Sân vận động Thiên Trường

Sân vận động Thiên Trường
"Chảo lửa Thiên Trường"
Sân vận động Thiên Trường vào năm 2022
Map
Tên cũSân vận động Chùa Cuối
Vị tríĐường Đặng Xuân Thiều, Phường Vị Hoàng, Thành phố Nam Định, Nam Định, Việt Nam
Tọa độ20°26′10″B 106°10′48″Đ / 20,43611°B 106,18°Đ / 20.43611; 106.18000
Sức chứa30.000
Kỷ lục khán giả35.000 (Nam Định 3-2 Hoàng Anh Gia Lai, V-League 2003)[1]
Mặt sânCỏ
Bảng điểmBảng điểm điện tử
Công trình xây dựng
Khởi côngTháng 11 năm 2000
Khánh thành30 tháng 8 năm 2003
Chi phí xây dựng75 tỉ đồng
Bên thuê sân
Thép Xanh Nam Định
Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam (các trận đấu được lựa chọn)

Sân vận động Thiên Trường là một sân vận động nằm ở trung tâm thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Việt Nam với sức chứa khoảng 18.000 chỗ ngồi[2], mặt sân cỏ có kích thước 115x72 m. Đây là sân nhà của Câu lạc bộ bóng đá Thép Xanh Nam Định, một câu lạc bộ bóng đá có thứ hạng cao trong giải vô địch bóng đá Việt Nam.

Trước đây, sân vận động Thiên Trường có tên gọi sân vận động Chùa Cuối, được xây dựng từ những năm 60, 70 của thế kỉ 20.[3] Ngày 30 tháng 8 năm 2003, sân chính thức đổi tên thành Thiên Trường với trận khai sân giữa câu lạc bộ bóng đá Nam Định với U-23 Thần Hoa Thượng Hải (Trung Quốc)[4] [1].

Các đội tuyển bóng đá quốc gia nam, nữ và Olympic từng chọn sân Thiên Trường làm sân nhà cho các trận đấu quốc tế.

Năm 2003, sân vận động Thiên Trường là một trong nhiều địa điểm tham gia tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003. Tại đây đã diễn ra các trận đấu môn bóng đã nữ.

Khán giả đến sân vận động Thiên Trường để xem câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định thi đấu thường rất đông. Vì thế sân còn được đặt biệt danh "Chảo lửa Thiên Trường".

Sân vận động[sửa | sửa mã nguồn]

Nằm tại đường Đặng Xuân Thiều, thành phố Nam Định, trước cửa Ủy ban nhân dân và Tỉnh uỷ Nam Định (cách 1 hồ nhỏ), sân vận động Thiên Trường được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng công trình và vẻ đẹp mỹ thuật chỉ sau Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, thậm chí chất lượng mặt sân có thời kỳ còn được đánh giá cao hơn cả sân Mỹ Đình do được chăm sóc bảo dưỡng tốt. Sân cũng từng được báo chí đánh giá là "Nhà hát của những giấc mơ".[cần dẫn nguồn]

Sân có 20 cửa, được chia làm 4 khán đài A, B, C, D. Khán đài A và B có sức chứa 6.000 người còn các khán đài C và D đều có 3.000 chỗ. Sân còn có 4 phòng cho vận động viên, 4 phòng cho huấn luyện viên, cùng với đó là ba phòng y tế, phòng cho khách VIP, khu giải khát...[4]

Các sự kiện lớn[sửa | sửa mã nguồn]

Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003[sửa | sửa mã nguồn]

Bóng đá nam[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng A
Indonesia 0–6 Thái Lan
Chi tiết Rungroj  23'
Sarayuth  28'70'
Datsakorn  66'
Piyawat  69'
Pichitphong  86'

Bóng đá nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021[sửa | sửa mã nguồn]

Bóng đá nam[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng bảng[sửa | sửa mã nguồn]
Singapore 2–2 Lào
Chi tiết
Khán giả: 10.152
Trọng tài: Gamini Nivon Robesh (Sri Lanka)
Thái Lan 1–2 Malaysia
Chi tiết
Khán giả: 29.985
Trọng tài: Kabirov Nasrullo (Tajikistan)
Lào 1–4 Campuchia
Chi tiết
Khán giả: 6.044
Trọng tài: Mohammad M N Ghabayen (Jordan)
Thái Lan 5–0 Singapore
Chi tiết
Khán giả: 28.998
Trọng tài: Adam Fazeel (Maldives)
Campuchia 0–1 Singapore
Chi tiết
Malaysia 3–1 Lào
Chi tiết
Khán giả: 25.623
Trọng tài: Yahya Ali Al Mulla (UAE)
Singapore 2–2 Malaysia
Chi tiết
Khán giả: 1.149
Trọng tài: Venkatesh Ramachandran (Ấn Độ)
Campuchia 0–5 Thái Lan
Chi tiết
Khán giả: 28.837
Trọng tài: Nivon Robesh Gamini (Sri Lanka)
Malaysia 2–2 Campuchia
Chi tiết
Khán giả: 14.479
Trọng tài: Nasrullo Kabirov (Tajikistan)
Lào 0–1 Thái Lan
Chi tiết
Trọng tài: Mohammad M N Ghabayen (Jordan)
Bán kết[sửa | sửa mã nguồn]
Thái Lan 1–0 (s.h.p.) Indonesia
Chi tiết
Khán giả: 30.000
Trọng tài: Yahya Ali Al Mulla (UAE)

Khác[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng loại World Cup 2006 khu vực châu Á
Bảng 6 vòng loại 1
Việt Nam 0–2 Liban
Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2008 - Vòng loại nam khu vực châu Á
Giải vô địch bóng đá U-17 Đông Nam Á 2006
Lào 0 – 1 Myanmar
Bangladesh 1 – 3 Việt Nam
Bangladesh 2 – 1 Lào
Việt Nam 4 – 0 Myanmar
Myanmar 3 – 1 Bangladesh
Việt Nam 0 – 2 Lào

Giao hữu[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam1–0 Syria
Phạm Tuấn Hải  49'

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Nam Định đoạt HC đồng V-League 2003”. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ “HLV trưởng Nam Định xúc động trước 30.000 CĐV trên sân Thiên Trường”. báo điện tử VOV - Đài tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2019.
  3. ^ “Phát huy truyền thống văn hiến và anh hùng, quyết tâm xây dựng thành phố Nam Định giàu đẹp, văn minh, hiện đại”. Báo Nam Định. 14 tháng 10 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ a b Anh Tuấn (18 tháng 8 năm 2003). “30/8 khai trương SVĐ Thiên Trường của Nam Định”. VnExpress.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]