SAP HANA

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
SAP HANA
Phát triển bởiSAP SE
Phiên bản ổn định
SPS12 Revision 120[1] / 11 tháng 5 năm 2016; 7 năm trước (2016-05-11)
Viết bằngC, C++
Ngôn ngữ có sẵnMulti-lingual
Thể loạiIn-memory RDBMS
Giấy phépProprietary
WebsiteSAP HANA DB
Trạng tháiActive...

SAP HANA là một Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ dạng in-memory (bộ nhớ trong), column-oriented (định hướng dạng cột) được phát triển và tiếp thị bởi SAP SE.[2][3] Chức năng chính của nó khi làm máy chủ cơ sở dữ liệu là để lưu trữ và lấy dữ liệu theo yêu cầu của các ứng dụng khác. Ngoài ra, nó còn thực hiện phân tích chuyên sâu (phân tích dự đoán, xử lý dữ liệu không gian, phân tích văn bản, tìm kiếm văn bản, phân tích streaming, xử lý dữ liệu đồ thị) và cũng bao gồm cả khả năng ETL và một máy chủ ứng dụng.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Để tạo ra SAP HANA, SAP SE đã phát triển hoặc mua lại các công nghệ, bao gồm công cụ tìm kiếm TREX (bộ máy tìm kiếm in-memory column-oriented), P*TIME (nền tảng OLTP in-memory được mua lại bởi SAP năm 2005), và MaxDB với bộ máy liveCache in-memory của nó.[4][5] Trong năm 2008, các đội từ SAP SE, làm việc với Viện Hasso Plattner và Đại học Stanford, đưa ra một kiến trúc ứng dụng dành cho việc phân tích theo thời gian thực và tập hợp, được nhắc đến với cụm từ "Kiến trúc mới của Hasso - Hasso's New Architecture" trên blog của cựu CEO SAP, Vishal Sikka. Trước khi cái tên "HANA" ổn định, người ta gọi sản phẩm này là "cơ sở dữ liệu mới".[6]

Phần mềm này đã từng được gọi là "Thiết bị Phân tích hiệu suất cao SAP".[7]

Sản phẩm đầu tiên được xuất xưởng vào cuối tháng 10 năm 2010. Vào giữa năm 2011, công nghệ này đã thu hút sự quan tâm, nhưng khách hàng doanh nghiệp có kinh nghiệm vẫn coi nó là "trong những ngày đầu".[8] HANA hỗ trợ cho SAP NetWeaver Business Warehouse đã được công bố trong tháng 9 năm 2011 và sẵn sàng vào tháng mười một.[8]

Vào năm 2012, SAP đẩy mạnh vào khía cạnh điện toán đám mây.[8] Vào tháng 10 năm 2012, SAP công bố một cung cấp dạng nền tảng như một dịch vụ gọi là SAP HANA Cloud Platform[9][10] và một biến thể gọi là SAP HANA One sử dụng ít bộ nhớ hơn.[8][11]

Trong tháng 2013, phần mềm Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp SAP, công bố trong gói Business Suite, hỗ trợ vào tháng 5.[8][8]

Trong 2013, một dịch vụ cung cấp quản lý đám mây riêng gọi là HANA Enterprise Cloud service đã được công bố.[8][12]

Thay vì đánh phiên bản, phần mềm này sử dụng các gói dịch vụ cho bản phát hành chính. Các gói dịch vụ được phát hành mỗi 6 tháng.[13]

Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành phần của mày chủ Index

Máy chủ index (chỉ mục) thực hiện quản lý session (phiên), xác thực ủy quyền, quản lý transaction (giao dịch) và xử lý lệnh. Cơ sở dữ liệu chứa dữ liệu cả dạng hàng (row store) và cột (column store). Người dùng có thể tạo ra các bảng bằng việc sử dụng một trong hai dạng store, nhưng các column store được dùng nhiều nhất.[14][cần dẫn nguồn] Máy chủ index cũng quản lý sự ổn định giữa bộ nhớ ảnh đệm của đối tượng dữ liệu, các tập tin log và lưu trữ vĩnh viễn. Bộ máy XS cho phép xây dựng các ứng dụng web.[15]

SAP HANA Information Modeling (hay SAP HANA Data Modeling) là một phần của bộ phát triển ứng dụng HANA. Modeling là phương pháp đưa dữ liệu hoạt động đến người dụng cuối. Reusable virtual objects (tên là calculation views) được dùng trong xử lý modelling.

MVCC[sửa | sửa mã nguồn]

HANA quản lý Kiểm soát truy cập đồng thời thông qua việc sử dụng điều khiển đa phiên đồng thời (MVCC), làm cho tất cả các giao dịch có ảnh cơ sở dữ liệu vào một thời điểm. Khi một cơ sở dữ liệu MVCC cần cập nhật một mục của dữ liệu, nó sẽ không ghi đè lên các dữ liệu cũ bằng dữ liệu mới, thay vào đó nó sẽ đánh dấu những dữ liệu cũ là lỗi thời, và thêm phiên bản mới hơn.[16][17]

Nền tảng hỗ trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Triển khai[sửa | sửa mã nguồn]

SAP HANA có thể được triển khai trên cơ sở như là một thiết bị từ một nhà cung cấp phần cứng có chứng nhận hoặc trên các phần cứng có chứng nhận phù hợp với trung tâm dữ liệu tích hợp (TDI).[20] Tiếp cận dựa theo trung tâm dữ liệu tích hợp (TDI), các thiết bị phần cứng như lưu trữ và mạng có thể tái sử dụng.[21][22] Các khả năng mở rộng (scale) ngang hoặc dọc đều được hỗ trợ. HANA cũng có sẵn trong những dịch vụ đám mây như là một cơ sở dữ liệu trên Amazon Web Services, Microsoft Azure, IBM Softlayer,[23] Huawei FusionSphere,[24] HP Helion[25], hoặc SAP HANA Cloud Platform[26] (PaaS) cũng như SAP HANA Enterprise Cloud[27] (MCaaS).

Phiên bản[sửa | sửa mã nguồn]

SAP HANA cấp giấy phép chia thành hai loại chủ yếu.[28]

Runtime License (giấy phép thực thi):

Sử dụng để chạy các ứng dụng SAP như SAP Business Warehouse được hỗ trợ bởi SAP HANA và SAP S/4HANA.

Full Use License (giấy phép đầy đủ):

Sử dụng để chạy cả ứng dụng thuộc SAP và không thuộc SAP. Giấy phép này có thể được sử dụng để tạo ra các ứng dụng tùy chỉnh.[29]

Như là một phần của các giấy phép đầy đủ, các tính năng được phân loại theo phiên bản nhắm đến các mục tiêu khác nhau tùy trường hợp sử dụng.

  • Base Edition: Cung cấp tính năng cơ sở dữ liệu và phát triển công cụ, nhưng không hỗ trợ các ứng dụng SAP.
  • Platform Edition: Base Edition cộng thêm không gian mở rộng, tiên đoán, máy chủ tích hợp R, tìm kiếm, văn bản, phân tích, đồ thị và bổ sung thư viện đóng gói.
  • Enterprise Edition: Platform edition cộng thêm thành phần kèm cho một số khả năng tải dữ liệu và các framework.

Ngoài ra, các khả năng như streaming và ELT được cấp phép thêm như một lựa chọn.[30]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Support Package Stack 12 (Last Update: ngày 11 tháng 5 năm 2016, Revision 120)
  2. ^ Jeff Kelly (ngày 12 tháng 7 năm 2013). “Primer on SAP HANA”. Wikibon. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  3. ^ SAP HANA - The Column Oriented (Based) Database trên YouTube (ngày 8 tháng 12 năm 2012)
  4. ^ Vey, Gereon; Krutov, Ilya (tháng 1 năm 2012). “SAP In-Memory Computing on IBM eX5 Systems” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2013.
  5. ^ SAP SE (ngày 17 tháng 6 năm 2012). “SAP HANA Timeline”. SlideShare. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  6. ^ “What is SAP HANA Database”. Gucons web site. 2011. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2013.
  7. ^ “SAP's HANA will speed real”. Computerworld. Truy cập 28 tháng 2 năm 2017.
  8. ^ a b c d e f g Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Chú thích báo
  9. ^ “SAP Introduces SAP HANA Cloud, an In-Memory Cloud Platform”. Database Trends and Applications (bằng tiếng Anh). ngày 24 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2016. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  10. ^ “Overview | SAP HANA Cloud Platform”. hcp.sap.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2016.
  11. ^ “IBM Cloud AMM for SAP HANA One”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  12. ^ “SAP HANA Enterprise Cloud”. hana.sap.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2016.
  13. ^ John Appleby (ngày 28 tháng 5 năm 2012). “Update III: The SAP HANA FAQ - answering key SAP In-Memory questions”. Bluefin Solutions. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  14. ^ https://intellipaat.com/tutorial/sap-hana-tutorifferent[liên kết hỏng] purposes.
  15. ^ http://www.saphana.com/community/blogs/blog/2012/12
  16. ^ “Multiversion Concurrency Control (MVCC) Issues”. Truy cập 28 tháng 2 năm 2017.
  17. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  18. ^ “SAP HANA Hardware and Software Requirements”.
  19. ^ “SAP HANA on Power with SUSE Linux Enterprise Server for SAP Applications”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  20. ^ “Certified SAP HANA® Hardware Directory”. global.sap.com. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2016.
  21. ^ “Datacenter integration is the new 'table stakes' | #SAPPHIRENOW” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2016. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  22. ^ “SAP HANA Tailored Data Center Integration - SAP HANA Technical Operations Manual - SAP Library”. help.sap.com. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2016.
  23. ^ “SAP chooses IBM as a premier strategic provider of Cloud infrastructure services for its business critical applications”.
  24. ^ “Huawei Announces Availability of SAP HANA® Running on Huawei FusionSphere-huawei press center”. huawei. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2016.
  25. ^ “HP News - HP and SAP Accelerate Journey to SAP® S/4HANA on HP Helion Managed Cloud”. www8.hp.com. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2016.
  26. ^ “Overview | SAP HANA Cloud Platform”. hcp.sap.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2016.
  27. ^ “SAP HANA Enterprise Cloud | Services”. SAP. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2016.
  28. ^ “Update IV: The SAP HANA FAQ - answering key SAP In-Memory questions”. www.bluefinsolutions.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2016.
  29. ^ “SAP HANA in-memory DBMS overview” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2016. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  30. ^ “SAP HANA Options and Additional Capabilities – SAP Help Portal Page”. help.sap.com. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2016.