Seydlitz (tàu tuần dương Đức)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Launching of Seydlitz
Tàu tuần dương Seydlitz đang được hạ thủy
Lịch sử
Đức
Tên gọi Seydlitz
Đặt tên theo Friedrich Wilhelm von Seydlitz
Xưởng đóng tàu Deutsche Schiff- und Maschinenbau AG, Bremen
Đặt lườn 29 tháng 12 năm 1936
Hạ thủy 19 tháng 1 năm 1939
Số phận Bị đánh đắm khi chưa hoàn tất 10 tháng 4 năm 1945
Lịch sử
Soviet Navy EnsignLiên Xô
Tên gọi Зейдлиц
Trưng dụng Được cho nổi trở lại 1946
Số phận Bị tháo dỡ 1947
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu tuần dương Admiral Hipper
Trọng tải choán nước
  • 14.050 tấn Anh (14.280 t) (tiêu chuẩn)
  • 18.600 tấn Anh (18.900 t) (đầy tải)
Chiều dài 212,5 m (697 ft 2 in) (chung)
Sườn ngang 21,8 m (71 ft 6 in)
Mớn nước
  • 7,9 m (25 ft 11 in) (tiêu chuẩn)
  • 10,2 m (33 ft 6 in) (đầy tải)
Động cơ đẩy
  • 3 × turbine hơi nước Blohm & Voss
  • 3 × trục
  • công suất 100.000 shp (75.000 kW)
Tốc độ 32,5 hải lý trên giờ (60,2 km/h; 37,4 mph)
Tầm xa 7.000 nmi (12.960 km; 8.060 mi) ở tốc độ 20 hải lý trên giờ (37 km/h; 23 mph)
Bọc giáp
  • đai giáp chính: 70 đến 80 mm (2,8 đến 3,1 in);
  • sàn tàu chính: 20–50 mm;
  • sàn tàu trên: 12–30 mm;
  • tháp pháo: 70–105 mm;
  • tháp chỉ huy: 50–150 mm

Seydlitz là một tàu tuần dương hạng nặng được chế tạo cho Hải quân Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, là chiếc thứ tư thuộc lớp Admiral Hipper nhưng chưa bao giờ hoàn tất. Seydlitz được đặt lườn vào ngày 29 tháng 12 năm 1936 tại xưởng tàu DeschimagBremen; và nó được hạ thủy vào ngày 19 tháng 1 năm 1939. Con tàu này được đặt theo tên của danh tướng Friedrich Wilhelm von Seydlitz - vị anh hùng Kỵ binh kiệt xuất của nước Phổ năm xưa.[1] Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, chiếc tàu tuần dương mới chỉ hoàn tất được hai phần ba. Liên Xô từng bày tỏ ý định muốn mua nó cùng với con tàu chị em Lützow vốn cũng chưa hoàn tất, nhưng yêu cầu này đã bị từ chối.[2]

Do chương trình chế tạo Hải quân được chuyển sự ưu tiên sang việc đóng tàu ngầm, công việc đối với con tàu bị trì hoãn kéo dài. Đến tháng 8 năm 1942, khi đã hoàn tất được 90%, người ta quyết định cải biến nó thành một tàu sân bay. Việc này đòi hỏi phải tái cấu trúc một cách đáng kể, và sự khan hiếm nguyên vật liệu đã khiến mọi công việc phải ngừng lại vào tháng 1 năm 1943. Seydlitz được cho kéo đến Königsberg nơi nó bị đánh đắm vào ngày 10 tháng 4 năm 1945.

Sau chiến tranh, được Liên Xô cho nổi trở lại vào năm 1946, Seydlitz được kéo đến Leningrad, và dưới cái tên nguyên thủy (trong tiếng NgaЗейдлиц), nó được đưa vào hạm đội Baltic với một kế hoạch sẽ hoàn tất nó cùng với tàu chị em Lützow, lúc này mang tên Tallinn. Tuy nhiên, dự án này bị hủy bỏ do những lý do về kinh tế, và nó bị tháo dỡ vào năm 1947.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Gerhard Koop, Klaus-Peter Schmolke, Heavy cruisers of the Admiral Hipper class: Admiral Hipper, Blücher, Prinz Eugen, Seydlitz, Lützow, trang 189
  2. ^ “Seydlitz”. combinedfleet.com. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2010.
  3. ^ “Seydlitz German Carrier”. JRLucarinyModels. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2010.