Bãi cạn Scarborough

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Scarborough Shoal)
Thực thể địa lý tranh chấp
Bãi cạn Scarborough
Ảnh vệ tinh của bãi cạn Scarborough.
Địa lý
Vị trí bãi cạn
Vị tríBiển Đông
Tọa độ15°11′B 117°46′Đ / 15,183°B 117,767°Đ / 15.183; 117.767 (bãi cạn Scarborough)
Quần đảo150 kilômét vuông (58 dặm vuông Anh)
Điểm cao nhấtHòn đá Nam (tiếng Trung: 南岩; bính âm: Nán yán; Hán-Việt: Nam nham)
Độ cao cao nhất3 mét (9,8 ft)
Quốc gia quản lý Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Tranh chấp giữa
Quốc gia Trung Hoa Dân Quốc
Thành phốCao Hùng

Quốc gia

 Philippines
Đô thịMasinloc

Quốc gia

 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
TỉnhHải Nam
Dân cư
Dân số0

Bãi cạn Scarborough (tiếng Anh: Scarborough Shoal hoặc Scarborough Reef; tiếng Filipino: Panatag Shoal, Bajo de Masinlóc, Karburo; tiếng Trung: 黄岩岛; bính âm: Huángyán dǎo; Hán-Việt: Hoàng Nham đảo) thực chất là một đảo san hô vòng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi, nằm giữa bãi Macclesfield và đảo Luzon của PhilippinesBiển Đông. Bãi này cách vịnh Subic 123 hải lý (198 km) và đảo Luzon 137 hải lý (220 km) về phía tây.

Bãi Scarborough mang tên một thương thuyền buôn trà bị đắm ở bãi đá này vào ngày 12 tháng 9 năm 1784. Mọi người trên tàu đều thiệt mạng.[1]

Hiện nay, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough; Đài Loan và Trung Quốc xem bãi cạn này là một phần của quần đảo Trung Sa. Philippines thì cho rằng họ đã thực thi chủ quyền của mình với bãi cạn này từ năm 1965 bằng cách xây một ngọn hải đăng bằng sắt tại đây.[2] Philippines cũng cho rằng bãi cạn này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển công nhận. Kể từ năm 1997, Philippines đòi chủ quyền đối với bãi cạn.[3] Tháng 6 năm 2012, Trung Quốc đã chiếm thành công bãi cạn Scarborough từ tay Philippines.[4]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Bãi cạn được tạo thành từ một chuỗi rạn san hô và đá có hình tam giác với chu vi 55 km và tổng diện tích (gồm cả vùng nước cạn) là 150 km². Phá nước nông có diện tích 130 km² và độ sâu 15 m. Bãi cạn nhô lên từ đồng bằng biển thẳm sâu 3.500 m. Một vài hòn đá, trong đó có hòn mà Trung Quốc gọi là Nam nham, cao từ 0,5 đến 3 m; nhiều rạn đá ngầm chìm dưới nước khi thủy triều lên. Gần cửa vào của phá nước có một phế tích của tháp sắt cao 8,3 m do Hải quân Philippines dựng lên vào năm 1965.[5]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Richard Bayly (1896). Diary of Colonel Bayly, 12th Regiment, 1796-1830. Naval & Military Press. tr. 108.[liên kết hỏng]
  2. ^ “In The Know: The Scarborough Shoal”. Philippine Daily Inquirer. ngày 12 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012.
  3. ^ “Scarborough Reef: A New Flashpoint in Sino-Philippine Relations?” (PDF). University of Durham, International Boundaries Research Unit, Boundary and Security Bulletin Summer 1999. 1999.
  4. ^ “China takes Philippine atoll” (bằng tiếng Anh). philstar.com. Truy cập 11 tháng 8 năm 2016.
  5. ^ “In The Know: The Scarborough Shoal”. Philippine Daily Inquirer. 12 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]