Sassafras tzumu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sassafras tzumu
Sát mộc tại Chiết Giang, Trung Quốc.
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Magnoliidae
Bộ (ordo)Laurales
Họ (familia)Lauraceae
Chi (genus)Sassafras
Loài (species)S. tzumu
Danh pháp hai phần
Sassafras tzumu
(Hemsl.) Hemsl., 1907
Danh pháp đồng nghĩa
  • Lindera camphorata H.Lév., 1911
  • Lindera tzumu Hemsl., 1891
  • Litsea laxiflora Hemsl., 1891
  • Pseudosassafras laxiflorum (Hemsl.) Nakai, 1940
  • Pseudosassafras tzumu (Hemsl.) Lecomte, 1912
Sassafras tzumu
Tiếng Trung檫木
Nghĩa đensát mộc

Sassafras tzumu là loài thực vật có hoa trong họ Nguyệt quế. Loài này được William Hemsley miêu tả khoa học đầu tiên năm 1891 dưới danh pháp Lindera tzumu.[1]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Loài bản địa Trung Quốc, tìm thấy tại các tỉnh An Huy, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Tứ Xuyên, Vân Nam, Chiết Giang.[2] Nó mọc trong các kiểu môi trường sống rừng thưa hoặc rừng rậm, ở cao độ 100–1.900 mét (330–6.230 ft).[3]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Sassafras tzumu là cây gỗ lá sớm rụng, có thể cao đến 35 mét (115 ft). Gỗ nứt theo chiều dọc có màu vàng-lụcyellow-green, nhưng thay đổi thành xám hoặc nâu khi cây trưởng thành. Sự phân cành là kiểu gốc ghép. Lá mọc so le, màu lục xám, dạng trứng hay trứng ngược, dài 9–18 cm và rộng 6–10 cm với cuống lá mỏng màu hung đỏ, dài 2–7 cm. Lá 2-3 thùy. Hoa màu vàng, đường kính khoảng 4 mm. Quả màu lam-đen với lớp phấn màu trắng.[3] Một tài liệu cổ thông báo cây cao đến 100 m (330 ft), nhưng không được các tài liệu hiện đại chứng thực.[4]

S. tzumu và loài bản địa Đài Loan S. randaiense khác loài còn sinh tồn ở Bắc Mỹ là S. albidum ở chỗ chúng có thể có cả các hoa đực với 3 nhị lép và 1 nhụy thô sơ và các hoa cái với 12 nhị lép trên cùng một cây, trong khi loài Bắc Mỹ là đơn tính khác gốc (mỗi cây riêng lẻ hoặc là cây với các hoa đực hoặc là cây với các hoa cái mà thôi). Các dữ liệu phân tử cũng hỗ trợ một số khác biệt giữa các loài Trung Quốc và Bắc Mỹ.[5][6] Giống như S. albidum, các lá của S. tzumu có thể có 2 hoặc 3 thùy, nhưng lá với 3 thùy xuất hiện thường xuyên hơn ở S. tzumu và là hiếm thấy hơn ở S. albidum.[7]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Vỏ cây S. tzumu mịn hạt, bền, màu vàng. Gỗ được sử dụng trong đóng tàu thuyền và đồ gỗ nội thất, nhờ độ bền của nó.[8] Nó cũng được sử dụng cho mục đích y học để điều trị phong thấpchấn thương.[9]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ The Plant List (2010). Sassafras tzumu. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ Wiersema, John; León, Blanca (ngày 26 tháng 2 năm 1999). World Economic Plants: A Standard Reference. CRC Press. tr. 616. ISBN 978-0849321191.
  3. ^ a b Zhengyi, Wu; Raven, Peter; Deyuan, Hong biên tập (9 tháng 12 năm 2008). Flora of China, Menispermaceae through Capparaceae. 7. Missouri Botanical Garden Press. tr. 160. ISBN 978-1930723818.
  4. ^ Wilson, Ernest (ngày 30 tháng 8 năm 2011). A Naturalist In Western China With Vasculum, Camera, And Gun: Being Some Account Of Eleven Years' Travel, Exploration, And Observation In The More... Flowery Kingdom. Nabu Press. tr. 40. ISBN 1178906388.
  5. ^ Zhengyi, Wu; Raven, Peter; Deyuan, Hong biên tập (9 tháng 12 năm 2008). Flora of China, Menispermaceae through Capparaceae. 7. Missouri Botanical Garden Press. tr. 159. ISBN 978-1930723818.
  6. ^ Zhou, Jiaju; Xie, Guirong; Yan, Sinjian (7 tháng 3 năm 2011). Encyclopedia of Traditional Chinese Medicines - Molecular Structures, Pharmacological Activities, Natural Sources and Applications: Vol. 2: Isolated Compounds D-G. 2. Springer. tr. 321. ISBN 978-3642167379.
  7. ^ Arboretum Trompenburg: Ảnh Sassafras.
  8. ^ De-Yuan, Hong (ngày 30 tháng 6 năm 2015). Plants of China: A Companion to the Flora of China. Cambridge University Press. tr. 313. ISBN 978-1107070172.
  9. ^ Jiaju Zhou, Guirong Xie, Xinjian Yan, 2011. Encyclopedia of Traditional Chinese Medicines – Molecular Structures, Pharmacological Activities, Natural Sources and Applications. Vol. 5. Isolated Compounds T-Z. References, TCM Plants and Congeners. Tr. 558, mục từ T5746. Springer-Verlag Heidelberg Dordrecht London New York. ISBN 9783642167409, ISBN 9783642167416. doi:10.1007/978-3-642-16741-6

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]