Tân Phú (quận)

Tân Phú
Quận
Quận Tân Phú
Biểu trưng
AEON Mall Tân Phú Celadon, Sơn Kỳ về đêm
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở UBND70A Thoại Ngọc Hầu, phường Hòa Thạnh
Phân chia hành chính11 phường
Thành lập2003[1]
Đại biểu quốc hộiNguyễn Minh Đức
Trần Thị Diệu Thúy
Trần Anh Tuấn
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDPhạm Minh Mẫn
Phó Bí thư Quận Ủy
Chủ tịch HĐNDNguyễn Thành Chung
Bí thư Quận ủyLê Thị Kim Hồng
Địa lý
Tọa độ: 10°47′32″B 106°37′31″Đ / 10,79222°B 106,62528°Đ / 10.79222; 106.62528
MapBản đồ quận Tân Phú
Tân Phú trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Tân Phú
Tân Phú
Vị trí quận Tân Phú trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Tân Phú trên bản đồ Việt Nam
Tân Phú
Tân Phú
Vị trí quận Tân Phú trên bản đồ Việt Nam
Diện tích15,97 km²[2]
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng485.348 người[3]
Mật độ30.391 người/km²
Khác
Mã hành chính767[4]
Biển số xe59-D1-D2-D3-DB
Websitetanphu.hochiminhcity.gov.vn
Tân Phú
Tên tiếng Việt
Chữ Quốc ngữTân Phú
Hán-Nôm新富

Tân Phú là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận Tân Phú hiện đang sở hữu khá nhiều địa điểm tham quan như địa đạo Phú Thọ Hòa, đình Tân Thới và nhiều địa điểm khác.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Quận Tân Phú thuộc phía bắc trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

Quận có diện tích 15,97 km², dân số năm 2019 là 485.348 người[3], mật độ dân số đạt 30.391 người/km².

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Địa danh Tân Phú được hình thành cách đây hơn 50 năm, khi đó Tân Phú là một xã thuộc quận Tân Bình, tỉnh Gia Định. Xã Tân Phú được thành lập từ phần đất cắt ra của hai xã: Tân Sơn Nhì và Phú Thọ Hòa cùng quận. Quận Tân Bình khi đó gồm các xã: Bình Hưng Hòa, Phú Nhuận, Phú Thọ Hòa, Tân Phú, Tân Sơn Hòa, Tân Sơn Nhì, Vĩnh Lộc.

Sau năm 1975, quận Tân Bình giải thể, 2 xã Bình Hưng Hòa và Vĩnh Lộc được giao cho huyện Bình Chánh quản lý. Địa bàn 05 xã còn lại được chia thành 03 quận mới trực thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định trên cơ sở nâng cấp các xã cũ. Trong đó, quận Tân Sơn Nhì được thành lập trên cơ sở 3 xã: Tân Sơn Nhì, Phú Thọ Hòa và Tân Phú cũ.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai. Theo đó, tái lập quận Tân Bình trên cơ sở sáp nhập hai quận Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì.

Ngày 05 tháng 11 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính quận Tân Bình để thành lập quận Tân Phú và các phường trực thuộc, điều chỉnh địa giới hành chính một số phường thuộc quận Tân Bình[1]. Theo đó:

  • Thành lập quận Tân Phú trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường 16, 17, 18, 19, 20; 110,23 ha diện tích tự nhiên và 23.590 nhân khẩu của phường 14; 356,73 ha diện tích tự nhiên và 26.414 nhân khẩu của phường 15 thuộc quận Tân Bình. Quận Tân Phú có 1.606,98 ha diện tích tự nhiên và 310.876 nhân khẩu.
  • Thành lập các phường thuộc quận Tân Phú:
    • Thành lập phường Tân Sơn Nhì trên cơ sở:
      • 102,63 ha diện tích tự nhiên và 22.418 nhân khẩu của phường 14
      • 2,63 ha diện tích tự nhiên và 464 nhân khẩu của phường 16
      • 7,56 ha diện tích tự nhiên và 2.430 nhân khẩu của phường 17.
    • Phường Tân Sơn Nhì có 112,82 ha diện tích tự nhiên và 25.312 nhân khẩu.
    • Thành lập phường Tây Thạnh trên cơ sở 356,73 ha diện tích tự nhiên và 26.414 nhân khẩu của phường 15.
    • Thành lập phường Sơn Kỳ trên cơ sở 212 ha diện tích tự nhiên và 18.812 nhân khẩu của phường 16.
    • Thành lập phường Tân Quý trên cơ sở:
      • 4,33 ha diện tích tự nhiên và 679 nhân khẩu của phường 14
      • 174,16 ha diện tích tự nhiên và 41.764 nhân khẩu của phường 16.
    • Phường Tân Quý có 178,49 ha diện tích tự nhiên và 42.443 nhân khẩu.
    • Thành lập phường Tân Thành trên cơ sở:
      • 3,27 ha diện tích tự nhiên và 493 nhân khẩu của phường 14
      • 1,27 ha diện tích tự nhiên và 328 nhân khẩu của phường 16
      • 94,95 ha diện tích tự nhiên và 28.994 nhân khẩu của phường 17.
    • Phường Tân Thành có 99,49 ha diện tích tự nhiên và 29.815 nhân khẩu.
    • Thành lập phường Phú Thọ Hòa trên cơ sở 123,22 ha diện tích tự nhiên và 31.461 nhân khẩu của phường 18.
    • Thành lập phường Phú Thạnh trên cơ sở 114 ha diện tích tự nhiên và 28.847 nhân khẩu của phường 18.
    • Thành lập phường Phú Trung trên cơ sở 89,65 ha diện tích tự nhiên và 38.397 nhân khẩu của phường 19.
    • Thành lập phường Hoà Thạnh trên cơ sở 93,08 ha diện tích tự nhiên và 21.278 nhân khẩu của phường 19.
    • Thành lập phường Hiệp Tân trên cơ sở 112,90 ha diện tích tự nhiên và 21.968 nhân khẩu của phường 20.
    • Thành lập phường Tân Thới Hòa trên cơ sở 114,60 ha diện tích tự nhiên và 26.129 nhân khẩu của phường 20.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập quận Tân Phú và các phường trực thuộc, quận Tân Phú có 1.606,98 ha diện tích tự nhiên và 310.876 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân và Tân Thới Hòa.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2007, giá trị sản xuất Công nghiệp toàn quận thực hiện 4.404,31 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2006 tăng 25,58%[5]. Doanh thu thương mại và Dịch vụ đạt 9.946,11 tỷ đồng, tăng 29,04% so cùng kỳ năm 2006[6]. Ngoài ra, thuế công thương nghiệp là 210,4 tỷ đạt 91,48% kế hoạch tăng 31,17% so với cùng kỳ.

Hiện nay quận đã hình thành đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại và nhiều siêu thị như AEON, Co.op Mart Thắng Lợi, Co.op Mart Vikamex, Bách Hóa Xanh,... và các chung cư cao tầng kết hợp với kinh doanh thương mại, dịch vụ.

Trên địa bàn quận có Khu công nghiệp Tân Bình, tại phường Tây Thạnh.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc Quận Tân Phú
Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ dân số
Phường (11)
Hiệp Tân 1,11 30.753 27.705
Hòa Thạnh 0,94 32.368 34.434
Phú Thạnh 1,17 43.292 37.002
Phú Thọ Hòa 1,21 46.834 38.706
Phú Trung 0,89 43.142 48.474
Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ dân số
Tân Quý 1,69 66.847 39.554
Tân Sơn Nhì 1,13 42.327 37.458
Tân Thành 0,99 39.943 40.346
Tân Thới Hòa 1,15 31.070 27.017
Tây Thạnh 3,50 64.412 18.403
Sơn Kỳ 2,24 48.113 21.479

Lãnh đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Bí thư Lê Thị Kim Hồng

Phó Bí thư - Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Phạm Minh Mẫn

Đường phố[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm các đường đặt tên số, và các tên chữ dưới đây:

Tên đường Tân Phú trước năm 1975[sửa | sửa mã nguồn]

Tên đường trước năm 1975 Tên đường hiện nay
Hương Lộ 3 Bình Long
Hương Lộ 13 Lê Trọng Tấn
Hương Lộ 14 Lũy Bán Bích
Gioan Nguyễn Hậu
Hương Lộ 2 Thoại Ngọc Hầu
Cộng Hòa 1 Nguyễn Văn Huyên
Tự Do 2 Nguyễn Văn Ngọc
Hòa Bình 2 Nguyễn Văn Tố
Tân Sinh Nguyễn Xuân Khoát
Tự Do 3 Vũ Trọng Phụng

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Nghị định 130/2003/NĐ-CP về việc thành lập các quận Bình Tân, Tân Phú và các phường trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính phường thuộc quận Tân Bình; thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ và Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh”.
  2. ^ “Niên giám thống kê năm 2020: Dân số và lao động”. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.
  3. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 01 tháng 4 năm 2019”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ Theo thông tin từ website quận Tân Phú
  6. ^ Danh thu này chưa loại trừ yếu tố biến động giá.