Sinogastromyzon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cá bám đá
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Cypriniformes
Họ (familia)Balitoridae
Chi (genus)Sinogastromyzon
P. W. Fang, 1930
Loài điển hình
Sinogastromyzon wui
P. W. Fang, 1930

Cá bám đá (Danh pháp khoa học: Sinogastromyzon) là một chi cá trong họ cá bám đá Balitoridae thuộc bộ cá chép Cypriniformes, đây là chi cá bản địa của vùng phía Đông châu Á[1].

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện hành có 21 loài được ghi nhận trong chi này:[2][3][4]

Đặc sản[sửa | sửa mã nguồn]

Ở bản Sin Súi Hồ, bản Sàng Mà Pho thuộc Phong Thổ, Lai Châu có loại cá bám đá quý, người Mông ở Sin Súi Hồ gọi nó là cá sâm, hay cá đắng, đây là loài cá bản địa, rất quý, và chỉ có khách quý mới được mời. Thứ cá này rất hiếm, bắt được nó là cả một sự kỳ công. Phải nhảy chồm chồm trên những tảng đá, đi ngược suối, lên đến độ cao khoảng 2.300m, gần phía đầu nguồn, mới kiếm được thứ cá đặc biệt. Loài cá chỉ sống ở nơi rất cao, rất lạnh, thậm chí băng giá. Loài cá này cực kỳ hiếm, chỉ có ở độ cao trên 2000m, nguồn nước quanh năm giá lạnh, phải có nhiều kinh nghiệm, mới biết được nơi cá đắng trú ẩn. Thông thường chúng trốn ở những đoạn có vụng nước và có nhiều hang ngầm, khe đá, nước chảy mạnh, thi thoảng lại thấy những con cá từ vách đá nhao đầu ra ngoài, rồi mắc vào lưới.

Loài cá bám đá này được người Trung Quốc mua rất đắt, tới cả triệu bạc mỗi kg. Họ mua về làm giống, nuôi ở những con thác. Chúng bám vào đá để ăn rong rêu ở những con suối chảy mạnh, rất lạnh, nên gọi là cá bám đá. Khi nước cạn, chảy nhẹ, thì cá bám đá chui ra khỏi hốc đá, dính vào lưới, nhưng không thấy con cá đắng, còn gọi là "cá sâm" nào. Giống cá đắng khôn ranh, không bao giờ chui ra khỏi hốc đá. Cả đời nó chỉ chui trong hốc đá tối tăm, không bao giờ chịu ló đầu ra. Chỉ có cách duy nhất bắt nó, là khiến nó say, lờ đờ trôi ra khỏi hang đá, nổi lềnh bềnh trên mặt nước và phải đứng trực ở một vũng nước, chờ cá trôi ra là tóm luôn, Nếu không để ý, nó trôi ra chỗ không có nhựa cây, tỉnh lại, là chuồn mất dạng[5][6].

Nó có hình dạng của một con cá chiên thu nhỏ. Những con cá bằng ngón tay, thân đỏ lẫn đen, bụng trắng hếu. Khi bắt thì dùng dao cứa bụng, moi ra phần ruột cá bám đá, kẹp vào thanh luồng nướng, cá đắng thì không cần lấy ruột, cứ kẹp cá hoặc xiên vào thanh tre nhọn nướng luôn[5]. Thịt cá mà đắng có vị lạ, một con cá, to bằng ngón tay nho nhỏ, như món cá bớp. Khi ăn, vị đắng của con cá tan nhanh trong miệng, chỉ vài giây sau, là vị ngọt cuống quýt nơi đầu lưỡi, lan xuống cuống họng, là thứ mùi vị của sâm quý, chứ không phải của cá. Cắn miếng cá thấy vị đắng thanh mát của thịt, nhưng rồi vị ngọt nhanh chóng tan vào tuyến nước bọt, lưu luyến mãi nơi cuống họng[6].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ IUCN (2012). “IUCN Red List of Threatened Species. Version 2012.2”. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2013.
  2. ^ Kottelat, M. (2012): Conspectus cobitidum: an inventory of the loaches of the world (Teleostei: Cypriniformes: Cobitoidei). Lưu trữ 2013-02-11 tại Wayback Machine The Raffles Bulletin of Zoology, Suppl. No. 26: 1-199.
  3. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Các loài trong Sinogastromyzon trên FishBase. Phiên bản tháng 8 năm 2013.
  4. ^ a b Yang, J. & Guo, Y.-S. (2013): A new species of the genus Sinogastromyzon Fang from Sichuan Province, China (Cypriniformes, Balitoridae). Acta Zootaxonomica Sinica, 38 (4): 895-900.
  5. ^ a b “Hành trình săn lùng loài 'cá sâm' kỳ lạ ở lưng chừng trời Hoàng Liên Sơn”. Báo điện tử VTC News. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2016. Truy cập 27 tháng 10 năm 2016.
  6. ^ a b “Kỳ lạ loài cá đắng, được ví như 'cá sâm' trên đỉnh Nhìu Cồ San”. Báo điện tử VTC News. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2016. Truy cập 27 tháng 10 năm 2016.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]