Sao đen

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hopea odorata
Lá cây sao đen
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Malvales
Họ (familia)Dipterocarpaceae
Chi (genus)Hopea
Loài (species)H. odorata
Danh pháp hai phần
Hopea odorata
Roxb., 1811[2]
Danh pháp đồng nghĩa[3][4]

Sao đen (danh pháp hai phần: Hopea odorata[5]) là loài thực vật thuộc chi Sao, họ Dầu.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này có ở Ấn Độ (Tây Bengal, quần đảo Andaman), Bangladesh, Campuchia, Lào, Malaysia (phần bán đảo), Myanmar, Thái LanViệt Nam.[1][3] Môi trường sống là rừng, ở cao độ tới 600 m.[1]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Mặt dưới lá cây sao đen: ở các nách gân có các túm lông nhỏ, khi soi dưới ánh sáng mặt trời thì thấy các tuyến trên phiến lá.

Cây gỗ lớn thân thẳng, thuôn dài, cao từ 20 – 30m. Thân cây có những lằn nứt dọc theo sớ, màu đen (lõi gỗ bên trong có màu hơi đỏ). Tán lá rậm hình chóp, cành nhánh to, dài, mọc thẳng đứng. Lá hình trái xoan, thuôn, đáy tròn và đỉnh nhọn ngắn. Lá dài 7 – 17 cm, rộng 5 – 9 cm. Mặt trên lá vàng và có màu xanh bóng, mặt dưới mịn. Gân chính rõ, với 7 – 10 đôi gân phụ. Các nách gân của đáy lá có các túm lông nhỏ. Hoa nhỏ mọc thành chùm khoảng 11 – 12 nhánh, mỗi nhánh có từ 4–6 hoa nhỏ màu trắng như hình ngôi sao. Quả có 2 cánh do lá dài và có lông rất mịn, dài 3–6 cm rộng 0,5–0,7 cm. Lúc non có màu xanh nhạt, lúc già có màu nâu.

Ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Nội có phố Lò Đúc nổi tiếng với hai hàng cây sao đen thẳng tắp, lá xanh bốn mùa.[cần dẫn nguồn]

Theo thông tin từ Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, (vafs.gov.vn) Sao đen là gỗ nhóm 2, lớn tương đối nhanh (tăng trưởng đường kính trung bình năm là 1.1–14 cm/năm), sau 25 năm cây đạt đường kính 25–30 cm. Hiện nay cây sao đen là cây công trình dễ tìm thấy ở các thành phố của Việt Nam vì tính chất lớn nhanh, cho bóng tốt, tán lá trên cành cao trên 5 m. Ngoài ra ờ nhiều tỉnh phía nam, cây sao đen được trồng lấy gỗ. giống cây sao đen dễ dàng được mua ở các vườn ươm giống khắp phía nam.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Ly V., Newman M. F., Khou E., Barstow M., Hoang V. S., Nanthavong K., Pooma R. (2017). Hopea odorata. 2017: e.T32305A2813234. doi:10.2305/IUCN.UK.2017-3.RLTS.T32305A2813234.en. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ William Roxburgh, 1811. Hopea odorata. Plants of the Coast of Coromandel 3(1): 7-8, tab. 210.
  3. ^ a b Hopea odorata trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 28-3-2024.
  4. ^ “The Plant List: A Working List of All Plant Species”. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2014.
  5. ^ Hopea odorata Roxb. Lưu trữ 2015-04-02 tại Wayback Machine Asia Pacific Forest Genetic Resources Programme, Priority Species Information Sheet "Malaysia: merawan siput jantan(general), chengal pasir, chengal mas, chengal kampong, chengal pulau (Peninsular Malaysia); Cambodia: kok, mosau, thmar; Laos: kh'en; Thailand: takhian-thong, takhian-yai"

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]