Tâm lý bài người Kurd

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tâm lý chống người Kurd)

Tâm lý chống người Kurd (tiếng Anh: anti-Kurdish sentiment) còn được gọi là Chủ nghĩa chống người Kurd (anti-Kurdism) hoặc Hội chứng kỳ thị người Kurd (Kurdophobia) là sự thù địch, sợ hãi, không khoan dung hoặc phân biệt chủng tộc chống lại người Kurd, văn hoá người Kurd, hoặc các ngôn ngữ người Kurd.[1] Một người có hành động như vậy gọi là kurdophobe.

Nguồn gốc và lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Người sử dụng thuật ngữ "Anti-Kurdism", đầu tiên là Gérard Chaliand, ông sử dụng nó để mô tả quan điểm chống lại người Kurd ở Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng giữa đến cuối thế kỷ XX.[1]

Người Kurd khát vọng có một quốc gia độc lập gọi là Kurdistan. Các quốc gia nơi mà người Kurd sinh sống lo ngại về tư tưởng trên của người Kurd và tâm lý chống Kurd bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên tại thời điểm đó. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thể chế hóa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và trả lương cho các nhà khoa học để giảng dạy các học thuyết giả mạo để phủ nhận sự tồn tại của người Kurd, chẳng hạn như "học thuyết kurt kart". Học thuyết cho rằng người Kurd chỉ đơn thuần là người Thổ Nhĩ Kỳ. Cái tên Kurt bắt nguồn từ âm thanh "kurt-kart" được phát ra khi dân chúng đi qua tuyết của vùng núi đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.[2]

Nhiều đảng phái và băng nhóm chính trị cực đoan ở Thổ Nhĩ Kỳ đã thành công trong việc tuyên truyền tâm lý chung chống lại người Kurd của nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ.[3]

Tâm lý chống lại người Kurd tăng lên trong thế giới Ả Rập trong quá trình hình thành Cộng hòa Ả Rập Thống nhất. Vào thời điểm đó, Gamal Abdel Nasser đã thực hiện một chính sách Ả Rập hóa nền cộng hòa bằng cách trấn áp những người bất đồng chính kiến trong đó có người Kurd.[4] Sau khi Cộng hòa Ả Rập Thống nhất sụp đổ, Syria chính thức tuyên bố thành lập Cộng hoà Ả Rập Syria dựa trên các chính sách này.

Tâm lý chống lại người Kurd cũng có mặt ở Iraq và Iran, nơi có số lượng lớn người Kurd sinh sống. Ở Iraq, chủ nghĩa chống người Kurd biểu hiện dưới hình thức diệt chủng trong chiến dịch Anfal của Saddam Hussein.[5][6]

Hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Trong giai đoạn 2014-2015, người Kurd đã đạt được nhiều thành tựu như thành lập những hội nhóm chính trị người Kurd, xây dựng Chính phủ Khu vực Kurdistan và liên minh với các nước phương Tây. Người Kurd đã bị lôi kéo vào cuộc chiến chống lại nhóm Hồi giáo Iraq và Levant ở Iraq và Syria. Do sự gia tăng nhận thức của người Kurd do cuộc xung đột này, chủ nghĩa chống Kurd cũng đang gia tăng. Tại Anh, một chủ hàng người Kurd bị tấn công bởi một "kurdophobe". Hắn nói là muốn giết sạch hết người Kurd..[7]

Vào tháng 11 năm 2014, một cầu thủ người Kurd Deniz Naki là nạn nhân của một cuộc tấn công ở Thổ Nhĩ Kỳ. Naki chơi bóng cho câu lạc bộ Gençlerbirliği S.K. ở Thổ Nhĩ Kỳ. Anh đã bị một người Thổ Nhĩ Kỳ tấn công trong khi ông mua thực phẩm ở thủ đô Ankara. Vụ việc xảy ra ngay sau khi Naki tuyên bố ông là người Kurd và bày tỏ sự ủng hộ trên các phương tiện truyền thông xã hội cho các nhóm người Kurd chống lại các chiến binh ISIS. Kẻ tấn công đã nguyền rủa anh ta và gọi anh ta là "người Kurd bẩn" trước khi đánh anh ta và làm bị thương tay và làm bầm đen một con mắt. Naki đã rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và trở lại châu Âu, nơi anh dự định sẽ tiếp tục sự nghiệp bóng đá của mình.[8]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Gérard Chaliand (1993). A People Without a Country: The Kurds and Kurdistan. Zed Books. tr. 85–. ISBN 978-1-85649-194-5.
  2. ^ "MGK paid academics to write on ‘kart kurt theory,’ commission report says." Today's Zaman. ngày 25 tháng 11 năm 2012. http://www.todayszaman.com/national_mgk-paid-academics-to-write-on-kart-kurt-theory-commission-report-says_299296.html Lưu trữ 2016-05-30 tại Wayback Machine
  3. ^ Bora Kanra (2009). Islam, Democracy and Dialogue in Turkey: Deliberating in Divided Societies. Ashgate Publishing, Ltd. tr. 85–. ISBN 978-0-7546-7878-6.
  4. ^ Yildiz, Kerim. The Kurds in Syria: The Forgotten People. Palgrave Macmillan. 2005
  5. ^ Anderson, Liam. Avoiding Ethnic Conflict in Iraq: Some Lessons from the Aland Islands. Wright State University, UK. 2010.
  6. ^ Kahn, Margaret. Children of the Jinn: In Search of the Kurds and Their Country. Seaview Books. 1980.
  7. ^ "Kurdish staff told 'IS are doing the right thing by killing all the Kurds' in their Cheltenham shop". Crouch, Giulia. Gloucestershire Echo. 10 Feb 2015. http://www.gloucestershireecho.co.uk/Kurdish-staff-told-doing-right-thing-killing/story-26002887-detail/story.html Lưu trữ 2015-02-11 tại Wayback Machine
  8. ^ “Footballer flees Turkey after attack” (bằng tiếng Anh). BBC News. Truy cập 15 tháng 11 năm 2017.