Chí Minh, Tứ Kỳ

(Đổi hướng từ Tây Kỳ)
Chí Minh
Xã Chí Minh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHải Dương
HuyệnTứ Kỳ
Thành lập1/12/2019[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°50′14″B 106°24′19″Đ / 20,83722°B 106,40528°Đ / 20.83722; 106.40528
Chí Minh trên bản đồ Việt Nam
Chí Minh
Chí Minh
Vị trí xã Chí Minh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích14,64 km²[1]
Dân số (2018)
Tổng cộng10.698 người[1]
Mật độ731 người/km²
Khác
Mã hành chính11095[2]

Chí Minh là một thuộc huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Chí Minh nằm ở phía tây huyện Tứ Kỳ, có vị trí địa lý:

Xã Chí Minh có diện tích 14,64 km², dân số năm 2018 là 10.698 người[1], mật độ dân số đạt 713 người/km².

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Chí Minh trước đây vốn là ba xã: Đông Kỳ, Tây Kỳ và Tứ Xuyên thuộc huyện Tứ Kỳ.

Xã Đông Kỳ được lập ra sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, trên cơ sở sáp nhập 2 xã: Toại An (xã này trước năm 1945 từng có 5 ngôi chùa, 3 ngôi miếu và 1 văn chỉ,[3] văn bia cổ nhất hiện còn biết đến có nhắc đến xã Toại An là "Toại An xã bi ký" ở chùa Diên Khánh (cũng đọc là Duyên Khánh) được khắc dựng năm Chính Hòa thứ 9 (1688)); Trước đó, thác bản bia "Văn Hội bi" khắc năm Chính Hòa thứ hai (1681) cũng nhắc đến địa danh xã Toại An [4]. Xã Đông Kỳ có 2 thôn: An Nhân và Toại An.

Tháp cổ chùa Diên Khánh - Toại An
Tháp cổ chùa Diên Khánh - Toại An

Xã Tây Kỳ cũng được thành lập sau năm 1945 trên cơ sở sáp nhập 2 xã: La Tỉnh, Hựu Hiền (gồm 3 thôn: Kim Đới, Nhân Lý và Hiền Sĩ).

Còn xã Tứ Xuyên được lập ra sau năm 1945 trên cơ sở sáp nhập 4 xã: Gia Xuyên (Dừa), Quảng Xuyên (Gang), Kim Xuyên (Vội) và Ngưu Uyên (Vực). Các xã cũ chuyển thành 3 thôn, đồng thời tách xóm Trại của Ngưu Uyên thành thôn Trại Vực. Xã Tứ Xuyên có 4 thôn: Gia Xuyên, Quảng Xuyên, Ngưu Uyên, Trại Vực (trước năm 1945 xã từng có 3 ngôi chùa: chùa Dừa còn gọi là chùa Diên Khánh, chùa Gang còn gọi là chùa Gang Khánh Tự và chùa Vực).

Ngày 11 tháng 3 năm 1974, sáp nhập thôn Gia Xuyên của xã Tứ Xuyên vào xã Văn Tố, sáp nhập thôn Kim Xuyên của xã Tứ Xuyên vào xã Tây Kỳ.[5]

Ngày 16 tháng 6 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 76-CP[6]. Theo đó, tách thôn An Nhân của xã Đông Kỳ và thôn La Tỉnh của xã Tây Kỳ để thành lập thị trấn Tứ Kỳ - thị trấn huyện lỵ huyện Tứ Kỳ. Xã Đông Kỳ còn lại thôn Toại An trong khoảng thời gian 1997 - 2014.

Ngày 5 tháng 1 năm 2014, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định chia thôn Toại An của xã Đông Kỳ thành 4 thôn: Đông An, Tây An, Nam An và Bắc An[7].

Trước khi sáp nhập, xã Đông Kỳ có diện tích 3,88 km², dân số là 3.231 người, mật độ dân số đạt 833 người/km². Xã Tây Kỳ có diện tích 4,57 km², dân số là 4.009 người, mật độ dân số đạt 877 người/km². Xã Tứ Xuyên có diện tích 6,19 km², dân số là 3.458 người, mật độ dân số đạt 559 người/km².

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019)[1]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của ba xã: Đông Kỳ, Tây Kỳ, Tứ Xuyên thành xã Chí Minh.

Đặc sản[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Chí Minh có đặc sản rươi (là đặc sản của xã Tứ Xuyên cũ), do nằm ở ngã ba sông, nơi rẽ nhánh của sông Thái Bình thành một nhánh gọi là sông Đò Bầu (còn gọi là sông Cái).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e “Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương”.
  2. ^ “Đơn vị hành chính”. danhmuchanhchinh.gso.gov.vn.
  3. ^ gồm: chùa Duyên Khánh, chùa Rím, chùa Nhỉ, chùa Chỗ, chùa Sắn và chùa Diềng); 1 đình đặt ở vị trí xóm Me thuộc thôn Nam An; 3 ngôi miếu (miếu nhất hay còn gọi là Miếu Trần, Miếu Nhì hay còn gọi là Miếu Chỗ, Miếu Ba hay còn gọi miếu Cao Sơn), 1 văn chỉ
  4. ^ Tổng tập thác bản, tập XIV, 2008
  5. ^ “Quyết định 22-BT phân vạch địa giới hành chính xã, thị trấn huyện Ninh Giang, Chí Linh, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Nam Sách,thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Hưng”. thuvienphapluat.vn.
  6. ^ “Nghị định số 76-CP năm 1997 về việc thành lập thị trấn Tứ Kỳ thuộc huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”.
  7. ^ “Trang tin điện tử Thành phố Hải Dương”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2019.