tới 1790[7].

Cuộc chiến tranh Krym đã khiến nhiều người Tatar phải bỏ nhà ra đi, khi từ năm 1855 tới 1866, tới 500-900.000 người Tatar đã rời khỏi quê hương. Họ chiếm khoảng 15-23% dân số Krym đương thời, và được chính phủ Nga tận dụng triệt để để tăng cường chính sách "Nga hóa" bằng việc đưa người Nga, người Ukraina, người Ba Lan để đồng hóa mạnh hơn[8]. Chính vì thế, tới năm 1897, họ chỉ còn lại khoăng 32,1% dân số và trở thành thiểu số (năm 1783, họ chiếm tới 98%) ngay tại mảnh đất từng là quê nhà của họ. Liên Xô tiếp tục chính sách Nga hóa này[9].

Số lượng người Tatar ở Krym[10][11]
Năm Tổng số Phần trăm
1783 500,000 98%
1897 186,212 34.1%
1939 218,879 19.4%
1959
1979 5,422 0.3%
1989 38,365 1.6%

Sau cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, vùng Krym được trao quyền tự trị[12] nhưng sau đó phải chứng kiến nạn đói vì chính sách tập thể hóa của Liên Xô khiến hơn 100.000 người chết đói[13]. Theo một thống kê, nó chiếm tới 3/4 nạn nhân bấy giờ[12]. Sự hà khắc lên đến đỉnh điểm khi Iosif Stalin tiến hành các chiến dịch thanh trừng dẫn tới cái chết của hơn 5 triệu người Liên Xô bấy giờ từ 1927 tới 1938[14]. Năm 1940, tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Krym có khoảng hơn 1 triệu người. Gần 220.000 người bấy giờ là người Tatar[15].

Đức Quốc xã mở Chiến dịch Barbarossa năm 1941 và chiếm lấy phần lãnh thổ miền Tây Liên Xô đương thời. Có lẽ chính điều này là mấu chốt dẫn đến hành động trục xuất quy mô lớn, với mức độ trừng phạt tàn bạo do nghi ngờ cộng đồng này đã hợp tác với Đức[16]. Luận điểm này cho đến nay vẫn được sử dụng nhiều bởi những nhà dân tộc chủ nghĩa cực đoan Nga cũng như truyền thông Nga, song bị người Tatar Krym kịch liệt bác bỏ[17]. Cùng lúc đó, khoảng 20.000 người Tatar Krym gia nhập Hồng Quân chống phát xít và nhiều người bị cầm tù sau khi quân Romania và Đức cùng nhau chiếm Krym. Ban đầu, phe phát xít muốn diệt tận gốc những người này, nhưng trước sự phản công dữ dội của Liên Xô về sau, Đức buộc phải thay đổi chính sách và tuyển những tù binh Xô viết; đồng thời trao quyền tự trị cho những Hội đồng Hồi giáo[18] mặc dù phần lớn chỉ mang tính biểu tượng[19].

Những người Tatar khác được điều chuyển tới các lữ đoàn cảnh sát SchutzmannschaftSelbstschutz để bảo vệ những khu làng của người Tatar Krym khỏi Hồng quân mặc dầu những lực lượng này có khuynh hướng theo bên nào mạnh hơn[20]. Theo ghi chép của Đức và người Tatar Krym, có tới 15-20.000 người trong quân đoàn kiểu này[21]. Các hiwi phần đông liên quan tới các cộng đồng Hồi giáo này được điều chuyển khỏi Liên Xô, Hungary, Romania tới Đức lập nên Lữ đoàn Đông Thổ, và được Liên Xô thừa nhận, cho rằng họ không phản bội Liên Xô quá mức. Song theo đà rút lui của Đức, những tiếng nói đòi trừng phạt người Tatar gia tăng trong khi việc Mustafa Edige Kirimal lập Hội đồng Hồi giáo ở Berlin với hỗ trợ từ người Thổ Nhĩ Kỳ và sự liên hệ với nước Thổ càng làm gia tăng sự nghi ngờ từ Liên Xô[22].

Thế nhưng không phải tất cả đều liên kết với phát xít Đức. Ahmet Özenbaşlı chống lại phát xít và ngầm cộng tác với Liên Xô[19]. Nhiều người Tatar Krym khác cũng tham gia vào các lữ đoàn như Tarhanov chiến đấu tới năm 1942[23] và thậm chí có không ít người Tatar Krym cũng tham gia đánh Berlin năm 1945. Tuy vậy, nó không làm tan đi sự nghi ngờ của người Nga[24], khi bản thân Stalin vừa muốn kiểm soát eo biển Dardanellia, kiểm soát Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia vốn chung nguồn gốc với người Tatar Krym, càng khiến cộng đồng này bị người Nga gán cho lý do bất trung[25].

Phát xít Đức cũng không mấy tốt đẹp hơn. Khoảng 130.000 người đã chết ở Krym[26]. Phát xít Đức áp đặt chế độ hà khắc, phá hủy tới 70% làng mạc của người Tatar và buộc họ lao động tại các binh đoàn lao công Ostarbeiter của các Gestapo vốn như các trại lao tù, khiến người Tatar Krym gần như căm thù Đức[27]. Đức Quốc xã coi dân tộc này cũng như một số dân tộc Đông Âu khác là hạ đẳng[28]. Năm 1944, Liên Xô đánh đuổi Đức sau Chiến dịch Krym[29], song với nhiều người Tatar ở đây, họ lại đang trở nên lo sợ việc người Nga đối xử thế nào, do thù hận lịch sử.

Trục xuất

[sửa | sửa mã nguồn]
"Chúng tôi được nói là chúng tôi sẽ bị điều chuyển đi và chỉ có 15 phút để rời đi. Chúng tôi lên các toa tàu – có tới 60 người, nhưng họ không biết đi đâu về đâu. Bị bắn? Bị treo cổ? Nước mắt và sợ hãi xuất hiện khắp nơi."[30]
— Saiid, người bị trục xuất cùng gia đình từ Yevpatoria khi mới 10 tuổi

Do đã có dính líu tới việc cộng tác với phe Trục trong Chiến tranh thế giới thứ II, một loạt các hành động trừng phạt tàn bạo được danh cho 10 nhóm sắc tộc, trong đó có người Tatar Krym. Họ đều bị trục xuất tới SiberiaTrung Á[31].

Vào ngày 10 tháng 5 năm 1944, Lavrentiy Beria nói với Stalin rằng cần phải đưa nhóm người này đi thật xa khỏi biên giới với lý do "có âm mưu phản loạn"[32], bất chấp có tới hơn 25.000 người Tatar Krym tham chiến cho Liên Xô[33] so với chỉ 15-20.000 người theo Đức[21][34]. Bản thân có tới 8 người thuộc sắc tộc này được trao danh hiệu Anh hùng dân tộc Liên Xô[25]. Nó cũng gần như chối bỏ luôn thực tế là những phần tử thân phát xít đã theo Đức chạy trốn bởi ép buộc và các sĩ quan Nga cũng thừa nhận rằng không phải tất cả đều phản Liên Xô. Trớ trêu thay, người Tatar Volga, vốn có quan hệ xa với người Tatar Krym, thậm chí còn có nhiều phần tử theo phát xít (35-40.000), họ lại không bị trừng phạt[21]. Các sắc dân khác cũng thuộc về những người bị nghi là có cộng tác với phe Trục cũng bị trục xuất, bất chấp việc người Nga và người Do Thái cho rằng họ bị ép tòng quân[35]. Những người kháng lệnh đều bị giết[36].

Uzbekistan, đích đến của chiến dịch trục xuất.

Chính thức thì đã không còn người Tatar Krym nào ở lại bán đảo, ở mọi cấp bậc. Điều này được cho là đã làm tổn thương rất lớn tới tinh thần người Tatar Krym vì những hành động ép buộc và cưỡng bức di cư một cách tàn bạo và tột cùng đáy lòng này[37]. Trong khi đó, tại Uzbekistan, những người Uzbek không thể hiện đồng cảm với người anh em cùng nguồn gốc Thổ tộc này do họ bị cáo buộc là "cộng tác viên của phát xít", và thậm chí người Tatar còn bị ném đá[38] và tấn công. Nhiều hành vi bạo lực chống người Tatar Krym xảy ra ở Uzbekistan bởi người Uzbek "không muốn coi mình là một phần của đám phát xít"[38].

Lavrentiy Beria, trùm lực lượng NKVD

Trong khi đó, truyền thông Xô viết lại cho rằng họ đã "tự nguyện tới Trung Á"[39], và để che giấu sự thật, lãnh đạo Liên Xô đã cấm tất cả mọi thông tin liên quan tới dân tộc này[40]. Những cái tên từng đại diện cho làng mạc, văn hóa Krym Tatar xưa hoàn toàn bị thay đổi sang tên Nga và người Nga, Ukraina, Slav khác,... dần được thế vào trong khi các nghĩa trang Hồi giáo bị phá hủy hoặc bị chuyển đổi cho dân sự. Thậm chí trước năm 1989, việc công khai nguồn gốc Tatar Krym cũng bị cấm và chỉ cho đến năm 1989, nó mới được dỡ bỏ[41].

Hậu quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Lễ cầu siêu cho những nạn nhân bị trục xuất khỏi Krym ở Kiev, 2016

Đây được coi như là một trong những thảm kịch lớn nhất trong lịch sử nhân loại và với cộng đồng thiểu số người Tatar Krym. Tính chất tàn bạo, phi nghĩa và đầy tính hận thù dân tộc, dấy lên từ hàng thế kỷ trước bởi tư tưởng xét lại của những người theo chủ nghĩa Đại Nga khiến cho nhiều người coi hành động này của Liên Xô chính là biểu tượng tội ác mà các nhà nước Nga trong lịch sử đã tìm cách để tận diệt triệt để.

Quan điểm này được sử gia Walter Kolarz khẳng định là bằng chứng điển hình của chủ nghĩa bành trướng Nga từ năm 1783[7]. Gregory Dufaud coi các lời cáo buộc của Liên Xô chỉ là sự ngụy biện cho tham vọng đánh chiếm Biển Đen và loại bỏ nguy cơ nổi dậy ở Krym về sau[42]. Giáo sư Brian Glyn Williams coi việc trục xuất người Meskheti gốc Thổ còn chưa tới mức này mà có lẽ do chính sách của Liên Xô nhiều hơn là vấn đề chủng tộc[43].

Một số người cho rằng hành động trục xuất này dù tàn bạo, song Liên Xô lại không đi theo chính sách bài xích chủng tộc mà có lẽ theo ý đồ chính trị riêng, và được Giáo sư Francine Hirsch chia sẻ[44], trong khi Alexander Statiev coi đó là do sự tổ chức và kế hoạch yếu kém của Liên Xô nhiều hơn là sắc tộc[45].

Trong khi đó, các nhóm khác thì coi đó là diệt chủng thực tế và yêu cầu Nga, nước kế thừa Liên Xô, phải bồi thường cho những bị hại. Từ ngày 12 tháng 12 năm 2015, ngày tưởng niệm diệt chủng Krym được tổ chức ở Ukraina[46]. Nó được chia sẻ bởi những người bất đồng chính kiến Liên Xô cũ cũng như đối lập với Putin ngày nay.

Trong văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
Jamala dành tặng bài hát 1944 cho những người Tatar Krym bị trục xuất

Năm 2013, Ukraina cho ra mắt phim song ngữ tiếng Nga-Tatar Krym Haytarma, kể về những người lính Tatar Krym trong Chiến tranh thế giới thứ hai và cộng đồng người Tatar ở đây đi kèm với số phận bị trục xuất về sau bởi Liên Xô[47]. Câu chuyện kể qua cái nhìn của Amet-khan Sultan, một người hùng Liên Xô gốc Tatar Krym. Năm 2016, trong cuộc thi Eurovision Song Contest, nữ ca sĩ Jamala đã xuất sắc về nhất khi hát bài hát 1944 trước mặt giám khảo. Là người gốc Tatar Krym, cô đã dành tặng bài hát này cho người cụ quá cố Nazylkhan cùng với những người Tatar khác vốn cũng là nạn nhân bị trục xuất tàn nhẫn bởi người Nga[48].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên buckley207
  2. ^ Williams 2015, tr. 109.
  3. ^ Rywkin 1994, tr. 67.
  4. ^ Ukrainian Congress Committee of America 2004, tr. 43–44.
  5. ^ Spring 2015, tr. 228.
  6. ^ Fisher 2014, tr. 27.
  7. ^ a b Potichnyj 1975, tr. 302–319.
  8. ^ Fisher 1987, tr. 356–371.
  9. ^ Vardys (1971), p. 101
  10. ^ Drohobycky 1995, tr. 73.
  11. ^ Tanner 2004, tr. 22.
  12. ^ a b Smele 2015, tr. 302.
  13. ^ Olson, Pappas & Pappas 1994, tr. 185.
  14. ^ Rosefielde 1997, tr. 321–331.
  15. ^ Parrish 1996, tr. 104.
  16. ^ Banerji, ngày 23 tháng 10 năm 2012
  17. ^ Williams (2001), p. 374–375
  18. ^ Williams (2001), p. 376
  19. ^ a b Fisher 2014, tr. 157.
  20. ^ Williams (2001), p. 379
  21. ^ a b c Fisher 2014, tr. 155.
  22. ^ Williams (2001), pp. 382–384
  23. ^ Fisher 2014, tr. 160.
  24. ^ Williams (2001), p. 384
  25. ^ a b Skutsch 2013, tr. 1188.
  26. ^ Fisher 2014, tr. 156.
  27. ^ Williams (2001), p. 381
  28. ^ Fisher 2014, tr. 151–152.
  29. ^ Allworth 1998, tr. 177.
  30. ^ Colborne, ngày 19 tháng 5 năm 2016
  31. ^ Human Rights Watch 1991, tr. 3.
  32. ^ Knight 1995, tr. 127.
  33. ^ Buckley, Ruble & Hoffman (2008), p. 209
  34. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Williams 3822
  35. ^ Williams (2001), pp. 382–384
  36. ^ Pohl (1999), p. 115
  37. ^ Studies on the Soviet Union 1970, tr. 87.
  38. ^ a b Stronski 2010, tr. 132–133.
  39. ^ Williams (2001), p. 401
  40. ^ Magocsi 2010, tr. 690.
  41. ^ Buckley, Ruble & Hoffman (2008), p. 238
  42. ^ Dufaud 2007, tr. 151–162.
  43. ^ Williams (2002), p. 386
  44. ^ Hirsch 2002, tr. 30–43.
  45. ^ Statiev 2010, tr. 243–264.
  46. ^ Radio Free Europe, ngày 21 tháng 1 năm 2016
  47. ^ Grytsenko, ngày 8 tháng 7 năm 2013
  48. ^ John, ngày 13 tháng 5 năm 2016

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Sách
Allworth, Edward (1998). The Tatars of Crimea: Return to the Homeland: Studies and Documents. Durham: Duke University Press. ISBN 9780822319948. LCCN 97019110. OCLC 610947243.
Bazhan, Oleg (2015). “The Rehabilitation of Stalin's Victims in Ukraine, 1953–1964: A Socio-Legal Perspective”. Trong McDermott, Kevin; Stibbe, Matthew (biên tập). De-Stalinising Eastern Europe: The Rehabilitation of Stalin's Victims after 1953. Basingstoke: Palgrave Macmillan. ISBN 9781137368928. OCLC 913832228.
Buckley, Cynthia J.; Ruble, Blair A.; Hofmann, Erin Trouth (2008). Migration, Homeland, and Belonging in Eurasia. Washington, D.C.: Woodrow Wilson Center Press. ISBN 9780801890758. LCCN 2008015571. OCLC 474260740.
Bugay, Nikolay (1996). The Deportation of Peoples in the Soviet Union. New York City: Nova Publishers. ISBN 9781560723714. OCLC 36402865.
Dadabaev, Timur (2015). Identity and Memory in Post-Soviet Central Asia: Uzbekistan's Soviet Past. Milton Park: Routledge. ISBN 9781317567356. LCCN 2015007994.
Drohobycky, Maria (1995). Crimea: Dynamics, Challenges and Prospects. Lanham: Rowman & Littlefield. ISBN 9780847680672. LCCN 95012637. OCLC 924871281.
Fisher, Alan W. (2014). Crimean Tatars. Stanford, California: Hoover Press. ISBN 9780817966638. LCCN 76041085. OCLC 946788279.
Garrard, John; Healicon, Alison (1993). World War 2 and the Soviet People: Selected Papers from the Fourth World Congress for Soviet and East European Studies. New York City: Springer. ISBN 9781349227969. LCCN 92010827. OCLC 30408834.
Kamenetsky, Ihor (1977). Nationalism and Human Rights: Processes of Modernization in the USSR. Littleton, Colorado: Association for the Study of the Nationalities (USSR and East Europe) Incorporated. ISBN 9780872871434. LCCN 77001257.
Knight, Amy (1995). Beria: Stalin's First Lieutenant. Princeton, N.J.: Princeton University Press. ISBN 9780691010939. LCCN 93003937.
Kucherenko, Olga (2016). Soviet Street Children and the Second World War: Welfare and Social Control under Stalin. London: Bloomsbury Publishing. ISBN 9781474213448. LCCN 2015043330.
Lee, Jongsoo James (2006). The Partition of Korea After World War II: A Global History. New York City: Springer. ISBN 9781403983015. LCCN 2005054895.
Levene, Mark (2013). The crisis of genocide: Annihilation: Volume II: The European Rimlands 1939-1953. New York City: OUP Oxford. ISBN 9780191505553. LCCN 2013942047.
Magocsi, Paul R. (2010). A History of Ukraine: The Land and Its Peoples. Toronto: University of Toronto Press. ISBN 9781442610217. LCCN 96020027. OCLC 899979979.
Merridale, Catherine (2007). Ivan's War: Life and Death in the Red Army, 1939-1945. New York City: Henry Holt and Company. ISBN 9780571265909. LCCN 2005050457.
Moss, Walter G. (2008). An Age of Progress?: Clashing Twentieth-Century Global Forces. London: Anthem Press. ISBN 9780857286222. LCCN 2007042449. OCLC 889947280.
Olson, James Stuart; Pappas, Lee Brigance; Pappas, Nicholas Charles (1994). An Ethnohistorical Dictionary of the Russian and Soviet Empires. Westport, Conn.: Greenwood Publishing Group. ISBN 9780313274978. OCLC 27431039.
Parrish, Michael (1996). The Lesser Terror: Soviet State Security, 1939-1953. Westport, Conn.: Greenwood Publishing Group. ISBN 9780275951139. OCLC 473448547.
Pohl, J. Otto (1999). Ethnic Cleansing in the Ussr, 1937-1949. Westport: Greenwood Publishing Group. ISBN 9780313309212. LCCN 98046822. OCLC 185706053.
Polian, Pavel (2004). Against Their Will: The History and Geography of Forced Migrations in the USSR. Budapest; New York City: Central European University Press. ISBN 9789639241688. LCCN 2003019544.
Reid, Anna (2015). Borderland: A Journey Through the History of Ukraine. New York City: Hachette, UK. ISBN 9781780229287. LCCN 2015938031.
Requejo, Ferran; Nagel, Klaus-Jürgen (2016). Federalism Beyond Federations: Asymmetry and Processes of Resymmetrisation in Europe . Surrey, England: Routledge. ISBN 9781317136125. LCCN 2010033623. OCLC 751970998.
Sandole, Dennis J.D.; Byrne, Sean; Sandole-Staroste, Ingrid; Senehi, Jessica (2008). Handbook of Conflict Analysis and Resolution. London: Routledge. ISBN 9781134079636. LCCN 2008003476. OCLC 907001072.
Skutsch, Carl (2013). Encyclopedia of the World's Minorities. New York: Routledge. ISBN 9781135193881. OCLC 863823479.
Smele, Jonathan D. (2015). Historical Dictionary of the Russian Civil Wars, 1916-1926. Lanham: Rowman & Littlefield. ISBN 9781442252813. OCLC 985529980.
Spring, Peter (2015). Great Walls and Linear Barriers. Barnsley, South Yorkshire: Pen and Sword Books. ISBN 9781473853843. LCCN 2015458193.
Studies on the Soviet Union (1970). Studies on the Soviet Union. Munich: Institute for the Study of the USSR. OCLC 725829715.
Stronski, Paul (2010). Tashkent: Forging a Soviet City, 1930–1966. Pittsburgh: University of Pittsburgh Press. ISBN 9780822973898. LCCN 2010020948.
Syed, Muzaffar Husain; Akhtar, Saud; Usmani, B.D. (2011). A Concise History of Islam. New Delhi: Vij Books India. ISBN 9789382573470. OCLC 868069299.
Tanner, Arno (2004). The Forgotten Minorities of Eastern Europe: The History and Today of Selected Ethnic Groups in Five Countries. Helsinki: East-West Books. ISBN 9789529168088. LCCN 2008422172. OCLC 695557139.
Tatz, Colin; Higgins, Winton (2016). The Magnitude of Genocide. Santa Barbara, CA: ABC-CLIO. ISBN 9781440831614. LCCN 2015042289. OCLC 930059149.
Travis, Hannibal (2010). Genocide in the Middle East: The Ottoman Empire, Iraq, and Sudan. Durham, N.C.: Carolina Academic Press. ISBN 9781594604362. LCCN 2009051514. OCLC 897959409.
Tweddell, Colin E.; Kimball, Linda Amy (1985). Introduction to the Peoples and Cultures of Asia. Englewood Cliffs, N.J.: Prentice-Hall. ISBN 9780134915722. LCCN 84017763. OCLC 609339940.
Vardy, Steven Béla; Tooley, T. Hunt; Vardy, Agnes Huszar (2003). Ethnic Cleansing in Twentieth-century Europe. New York City: Social Science Monographs. ISBN 9780880339957. OCLC 53041747.
Viola, Lynne (2007). The Unknown Gulag: The Lost World of Stalin's Special Settlements. Oxford: Oxford University Press. ISBN 9780195187694. LCCN 2006051397. OCLC 456302666.
Weiner, Amir (2003). Landscaping the Human Garden: Twentieth-century Population Management in a Comparative Framework. Stanford, California: Stanford University Press. ISBN 9780804746304. LCCN 2002010784. OCLC 50203946.
Wezel, Katja (2016). Geschichte als Politikum: Lettland und die Aufarbeitung nach der Diktatur. Berlin: BWV Verlag. ISBN 9783830534259. OCLC 951013191. Bản mẫu:Ger
Williams, Brian Glyn (2001). The Crimean Tatars: The Diaspora Experience and the Forging of a Nation. Boston: BRILL. ISBN 9789004121225. LCCN 2001035369. OCLC 46835306.
Williams, Brian Glyn (2015). The Crimean Tatars: From Soviet Genocide to Putin's Conquest. London, New York: Oxford University Press. ISBN 9780190494728. LCCN 2015033355. OCLC 910504522.
Tin tức trực tuyến
Banerji, Robin (ngày 23 tháng 10 năm 2012). “Crimea's Tatars: A fragile revival”. BBC News. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
Colborne, Michael (ngày 19 tháng 5 năm 2016). “For Crimean Tatars, it is about much more than 1944”. Al Jazeera. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
Grytsenko, Oksana (ngày 8 tháng 7 năm 2013). 'Haytarma', the first Crimean Tatar movie, is a must-see for history enthusiasts”. Kyiv Post. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2013.
John, Tara (ngày 13 tháng 5 năm 2016). “The Dark History Behind Eurovision's Ukraine Entry”. Time. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
Kamm, Henry (ngày 8 tháng 2 năm 1992). “Chatal Khaya Journal; Crimean Tatars, Exiled by Stalin, Return Home”. New York Times.
Lillis, Joanna (2014). “Uzbekistan: Long Road to Exile for the Crimean Tatars”. EurasiaNet. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
Nechepurenko, Ivan (ngày 26 tháng 4 năm 2016). “Tatar Legislature Is Banned in Crimea”. New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
O'Neil, Lorena (ngày 1 tháng 8 năm 2014). “Telling Crimea's Story Through Children's Books”. npr.org. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
Pohl, J. Otto (2000). “The Deportation and Fate of the Crimean Tatars” (PDF). self-published. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
Shabad, Theodore (ngày 11 tháng 3 năm 1984). “Crimean Tatar Sentenced to 6th Term of Detention”. New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
“Crimean Tatars recall mass exile”. BBC News. ngày 18 tháng 5 năm 2004. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
“A Struggle for Home: The Crimean Tatars”. International Documentary Film Festival Amsterdam. 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
“Ukraine's Parliament Recognizes 1944 'Genocide' Of Crimean Tatars”. Radio Free Europe. ngày 21 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
“Crimea Tatars say leader banned by Russia from returning”. Reuters. ngày 22 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
“The Ukrainian Quarterly, Volumes 60-61”. Ukrainian Congress Committee of America. 2004. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
“Some 10,000 people in Ukraine now affected by displacement, UN agency says”. UN News Centre. ngày 20 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
Tạp chí chuyên khoa
Dufaud, Grégory (2007). “La déportation des Tatars de Crimée et leur vie en exil (1944-1956): Un ethnocide?”. Vingtième Siècle. Revue d'histoire. 96 (1). JSTOR 20475182. (tiếng Pháp)
Finnin, Rory (2011). “Forgetting Nothing, Forgetting No One: Boris Chichibabin, Viktor Nekipelov, and the Deportation of the Crimean Tatars”. The Modern Language Review. 106 (4): 1091. doi:10.5699/modelangrevi.106.4.1091. JSTOR 10.5699/modelangrevi.106.4.1091.
Fisher, Alan W. (1987). “Emigration of Muslims from the Russian Empire in the Years After the Crimean War”. Jahrbücher für Geschichte Osteuropas. 35 (3). JSTOR 41047947.
Hirsch, Francine (2002). “Race without the Practice of Racial Politics”. Slavic Review. 61 (1): 30. doi:10.2307/2696979. JSTOR 2696979.
Potichnyj, Peter J. (1975). “The Struggle of the Crimean Tatars”. Canadian Slavonic Papers. 17 (2–3): 302. doi:10.1080/00085006.1975.11091411. JSTOR 40866872.
Rosefielde, Steven (1997). “Documented homicides and excess deaths: New insights into the scale of killing in the USSR during the 1930s”. Communist and Post-Communist Studies. 30 (3): 321–31. doi:10.1016/S0967-067X(97)00011-1. PMID 12295079.
Statiev, Alexandar (2010). “Soviet ethnic deportations: intent versus outcome”. Journal of Genocide Research. 11 (2–3): 243. doi:10.1080/14623520903118961.
Uehling, Greta (2002). “Sitting on Suitcases: Ambivalence and Ambiguity in the Migration Intentions of Crimean Tatar Women”. Journal of Refugee Studies. 15 (4): 388. doi:10.1093/jrs/15.4.388.
Vardys, V. Stanley (1971). “The Case of the Crimean Tartars”. The Russian Review. 30 (2): 101. doi:10.2307/127890. JSTOR 127890.
Weiner, Amir (2002). “Nothing but Certainty”. Slavic Review. 61 (1): 44. doi:10.2307/2696980. JSTOR 2696980.
Williams, Brian Glyn (2002). “Hidden ethnocide in the Soviet Muslim borderlands: The ethnic cleansing of the Crimean Tatars”. Journal of Genocide Research. 4 (3): 357. doi:10.1080/14623520220151952.
Williams, Brian Glyn (2002). “The Hidden Ethnic Cleansing of Muslims in the Soviet Union: The Exile and Repatriation of the Crimean Tatars”. Journal of Contemporary History. 37 (3): 323. doi:10.1177/00220094020370030101. JSTOR 3180785.
Zeghidour, Sliman (2014). “Le désert des Tatars”. Association Médium. 40 (3): 83. doi:10.3917/mediu.040.0083. (tiếng Pháp)
Tài liệu quốc tế và NGO
Prokopchuk, Natasha (ngày 8 tháng 6 năm 2005). Vivian Tan (biên tập). “Helping Crimean Tatars feel at home again”. UNHCR. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2017.
Amnesty International (1973). “A Chronicle of Current Events - Journal of the Human Rights Movement in the USSR” (PDF).
Human Rights Watch (1991). “Punished Peoples" of the Soviet Union: The Continuing Legacy of Stalin's Deportations” (PDF).
Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights (2015). “Report on the human rights situation in Ukraine” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights (2014). “Report of the Special Rapporteur on minority issues, Rita Izsák - Addendum - Mission to Ukraine” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights (2016). Rupert Colville (biên tập). “Press briefing notes on Crimean Tatars”. Geneva. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]