Sao chổi Caesar

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
C/-43 K1 (Sao chổi Caesar)
Phát hiện
Phát hiện bởiKhông rõ
Ngày phát hiện18 tháng 5 44 TCN
Tên gọi khácSao chổi Caesar, Sidus lulium "Sao Julian", Caesaris astrum "Sao Caesar", C/-43 K1, Sao chổi lớn năm 44TCN
Tính chất quỹ đạo A
Điểm cận nhật0.224 AU
Độ lệch tâm1.0 (giả thuyết)
Độ nghiêng110°
Lần cận nhật gần nhất25 tháng 5, 43TCN[1]
Lần cận nhất kế tiếpEjection trajectory

Sao chổi Caesar[2] (mã đánh số C/-43 K1) – tên khác: Sao chổi lớn của năm 44 TCN – có lẽ là sao chổi nổi tiếng nhất của thời cổ đại. Sự xuất hiện trong bảy ngày của nó đã được người La Mã giải thích như là một dấu hiệu cho sự phong thần của nhà độc tài vừa bị ám sát trong năm đó, Julius Caesar (100–44 TCN).[3]

Sao chổi Caesar là một trong năm sao chổi được biết đến là có cấp sao tuyệt đối là số âm (đối với một sao chổi, điều này nói đến cấp sao tuyệt đối với điều kiện sao chổi được quan sát ở khoảng cách 1 AU từ cả Trái Đất và Mặt Trời[4]) và có thể đã là ngôi sao chổi ban ngày sáng nhất trong lịch sử từng được ghi lại.[5] Sao chổi này không lặp lại và có lẽ đã tan rã.[cần dẫn nguồn] Giải pháp quỹ đạo parabol ước lượng rằng sao chổi này hiện tại đã ở khoảng cách 800 AU (120 tỷ km) tính từ Mặt Trời.[6]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Các đồng xu dưới thời Augustus (c. 19–18 BC); Chữ bên trái: CAESAR AVGVSTVS, đầu Ceasar/Chữ bên phải: DIVVS IVLIV[S], với sao chổi 8 tia, đuôi ở trên.

Sao chổi Caesar được các nhà văn cổ đại biết đến như là Sidus Iulium ("Sao Julius") hoặc Caesaris astrum ("Sao Caesar"). Sao chổi sáng ngay trong cả ban ngày xuất hiện đột ngột trong suốt lễ hội được gọi là Ludi Victoriae Caesaris – trong đó lễ hội cho năm 44 BC đã được coi là tổ chức trong tháng 9 (một kết luận được rút ra bởi Sir Edmund Halley). Ngày lễ hội này đã được chuyển sang tháng 7 năm đó, 4 tháng sau khi Julius Caesar bị ám sát, và đây cũng là tháng sinh của chính Caesar. Theo Suetonius, khi lễ kỷ niệm được tiến hành, "một sao chổi đã tỏa sáng trong bảy ngày liên tiếp, nổi lên vào khoảng mười một giờ, và được tin là linh hồn của Caesar."[7]

Sao chổi này đã trở thành một biểu tượng mạnh mẽ trong việc tuyên truyền chính trị để phát triển sự nghiệp của cháu trai của Caesar (và con nuôi) Augustus. "Ngôi đền của Julius vinh quang" đã được xây dựng (42 TCN) và dành riêng cho Augustus (29 TCN) với mục đích "thờ phụng sao chổi". (Nó còn được gọi là "Đền Sao chổi".[8])  Ở phía sau của ngôi đền một bức ảnh khổng lồ của Caesar đã được dựng lên, và theo Ovid, một ngôi sao chổi phát sáng được gắn lên đầu ông:

Linh hồn đã cháy thành ngôi sao sáng mãi
Trên thành phố và các cổng thành Rome.[9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “JPL Small-Body Database Browser: C/-43 K1” (arc: 54 days). Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2015.
  2. ^ Ramsey, J.T.; A. Lewis Licht (1997). The comet of 44 B.C. and Caesar's funeral games. American classical studies. Atlanta, GA: Scholars Press. ISBN 0788502735.
  3. ^ Grant, Michael (1970), The Roman Forum, London: Weidenfeld & Nicolson; Photos by Werner Forman, p. 94.
  4. ^ Hughes, David W. Cometary absolute magnitudes, their significance and distribution
  5. ^ Flare-up on July 23–25, 44 BC (Rome): −4.0 (Richter model) and −9.0 (41P/Tuttle-Giacobini-Kresák model); absolute magnitude on May 26, 44 BC (China): −3.3 (Richter) and −4.4 (41P/TGK); calculated in Ramsey and Licht, Op. cit., p. 236.
  6. ^ “Horizon Online Ephemeris System”. California Institute of Technology, Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2015.
  7. ^ Suetonius, Divus Julius; 88
  8. ^ Pliny the Elder, Naturalis Historia, 2.93-94.
  9. ^ Ovid, Metamorphoses; XV, 840.