Siganus stellatus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Siganus stellatus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Siganidae
Chi (genus)Siganus
Loài (species)S. stellatus
Danh pháp hai phần
Siganus stellatus
(Forsskål, 1775)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Scarus stellatus Forsskål, 1775
  • Amphacanthus stellatus (Forsskål, 1775)

Siganus stellatus là một loài cá biển thuộc chi Cá dìa trong họ Cá dìa. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1775.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ stellatus trong danh pháp của loài cá này có nghĩa là "nhiều sao", ám chỉ các đốm dày đặc trên cơ thể của chúng[2].

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Một mẫu vật của S. stellatus

S. stellatus có phạm vi phân bố rộng khắp Ấn Độ Dương. Từ Biển Đỏ, loài cá này xuất hiện dọc theo bờ biển các nước thuộc khu vực Đông Phi, bao gồm ngoài khơi Madagascar và các quốc đảo, bãi ngầm lân cận; băng qua vùng biển phía nam Ấn Độ, MaldivesSri Lanka ở phía đông đến quần đảo Andaman và Nicobar trong biển Andaman, về phía nam đến đảo Sumatrabán đảo Mã Lai[1].

Loài cá này ưa sống gần các rạn san hô và trong các thảm cỏ biển ở độ sâu khoảng 30 m trở lại[1].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở S. stellatus là 40 cm, nhưng thường được quan sát với kích thước phổ biến là 35 cm[3]. S. stellatus đặc trưng bởi các đốm màu nâu đen bao phủ khắp đầu và thân, tạo thành hoa văn tổ ong[4]. Cơ thể có màu lục xám. Mống mắt màu bạc, bao quanh bởi 10 đốm màu nâu[3]. Một số mẫu vật thu thập từ Biển Đỏ có màu xanh lục ở vùng gáy, trước đây được xem như một phân loài của S. stellatus[5][6]. Rìa vây đuôi, vây lưng mềm và vây hậu môn có màu vàng[3].

Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 10; Số gai ở vây hậu môn: 7; Số tia vây ở vây hậu môn: 9; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5[5].

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Cá con và cá đang trưởng thành hợp thành đàn, còn cá trưởng thành bơi theo cặp. Chúng ăn chủ yếu các loại rong biểntảo[3].

Một cặp S. stellatus trưởng thành

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c K. E. Carpenter; N. Jiddawi; P. Borsa; C. Obota; W. F. Smith-Vaniz; S. Yahya (2018). Siganus stellatus. Sách đỏ IUCN. 2018: e.T117007235A117008793. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T117007235A117008793.en. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ C. Scharpf; K. J. Lazara (2020). “Order ACANTHURIFORMES (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ a b c d D. Woodland (2001). K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 6. Bony fishes part 4 (Labridae to Latimeriidae), estuarine crocodiles, sea turtles, sea snakes and marine mammals (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3645. ISBN 978-9251045893.
  4. ^ “Maze Rabbitfish, Siganus stellatus (Forsskål 1775)”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2020.
  5. ^ a b Froese Rainer, và Daniel Pauly (chủ biên) (2019). Siganus stellatus trong FishBase. Phiên bản tháng 2 2019.
  6. ^ Siganus stellatus. Reef Life Survey. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2020.