Bước tới nội dung

Sturddlefish

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cá con của cá tầm Nga (a) và cá tầm thìa Mỹ (d). Các giống lai của chúng: (b) và (c).

Sturddlefish là tên gọi để chỉ con lai giữa cá tầm thìa Mỹ (Polyodon spathula) và cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii), được công bố vào năm 2020. Đây là lần lai tạo thành công đầu tiên giữa hai loài này, cũng như giữa hai thành viên của họ Cá tầmhọ Cá tầm thìa.[1]

Sự ra đời của giống lai

[sửa | sửa mã nguồn]

Cả cá tầm Mỹ và cá tầm Nga đều là những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trong một thí nghiệm để kiểm tra xem việc áp dụng hình thức mẫu sinh (gynogenesis)[chú thích 1] vào cá tầm Nga có thể giúp tái tạo quần thể của chúng hay không, các nhà nghiên cứu Hungary đã sử dụng tinh trùng của cá tầm thìa Mỹ và trứng của cá tầm Nga.[2] Kết quả của thí nghiệm này vô tình lại tạo ra các con lai có khả năng sống sót. Khoảng 2/3 số cá con sống qua tháng đầu tiên và khoảng 100 con vẫn còn sống tiếp theo đó.[3]

Điều đáng nói, hai loài bố mẹ của sturddlefish thuộc hai họ cá khác nhau, mà tổ tiên chung gần nhất của chúng sống cách đây khoảng hơn 184 triệu năm,[4][5] tức là đã hình thành khoảng cách phát sinh loài rất lớn, khác nhau về hình thái tổng thể lẫn tập tính. Mặt khác, các thí nghiệm lai tạo trước đây giữa cá tầm thìa Mỹ với một số loài cá tầm đều không tạo ra được thế hệ con khỏe mạnh.[1]

Mô tả chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Có hai nhóm biến dị hình thái được ghi nhận ở sturddlefish, tập trung ở các đặc điểm liên quan đến chiều dài mõm và chiều dài của thùy đuôi trên. Nhóm thứ nhất có các cá thể giống với loài mẹ hơn, có lẽ là do lượng gen lớn hơn từ cá tầm Nga lấn át các đặc điểm của cá tầm thìa Mỹ. Nhóm thứ hai thể hiện sự đồng đều các đặc điểm vì tỉ lệ bộ nhiễm sắc thể của cá mẹ và cá bố gần như bằng nhau.[1]

Tiềm năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài cá tầm lai thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản và cung cấp khoảng 20% ​​sản lượng trứng cá muối toàn cầu (khảo sát năm 2017[6]). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu "tạo ra" sturddlefish cho rằng, chúng hoàn toàn vô sinh, như lasư hổ, nên đồng nghĩa với việc sẽ không đem lại lợi ích cho việc sản xuất trứng cá muối[2]. Mặc dù sturddlefish phát triển tốt trong điều kiện nuôi nhốt, các nhà nghiên cứu không có kế hoạch sản xuất thêm giống này để không biến chúng thành loài xâm lấn gây ảnh hưởng tới quần thể cá tự nhiên.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Káldy, Jenő; Mozsár, Attila; Fazekas, Gyöngyvér; Farkas, Móni; Fazekas, Dorottya Lilla; Fazekas, Georgina Lea; Goda, Katalin; Gyöngy, Zsuzsanna; Kovács, Balázs (2020). "Hybridization of Russian Sturgeon (Acipenser gueldenstaedtii, Brandt and Ratzeberg, 1833) and American Paddlefish (Polyodon spathula, Walbaum 1792) and Evaluation of Their Progeny". Genes. Quyển 11 số 7. tr. 753. doi:10.3390/genes11070753. ISSN 2073-4425. PMC 7397225. PMID 32640744.{{Chú thích tạp chí}}: Quản lý CS1: DOI truy cập mở nhưng không được đánh ký hiệu (liên kết)
  2. ^ a b Machemer, Theresa (ngày 22 tháng 7 năm 2020). "Scientists Accidentally Bred a School of 'Sturddlefish'". Smithsonian Magazine. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
  3. ^ Roth, Annie (ngày 15 tháng 7 năm 2020). "Scientists Accidentally Bred the Fish Version of a Liger". The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
  4. ^ Peng, Zuogang; Ludwig, Arne; Wang, Dengqiang; Diogo, Rui; Wei, Qiwei; He, Shunping (2007). "Age and biogeography of major clades in sturgeons and paddlefishes (Pisces: Acipenseriformes)". Molecular Phylogenetics and Evolution. Quyển 42 số 3. tr. 854–862. doi:10.1016/j.ympev.2006.09.008. ISSN 1055-7903. PMID 17158071.
  5. ^ Lucy Hicks (ngày 17 tháng 7 năm 2020). "Scientists accidentally create unlikely fish hybrid". www.science.org. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
  6. ^ Bronzi, Paolo; Chebanov, Mikhail; Michaels, James T.; Wei, Qiwei; Rosenthal, Harald; Gessner, Joern (2019). "Sturgeon meat and caviar production: Global update 2017". Journal of Applied Ichthyology. Quyển 35 số 1. tr. 257–266. doi:10.1111/jai.13870. ISSN 1439-0426.
  7. ^ An Khang (ngày 16 tháng 7 năm 2020). "Cá lai giữa hai loài 'hóa thạch sống'". VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
Chú thích
  1. ^ Kiểu sinh sản mà tinh trùng đóng vai trò kích thích trứng nhưng lại không đóng góp DNA trong việc kết hợp di truyền.