Shin Tae-yong

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Shin Tae-yong
신태용
Shin trong một buổi họp báo của đội tuyển Indonesia năm 2019
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Shin Tae-yong
Ngày sinh 11 tháng 10, 1970 (53 tuổi)
Nơi sinh Yeongdeok, Gyeongbuk,  Hàn Quốc
Chiều cao 1.74 m (5 ft 9 in)
Vị trí Tiền vệ tấn công, Trung vệ
Thông tin đội
Đội hiện nay
Indonesia (huấn luyện viên)
Sự nghiệp cầu thủ đại học
Năm Đội ST (BT)
1988–1991 Đại học Yeungnam
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1992–2004 Seongnam Ilhwa Chunma 296 (76)
2005 Queensland Roar 1 (0)
Tổng cộng 297 (76)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1987 U-17 Hàn Quốc 4 (2)
1988 U-20 Hàn Quốc 1 (1)
1991–1992 U-23 Hàn Quốc 6 (1)
1992–1997 Hàn Quốc 23 (3)
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
2005–2008 Brisbane Roar FC (Trợ lý)
2009–2012 Seongnam FC
2014 Hàn Quốc (Trợ lý)
2014–2016 Hàn Quốc (Trợ lý)
2015–2016 U-23 Hàn Quốc
2016–2017 U-20 Hàn Quốc
2017–2019 Hàn Quốc
2019– Indonesia
2019– U-19 Indonesia
2019– U-23 Indonesia
Thành tích huy chương
Bóng đá nam
Đại diện cho  Hàn Quốc
Giải vô địch bóng đá EAFF E-1
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất EAFF E - 1 2017 Nhật Bản Đội
Đại diện cho  Indonesia (huấn luyện viên)
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á
Á quân Singapore 2020 Đội
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Việt Nam 2021 Đội
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia
Shin Tae-yong
Hangul
신태용
Hanja
申台龍
Romaja quốc ngữShin Tae-yong
McCune–ReischauerSin T'ae-yong
Hán-ViệtThân Đài Long
Đây là một tên người Triều Tiên, họ là Shin.

Shin Tae-yong (Tiếng Hàn신태용, Hanja: 申台龍, Hán-Việt: Thân Đài Long, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1970) là cựu cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp người Hàn Quốc, hiện đang làm huấn luyện viên trưởng của đội tuyển bóng đá quốc gia Indonesia .

Sự nghiệp cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]

Khi còn là cầu thủ, Shin chơi ở các vị trí tiền vệ tấn côngtrung vệ. Ông có biệt danh Cáo mặt đất vì lối chơi bóng đẹp mắt và thông minh.[1]

Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Yeungnam, Shin thi đấu liên tục 12 mùa giải cho CLB Seongnam Ilhwa Chunma, ông giành giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất K League vào năm 1992 - năm đầu tiên trong sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của mình.[1] Shin là cầu thủ trụ cột, tiền vệ tấn công chủ chốt của Ilhwa Chunma khi họ vô địch K League 3 năm liên tiếp từ 1993 đến 1995.[1] Cuối năm 1995, ông cùng đội bóng giành thêm chức vô địch các câu lạc bộ châu Á.[1] Sau đó, Ilhwa Chunma tiếp tục thành công trong việc bảo vệ danh hiệu vô địch giải đấu với sự đóng góp lớn của cá nhân Shin. Câu lạc bộ này tiếp tục vô địch K League trong các năm từ 2001-2003 và Shin giành được giải thưởng MVP vào năm 2001[1]. Shin đã ghi tổng cộng 99 bàn thắng cùng 68 pha kiến ​​tạo trong 401 trận đấu ở K League bao gồm cả Cúp Liên đoàn Hàn Quốc.[1] Shin kết thúc sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của mình ở câu lạc bộ của Úc là Queensland Roar. Shin có tên trong Đội hình tiêu biểu kỷ niệm 30 năm K League vào năm 2013.[2]

Sau khi rời CLB Seongnam Ilhwa Chunma, Shin chuyển sang thi đấu trong đội hình của CLB Queensland Roar ở giải Australian A-League trong năm 2005 và giải nghệ tại đây do chấn thương mắt cá chân. Ông sau đó tiếp tục ở lại làm công việc trợ lý huấn luyện viên phụ trách kỹ thuật.[3]

Shin đã chơi tổng cộng 23 trận đấu quốc tế bao gồm cả AFC Asian Cup 1996 cho đội tuyển quốc gia Hàn Quốc.[4]

Sự nghiệp huấn luyện[sửa | sửa mã nguồn]

Seongnam Ilhwa Chunma[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2009, Shin bắt đầu sự nghiệp huấn luyện tại CLB Seongnam Ilhwa Chunma với tư cách là huấn luyện viên tạm quyền và góp công lớn giúp cho đội bóng này kết thúc mùa giải K League cùng Cúp FA Hàn Quốc 2009 với vị trí á quân. Shin sau đó được thăng chức, trở thành huấn luyện viên chính thức của đội và sang đến mùa giải năm sau, ông đã ngay lập tức giành thêm 2 chức vô địch AFC Champions League 2010 và Cúp FA Hàn Quốc 2011, thành tích giúp cho Shin trở thành vị huấn luyện viên đầu tiên vô địch AFC Champions League trên cả hai cương vị cầu thủ và huấn luyện viên.

Hàn Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Shin cùng tuyển Hàn Quốc trước thềm World Cup 2018

Vào tháng 8 năm 2014, Shin trở thành trợ lý huấn luyện viên của đội tuyển quốc gia Hàn Quốc. Dưới thời Shin, Hàn Quốc đã lọt vào trận chung kết AFC Asian Cup lần đầu tiên sau 27 năm[5]. Huấn luyện viên tuyển Hàn Quốc vào thời điểm đó là Uli Stielike, nhưng vai trò trên thực tế - người phụ trách chiến thuật và huấn luyện cho cả đội là do Shin đảm nhận.[6]

Ngoài tuyển quốc gia, Shin tiếp tục đồng thời quản lý thêm cả đội tuyển U-23 Hàn Quốc giúp đội về nhì tại Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2016 khi thua Nhật Bản 2-3 tại chung kết[7], qua đó giành vé tham gia Thế vận hội mùa hè 2016.[8] Dưới sự dẫn dắt của ông, đội giành quyền đi tiếp trong một bảng đấu được đánh giá là tương đối khó khăn khi có được 7 điểm trước Đức, MexicoFiji nhưng rồi họ dừng bước ở vòng tứ kết khi thua 0-1 trước Honduras.[9]

Vào ngày 22 tháng 11 năm 2016, Shin được bổ nhiệm làm HLV trưởng U-20 Hàn Quốc chuẩn bị cho FIFA U-20 World Cup 2017 trên sân nhà. Vì vậy, Shin rời đội tuyển quốc gia để tập trung cho đội U-20. Tại World Cup U-20, Hàn Quốc đứng nhì bảng với 6 điểm, tiến vào vòng 1/16 nhưng để thua trước Bồ Đào Nha.

Sau khi Shin rời đội tuyển Hàn Quốc, Stielike đạt kết quả không tốt ở vòng loại FIFA World Cup 2018 và bị Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc sa thải. Vào ngày 4 tháng 7 năm 2017, Shin được gọi trở lại để thay thế cho Stielike[10]. Sang tháng 12, ông dẫn dắt đội tuyển Hàn Quốc giành chức vô địch Giải bóng đá EAFF E-1 2017. Hàn Quốc sau đó cũng nhanh chóng giành quyền tham dự FIFA World Cup 2018 tại Nga. Ở vòng bảng World Cup 2018, đội tuyển Hàn Quốc nằm cùng bảng F với các đội Thụy Điển, Mexico và Đức. Hàn Quốc thua Thụy Điển 0-1 trong trận đầu tiên, 1-2 trước Mexico trong trận kế tiếp. Tuy nhiên, trong trận đấu cuối cùng, Hàn Quốc đánh bại Đức với tỷ số 2-0 đồng thời trực tiếp loại tuyển Đức khỏi vòng bảng World Cup lần đầu tiên sau 80 năm.[11]

Indonesia[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 28 tháng 12 năm 2019, Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) xác nhận việc bổ nhiệm ông làm HLV trưởng Đội tuyển bóng đá quốc gia Indonesia với hợp đồng 4 năm thay thế Simon McMenemy.[12][13] Ông giúp Indonesia có lần thứ 6 vào chung kết AFF Cup 2020 khi thắng chủ nhà Singapore với tổng tỷ số 5-3 sau 2 lượt trận[14], tuy nhiên đội đã để thua Thái Lan với tổng tỷ số 6-2 tại chung kết, qua đó có lần thứ 6 thua ở chung kết giải này.[15] Tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021, ông giúp đội U23 Indonesia đạt huy chương đồng khi hòa U23 Malaysia 1-1 và thắng 4-3 ở loạt luân lưu[16]. Shin Tae-yong giúp đội tuyển Indonesia góp mặt tại Asian Cup 2023 sau chiến thắng 2-1 trước Kuwait và chiến thắng đậm 7-0 trước Nepal tại Vòng loại thứ 3 Cúp bóng đá châu Á 2023.[17] Tại AFF Cup 2022, Indonesia dừng bước tại bán kết trước Việt Nam của ông Park Hang-Seo với tỷ số 2-0.[18] Ông giúp U23 Indonesia vào chung kết AFF U23 Championship 2023 khi thắng chủ nhà U23 Thái Lan 3-1 tại bán kết,[19] nhưng thất bại trước đương kim vô địch U23 Việt Nam 6-5 ở loạt sút luân lưu.[20]

Tại AFC Asian Cup 2023, Indonesia dù để thua Iraq & Nhật Bản cùng tỷ số 3-1, nhưng có 3 điểm nhờ trận thắng Việt Nam 1-0 ở lượt trận thứ 2, qua đó xếp thứ 3 bảng D & vượt qua vòng bảng lần đầu tiên trong lịch sử nhờ đứng thứ 4 trong nhóm 4 đội xếp thứ 3 có thành tích tốt,[21] Indonesia sau đó dừng bước tại vòng 16 đội sau thất bại 0-4 trước Úc[22].

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Shin trong trận chung kết AFC Champions League năm 2010

Vào ngày 19 tháng 3 năm 2021, có thông tin không chính thức cho rằng ông dương tính với Covid-19 khi làm việc tại Indonesia.[23]

Shin được các cổ động viên và giới truyền thông gọi với nhiều biệt danh, như "José Mourinho của châu Á"[24] hay "Joachim Löw xứ Hàn".[25] Nhưng Shin được biết đến phổ biến với biệt danh thứ hai hơn vì ông nổi tiếng với việc không chỉ tuyên bố rằng bản thân là người ngưỡng mộ tài năng của cựu HLV trưởng đội tuyển Đức mà còn học tập theo phong cách thời trang cùng chỉ đạo trận đấu của vị HLV danh tiếng này.[25]

Ông có 2 người con trai, Shin Jae-won và Shin Jae-hyeok. Cả 2 đều đang là cầu thủ bóng đá.

Thống kê sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ Mùa giải Giải đấu Cúp quốc gia Cúp Liên đoàn Châu lục Tổng cộng
Hạng đấu Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng
Seongnam Ilhwa Chunma 1992 K League 18 7 5 2 23 9
1993 28 5 5 1 33 6
1994 23 7 6 1 ? ? 29 8
1995 26 6 7 0 ? ? 33 6
1996 24 18 ? ? 5 3 ? ? 29 21
1997 7 0 ? ? 12 3 ? ? 19 3
1998 7 1 ? ? 17 2 24 3
1999 25 4 ? ? 10 5 35 9
2000 27 7 ? ? 7 2 ? ? 34 9
2001 27 5 ? ? 9 0 ? ? 36 5
2002 26 4 ? ? 11 2 ? ? 37 6
2003 38 8 2 0 ? ? 40 8
2004 20 4 0 0 11 2 ? ? 31 6
Tổng cộng 296 76 2 0 105 23 ? ? 403 99
Queensland Roar 2005-06 A-League 1 0 ? ? 1 0
Tổng cộng sự nghiệp 297 76 2 0 105 23 ? ? 404 99

Bàn thắng quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả ghi bàn thắng của Hàn Quốc đầu tiên.
Ngày Địa điểm Đối thủ Kết quả Giải đấu
30 tháng 4 năm 1996 Sân vận động Bloomfield, Tel Aviv, Israel  Israel 5–4 Giao hữu
11 tháng 8 năm 1996 Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam  Việt Nam 4–0 Vòng loại Asian Cup 1996
16 tháng 12 năm 1996 Sân vận động Al-Maktoum, Dubai, UAE  Iran 2–6 Asian Cup 1996

Huấn luyện[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến 1/1/2022
Đội bóng Kể từ Đến Thống kê
Trận Thắng Hòa Thua Tỷ lệ thắng (%) Ref.
Seongnam Ilhwa Chunma (trợ lý) 8/12/2008 17/2/2010 45 23 10 12 51.11
Seongnam Ilhwa Chunma 18/2/2010 7/12/2012 145 59 36 50 40.69
Hàn Quốc (trợ lý) 18/8/2014 8/9/2014 2 1 0 1 50.00 [26]
U-23 Hàn Quốc 6/2/2015 31/12/2016 30 18 9 3 60.00 [27][28]
U-20 Hàn Quốc 1/1/2017 3/7/2017 7 3 1 3 42.86
Hàn Quốc 4/7/2017 31/7/2018 21 7 6 8 33.33 [29][30]
U-19 Indonesia 1/1/2020 Nay 10 2 3 5 20.00
U-23 Indonesia 10 5 1 4 50.00
Indonesia 23 11 5 7 47.37
Tổng cộng 293 129 71 93 43.92

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học Yeungnam

Seongnam Ilhwa Chunma (nay là Seongnam FC)

Cá nhân

Huấn luyện viên[sửa | sửa mã nguồn]

Seongnam Ilhwa Chunma

U-23 Hàn Quốc

Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc

Đội tuyển bóng đá quốc gia Indonesia

U23 Indonesia

  • SEA Games: ĐồngHuy chương đồng (2021)
  • Giải vô địch bóng đá U-23 Đông Nam Á : Bạc Á Quân (2023)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f [K리그 레전드SSUL] '그라운드의 여우' 신태용편 [(K League Legend) 'Fox of the Ground' Shin Tae-yong]. YouTube.com (bằng tiếng Hàn). K League. ngày 28 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ 김재형 (jhkim03@ytn.co.kr) (31 tháng 5 năm 2013). “한국 축구 레전드 베스트11 발표”. www.ytn.co.kr.
  3. ^ “Korean Announces Retirement”. Football Federation Australia. ngày 20 tháng 9 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2006.
  4. ^ 신태용 SHIN Taeyong (bằng tiếng Hàn). KFA. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ “South Korea ousts Iraq, advances to first Asian Cup final since 1988”. Sports Illustrated. 26 tháng 1 năm 2015. Truy cập 9 Tháng tư năm 2021.
  6. ^ Seo, Hyung-wook (13 tháng 2 năm 2020). 신태용 감독이 밝힌 손흥민 활용법, 그리고 슈틸리케 아시안컵의 진실은? (현지인터뷰). YouTube.com (bằng tiếng Hàn). Ppolli TV. Truy cập 9 Tháng tư năm 2021.
  7. ^ “Shin Tae-yong Appointed New Manager for U-22 Olympic Football Team”. Koogle TV. 10 tháng 2 năm 2015. Truy cập 19 Tháng sáu năm 2018.
  8. ^ Author, No (31 tháng 1 năm 2016). “Japan rallies past South Korea for Asian U-23 crown”. The Japan Times (bằng tiếng Anh). Truy cập 30 Tháng tám năm 2023.
  9. ^ “Games of the XXXI. Olympiad”. RSSSF. 25 tháng 8 năm 2016. Truy cập 9 Tháng tư năm 2021.
  10. ^ “Football: South Korea turn to Shin Tae Yong with World Cup hopes hanging in the balance”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). 4 tháng 7 năm 2017. ISSN 0585-3923. Truy cập 28 tháng Mười năm 2021.
  11. ^ “Đức thua Hàn Quốc và bị loại khỏi World Cup”.
  12. ^ Hồng Nam (23 tháng 12 năm 2019). “Tuyển Indonesia bổ nhiệm HLV Hàn Quốc từng thắng Đức ở World Cup”. vtc.vn.
  13. ^ “Shin Tae-yong: 'Indonesia chọn tôi vì thành công của Park Hang-seo'. Báo điện tử VnExpress. Truy cập 29 tháng Mười năm 2021.
  14. ^ “Indonesia loại Singapore nhờ hơn ba người - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập 25 Tháng mười hai năm 2021.
  15. ^ “Thái Lan lần thứ sáu vô địch AFF Cup - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập 1 Tháng Một năm 2022.
  16. ^ “Indonesia giành HC đồng SEA Games 31”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập 23 tháng Năm năm 2022.
  17. ^ “Qualifiers Final Round Group A: Indonesia 7-0 Nepal”. the-AFC (bằng tiếng Anh). Truy cập 25 Tháng sáu năm 2022.
  18. ^ News, V. T. C. (9 tháng 1 năm 2023). “Thắng Indonesia, tuyển Việt Nam vào chung kết AFF Cup 2022”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 14 Tháng hai năm 2023.
  19. ^ Trí, Dân (24 tháng 8 năm 2023). “Hạ Thái Lan, U23 Indonesia tranh cúp vô địch với U23 Việt Nam”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 30 Tháng tám năm 2023.
  20. ^ Trí, Dân (26 tháng 8 năm 2023). “Thắng luân lưu Indonesia, U23 Việt Nam vô địch Đông Nam Á”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 30 Tháng tám năm 2023.
  21. ^ VnExpress. “Indonesia lần đầu vượt qua vòng bảng Asian Cup 2023”. vnexpress.net. Truy cập 26 Tháng Ba năm 2024.
  22. ^ VTV, BAO DIEN TU (28 tháng 1 năm 2024). “Asian Cup 2023 | ĐT Australia 4-0 ĐT Indonesia: Chênh lệch đẳng cấp!”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập 26 Tháng Ba năm 2024.
  23. ^ “Pelatih Timnas Indonesia Shin Tae-Yong Dinyatakan Positif COVID-19 | Goal.com”. www.goal.com. Truy cập 28 tháng Mười năm 2021.
  24. ^ Vy Anh (theo Bola) (16 tháng 12 năm 2021). “CĐV Indonesia ví HLV Shin Tae-yong như Mourinho”. Báo điện tử VnExpress.
  25. ^ a b Thành Vinh (9 tháng 6 năm 2018). “ĐT Hàn Quốc: Shin Tae-yong phiên bản... lỗi của Loew”. bongdaplus.vn.
  26. ^ 경기결과 - 2014 (bằng tiếng Hàn). KFA. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  27. ^ “Men's U-23 match results - 2015” (bằng tiếng Hàn). KFA. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  28. ^ “Men's U-23 match results - 2016” (bằng tiếng Hàn). KFA. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  29. ^ 경기결과 - 2017 (bằng tiếng Hàn). KFA. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  30. ^ 경기결과 - 2018 (bằng tiếng Hàn). KFA. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  31. ^ a b 洪명보 MVP 프로축구 우수선수 선정. Naver.com (bằng tiếng Hàn). Dong-A Ilbo. ngày 5 tháng 12 năm 1992. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2021.
  32. ^ 李상윤 '93프로축구 MVP (bằng tiếng Hàn). Kyunghyang. ngày 11 tháng 11 năm 1993.
  33. ^ 「적토마」고정운 MVP영예 (bằng tiếng Hàn). Kyunghyang. ngày 20 tháng 11 năm 1994.
  34. ^ a b 신태용 올 축구 황금발 (bằng tiếng Hàn). The Hankyoreh. ngày 24 tháng 11 năm 1995.
  35. ^ 프로축구 MVP 김현석 뽑혀. Naver.com (bằng tiếng Hàn). The Hankyoreh. ngày 30 tháng 11 năm 1996.
  36. ^ [프로축구] 최용수, 첫 MVP 등극 (bằng tiếng Hàn). Kukmin Ilbo. ngày 1 tháng 12 năm 2000.
  37. ^ a b 프로축구 시상식, 19일 타워호텔서 개최 (bằng tiếng Hàn). Yonhap. ngày 18 tháng 12 năm 2001.
  38. ^ 2002년 K-리그 시상식 21일 개최. Naver.com (bằng tiếng Hàn). Yonhap News Agency. ngày 20 tháng 12 năm 2002.
  39. ^ MVP 김도훈·신인왕 정조국. Naver.com (bằng tiếng Hàn). YTN. ngày 13 tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2020.
  40. ^ 프로축구 올 정규리그 각종기록 해트트릭 7번"요란한 골잔치". Naver.com (bằng tiếng Hàn). Dong-A Ilbo. ngày 7 tháng 11 năm 1996. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2021.
  41. ^ 한국 축구 레전드 베스트11 발표 (bằng tiếng Hàn). YTN. ngày 31 tháng 5 năm 2013.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng và thành tích
Tiền nhiệm
Sérgio Farias
AFC Champions League Winning Coach
2010
Kế nhiệm
Jorge Fossati