Tùng Dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tùng Dương
Tùng Dương tại Hà Nội,
tháng 3 năm 2020.
SinhNguyễn Tùng Dương
18 tháng 9, 1983 (40 tuổi)
Hà Bắc, Việt Nam
Nghề nghiệpCa sĩ
Năm hoạt động2004 - nay
Quê quánQuảng Trị
Trang webKênh Tùng Dương trên YouTube
Sự nghiệp âm nhạc
Thể loại
Nhạc cụGiọng hát
Hãng đĩaCa sĩ độc lập
Hợp tác với
Bài hát tiêu biểu
  • "Ôi quê tôi"
  • "Những ô màu khối lập phương"
  • "Mưa bay tháp cổ"
  • "Cỏ và mưa"
  • "Mây"
  • "Con cò"
  • "Li ti"
  • "Giăng tơ"
  • "Chiếc khăn Piêu"
  • "Độc đạo"
  • "Mẹ tôi"
  • "Mang thai"
  • "Một vòng Việt Nam"

Nguyễn Tùng Dương (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1983[2] tại Bắc Ninh, quê gốc Quảng Trị), thường được biết đến với nghệ danh Tùng Dương[3] là một nam ca sĩ người Việt Nam. Anh được biết đến từ cuộc thi Sao Mai điểm hẹn năm 2004, trong đó anh đã giành chiến thắng với giải thưởng do Hội đồng nghệ thuật bình chọn. Những ca khúc mà anh thể hiện trong cuộc thi, phần lớn là các sáng tác mang phong cách dân gian đương đại của Lê Minh Sơn, đã được anh đưa vào album đầu tay mang tên Chạy trốn (2004).

Sau khi tạm dừng hát nhạc Lê Minh Sơn, Tùng Dương có những thử nghiệm với sáng tác của các nhạc sĩ khác như Ngọc Đại, Như Huy, Giáng Son, Lưu Hà An..., và tham gia hai chương trình 'Vọng nguyệt' của nhạc sĩ Quốc Trung cùng 'Gió bình minh' của Đỗ Bảo và Nhất Lý. Tiếp tục cộng tác với Đỗ Bảo, Tùng Dương cho ra mắt album thứ hai, Những ô màu khối lập phương (2007), album với nền hòa âm New Age đã giành chiến thắng ở hạng mục "Album của năm" trong Giải Cống Hiến 2007.

Album thứ ba của Tùng Dương theo phong cách âm nhạc điện tử trên nền nhạc giao hưởng, Li ti (2010), được thực hiện với sự cộng tác của nhạc sĩ Nguyễn Công Phương Nam và ê-kíp ở Đức, đã giúp anh nhận hai giải "Ca sĩ của năm" và "Album của năm" ở Giải Cống hiến 2010. Anh còn giành được thành công ở chương trình Bài hát Việt với những ca khúc chiếm thứ hạng cao do anh biểu diễn, đặc biệt hai ca khúc quán quân năm 2007 ("Con cò") và 2009 ("Đồng hồ treo tường"). Những chương trình biểu diễn chung gần đây của anh với Thanh Lam, Lê Cát Trọng LýNguyên Lê cũng giành được sự chú ý của báo giới và công chúng.

Tùng Dương được biết đến như là một nghệ sĩ tìm tòi, thể nghiệm những thể loại âm nhạc mới, như electronic và New Age. Mặt khác, anh cũng chịu sự chỉ trích từ một bộ phận công chúng vì phong cách biểu diễn và trang phục khác thường. Tùng Dương thể hiện nhiều thể loại khác nhau, trong đó có pop, jazz, dân gian đương đại, New Age, electronic, world music và cả những sáng tác nhạc cách mạng, nhạc tiền chiếntình khúc 1954-1975.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tuổi thơ[sửa | sửa mã nguồn]

Tùng Dương là dân gốc Quảng Trị, sinh vào ngày 18 tháng 9 năm 1983 tại quê ngoại Bắc Ninh.[4] Anh là con một trong gia đình, bố là doanh nhân, mẹ từng mở cửa hàng trang điểm, chụp ảnh - nên về sau trở thành người thiết kế trang phục cho Tùng Dương.[4] Dù bố mẹ anh không theo nghề hát, nhưng từ nhỏ Tùng Dương đã được tiếp xúc với âm nhạc, đặc biệt chịu ảnh hưởng từ ông trẻ là cố nhạc sĩ Trần Hoàn.[5] Tăng Duy Tân là em họ anh (từng là trợ lý của Dương)[6]. Ngoài ra, nhà thơ Phạm Hổ và nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là em trai của bà nội anh[5] Năm Tùng Dương học lớp ba, bố mẹ anh đi Nga làm ăn, để lại Tùng Dương cho hai bác ruột nuôi nấng. Ở Nga, bố mẹ anh thường tìm gửi những đĩa nhạc mới về cho con trai. Anh tiếp xúc với nhạc jazz từ lúc còn rất nhỏ tuổi, điều đó giúp góp phần định hình phong cách của anh sau này.[5]

Năm 1995, Tùng Dương đoạt giải thưởng đầu tiên, Huy chương bạc Giọng hát hay Phát thanh Truyền hình Toàn quốc năm 1995.[7] Ngay sau đó, năm 12 tuổi, anh được cử sang Nga với tư cách là thành viên (nhỏ tuổi nhất) của Đoàn Ca múa nhạc Việt Nam đi biểu diễn tại Moskva.[8]

Năm 1999, anh thi đỗ vào Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam),[9] dưới sự dẫn dắt của Nghệ sĩ Nhân dân Quang Thọ.[10] Tùng Dương tiếp tục đoạt những giải thưởng cao, như giải ba cuộc thi Giọng hát trẻ Hà Nội vào năm 1999, giải ba cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội năm 2001 và giải nhất năm 2003.[9][10][11] Anh tốt nghiệp hệ đại học của Học viện năm 2007.

Sao Mai điểm hẹnChạy trốn[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004, Tùng Dương tham dự cuộc thi Sao Mai điểm hẹn năm đầu tiên, và trở thành một trong 12 thí sinh lọt vào vòng chung kết với mã số 04.[12] Trong cuộc thi, anh chủ yếu biểu diễn các ca khúc của nhạc sĩ Lê Minh Sơn với phong cách dân gian đương đại. Vòng đầu tiên của chung kết, anh là thí sinh nhận được bình chọn nhiều nhất của khán giả và tiếp tục lọt vào vòng 2.[13] Anh cũng là thí sinh nhận được nhiều lời khen tặng nhất từ phía Hội đồng Nghệ thuật, trong đó nhạc sĩ Tuấn Khanh đã nhận xét: "Nền nhạc trẻ Việt Nam hiện đại rất tự hào khi có sự góp mặt của em."[14] Tuy nhiên, đến đêm chung kết, anh lại mất vị trí dẫn đầu do khán giả bình chọn về tay Kasim Hoàng Vũ và trở thành thí sinh được bình chọn thứ hai với 25% phiếu bầu.[12] Dù vậy, anh lại giành được 2 trong 3 giải quan trọng nhất: Giải Ca sĩ được độc giả báo Vietnamnet bình chọn nhiều nhất, và đặc biệt, giải thưởng do Hội đồng Nghệ thuật bình chọn,[12][15] nhận được phần thưởng là một khóa đào tạo ngắn hạn về nghệ thuật trình diễn tại nước ngoài.[16]

Những ca khúc Tùng Dương thể hiện tại Sao Mai điểm hẹn 2004
Đêm thi Ngày Bài hát Tác giả Nguồn
Đầu tiên 10 tháng 7 năm 2004 "Ôi quê tôi" Lê Minh Sơn [17]
Pop 17 tháng 7 năm 2004 "Đến bên em dịu dàng" [18]
Rock 24 tháng 7 năm 2004 "Lửa mắt em" [19]
Hip hop - R&B - Dance 31 tháng 7 năm 2004 "Hồng môi" [20]
Đêm đầu tiên vòng 2 15 tháng 8 năm 2004 "Trăng khát" [21]
Đêm thứ hai vòng 2 22 tháng 8 năm 2004 "Guitar cho ta"[1]
"Trăng khuyết"
[22]
Đêm thứ ba vòng 2 29 tháng 8 năm 2004 "Quê nhà"
"Yêu"
Trần Tiến
Lê Minh Sơn
[23]
Đêm chung kết 12 tháng 9 năm 2004 "Ôi quê tôi"
"Đen và trắng"
Lê Minh Sơn
Trần Tiến
[15]

Cũng trong tháng 7, Tùng Dương cho ra mắt album đầu tay, Chạy trốn gồm 7 ca khúc của Lê Minh Sơn, phần lớn được anh thể hiện ở Sao Mai điểm hẹn, mang phong cách nhạc jazz kết hợp với âm nhạc dân gian.[24] Tuy nhiên, sau đó Tùng Dương đã tuyên bố sẽ tạm dừng hát nhạc Lê Minh Sơn để thử sức với các nhạc sĩ khác.[25] Trong một bài phỏng vấn năm 2007, khi được hỏi về sự ngừng hợp tác này, Tùng Dương lên tiếng nói rằng mối quan hệ của hai người vẫn rất tốt và không có chuyện gì lộn xộn.[26] Tính đến tháng 9 năm 2005, album Chạy trốn đã bán được hơn 1 vạn bản.[27]

Sau Lê Minh Sơn, Tùng Dương tham gia dự án "Nhật thực 2" của nhạc sĩ Ngọc Đại với những chương trình biểu diễn tại Hải Phòng (tháng 10)[28] và thành phố Hồ Chí Minh (tháng 11).[29] Đồng thời, album Nhật thực 2, gồm 7 ca khúc của Ngọc Đại do anh và Khánh Linh thể hiện được ra mắt vào cuối tháng 12. Album này với giá bán 6000 đồng, đã đạt được kỷ lục về tiêu thụ trong vài năm gần đấy với 50.000 đĩa nhạc được in ra.[30] Cuối tháng 11, Tùng Dương tham gia Festival nhạc Jazz châu Âu với tư cách ca sĩ Việt Nam duy nhất tham dự. Anh biểu diễn vào đêm ngày 30 tháng 11 tại rạp Công Nhân (Hà Nội), trong chương trình Đêm Việt Nam, với phần trình diễn có tên gọi "Tùng Dương 3+", gồm những sáng tác của Lê Minh Sơn, Ngọc Đại, và hai ca khúc của nhạc sĩ Trần Minh, "Trở về làng gốm" và "Cơn mưa bất chợt".[31] Những hoạt động của anh trong năm 2004 đã giúp anh nhận được giải Ca sĩ của năm, thuộc giải Tiền Cống hiến do báo Thể thao & Văn hóa tổ chức (mở đầu của Giải Cống Hiến về sau).[32][33]

Năm 2005, anh tiếp tục hợp tác với nhạc sĩ Ngọc Đại, tham gia chương trình "Nhật thực toàn phần" vào tháng 6.[34][35][36] Anh cũng tham gia liveshow Khúc tự tình 2 của nhạc sĩ Hà Dũng với "Đợi chờ" và "Bến phai tình" mang âm hưởng ca trù và jazz vào tháng 7.[37] Tháng 9, Tùng Dương trở thành khách mời trong chương trình biểu diễn của ca sĩ Anh Mara Carlyle tại Nhà hát lớn Hà Nội [38] Anh lần thứ hai tham gia Liên hoan nhạc Jazz châu Âu (lần thứ 5), với một đêm nhạc tối 9 tháng 12 cùng ban nhạc Trống Sấm (Việt Nam) và Lars Storck (Đan Mạch), trong đó anh trình diễn Chạy trốn của Lê Minh Sơn và một số nhạc phẩm jazz kinh điển.[39] Trong năm này, Tùng Dương còn dự định ra một album với nhạc sĩ Quốc Trung và một album chung với người bạn thân của anh, ca sĩ Khánh Linh,[27] tuy nhiên cuối cùng đều không thực hiện được. Anh tham gia chương trình Bài hát Việt vào tháng 4, với "Mưa bay tháp cổ"[2], bài hát đã chiến thắng vòng thi tháng và giành giải thưởng Bài hát được khán giả yêu thích nhất của Bài hát Việt năm 2005.[40][41]

Đầu năm 2006, Tùng Dương cùng với ca sĩ Nghi Văn hát trong album Chạm vào của nhạc sĩ Như Huy, trong đó anh thể hiện những ca khúc như "Hát ru em", "Xin đừng hỏi tôi", "Nằm mơ"... Đến tháng 6, anh tham gia chương trình Vọng Nguyệt của nhạc sĩ Quốc Trung và Niels Lan Doky, trình diễn hai đêm tại Nhà hát Tuổi trẻ (Hà Nội) và Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, sau cùng ê-kíp chương trình đi trình diễn Vọng Nguyệt tại Liên hoan Âm nhạc Roskilde (Đan Mạch) vào đầu tháng 7. Trong chương trình này, bên cạnh các sáng tác world music của Quốc Trung trong Đường xa vạn dặm, anh và ca sĩ đàn chị Thanh Lam trình diễn những bài hát của Quốc Trung, Niels Lan Doky, Phó Đức Phương...[42][43] Một chương trình khác Tùng Dương cũng góp mặt là Gió bình minh, chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc truyền thống của nhạc sĩ Đỗ Bảo diễn ra vào cuối tháng 9 - đầu tháng 10, tuy nhiên anh không thể hiện ca khúc mà đảm nhận phần vocal cùng Minh Anh và Minh Ánh.[44][45] Anh cũng là người trình bày "Sáng nay"[3] của Lưu Hà An và "Chút nắng vàng bay"[4] của Giáng Son, hai trong 18 ca khúc lọt vào lễ trao giải năm Bài hát Việt 2006.[46] Tại lễ trao giải Mai Vàng 2006 vào cuối năm, Tùng Dương đã nhận giải Nam ca sĩ hát nhạc mang âm hưởng dân ca được yêu thích nhất với ca khúc "Ôi quê tôi" (Lê Minh Sơn). Việc trao giải này đã gây tai tiếng khi một ca sĩ khác được đề cử, Đan Trường, cùng người quản lý cho rằng kết quả "được sắp đặt trước" và do đó tuyên bố không tham gia giải thưởng Mai Vàng nữa.[cần dẫn nguồn]

Những ô màu khối lập phương[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2007, tức ba năm sau album đầu tay Chạy trốn, Tùng Dương cho ra mắt album thứ hai của mình, Những ô màu khối lập phương. Album phát hành vào tháng 9, do nhạc sĩ Đỗ Bảo sản xuất, hòa âm phối khí và biên tập. Trái với phong cách acoustic và dân gian đương đại như ở album trước, lần này Những ô màu khối lập phương gồm 8 ca khúc của Đỗ Bảo, Lưu Hà An, Trần Tiến, Huyền Ngọc được thực hiện trên nền hòa âm New Age pha thêm nhiều chất liệu âm nhạc khác nhau như rock, jazz, nhạc điện tửnhạc cổ điển.[47][48][49] Nói về nội dung của album này, Tùng Dương trả lời:

Album đã nhận được sự đánh giá cao về mặt chuyên môn và tiêu thụ được gần 3 vạn bản sau 3 năm phát hành.[51] Với album này, Tùng Dương đã nhận được Giải Cống Hiến 2007 cho hạng mục Album của năm.[32][52]

Trong năm 2007, bên cạnh việc phát hành album thứ hai, Tùng Dương còn góp mặt trong một số album khác. Anh cùng hai ca sĩ Lệ Quyên và Tuấn Hiệp cho ra mắt album Mắt biếc, gồm các sáng tác tiền chiếntình khúc 54-75 của các nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên, Phạm Đình Chương. Trong lần thử nghiệm đầu tiên với nhạc xưa này, Tùng Dương hát 3 ca khúc: "Mùa thu cho em", "Gửi gió cho mây ngàn bay" và "Lá đổ muôn chiều".[32] Anh cũng thu âm 3 bài - "Cỏ và mưa", "Nến trắng" và "Chút nắng vàng bay" - trong album Giáng Son (phát hành tháng 7) của nữ nhạc sĩ Giáng Son,[53][54] và góp mặt trong album Biệt của nhạc sĩ Trần Viết Tân cùng với hai ca sĩ đàn chị Thanh LamHà Trần. Ngoài ra, ca khúc "Tre xanh ru" của Quốc Trung mà anh thể hiện cùng với "Người ở, người về" (Lê Minh Sơn) do Thanh Lam thể hiện, hai ca khúc mang âm hưởng dân gian đồng bằng Bắc Bộ, đã được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch thông qua để tham gia dự án về album "Tuyển tập những bài hát Pop của ASEAN".[55]

Thời gian này cũng đánh dấu sự xuất hiện của Tùng Dương trên nhiều chương trình ca nhạc truyền hình. Trong chương trình Con đường âm nhạc, anh xuất hiện liên tục trong các chương trình của nhiều nhạc sĩ,[56] như Thuận Yến, Phú Quang, Đoàn Chuẩn - Từ Linh, Quốc Trung, Dương Thụ, Phó Đức Phương, Ngọc Châu - Đỗ Bảo... Đặc biệt, chương trình Bài hát Việt năm 2007 có sự xuất hiện trở lại của Tùng Dương với ca khúc "Con cò"[5] của nhạc sĩ Lưu Hà An, sáng tác đã chiến thắng hai giải thưởng quan trọng nhất Bài hát của nămBài hát được khán giả yêu thích nhất, đồng thời cũng giúp anh nhận giải Ca sĩ được khán giả yêu thích nhất của chương trình.[57]

Năm 2008 chứng kiến sự hoạt động trầm lặng của Tùng Dương,[58] ngoài đợt lưu diễn phục vụ cộng đồng người Việt tại Pháp, Đức, Hà Lan, Hungary cùng nhóm 5 Dòng Kẻ do Sở Văn hóa Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 6.[59][60] Anh hợp tác với các nghệ sĩ khác như Nathan Lee,[61] hay song ca "Con thuyền không bến" trong album Phút cuối của Cao Thái Sơn.[62] Tùng Dương cũng có sự kết hợp đầu tiên với âm nhạc Quốc Bảo trong liveshow chủ đề "Quốc Bảo in Concert" mang tên Tình ca hồng Live '08 diễn ra vào ngày 19 tháng 7.[60][63] Đặc biệt, trong năm này, anh tham gia ba album tác giả: Trần Tiến (phát hành tháng 7) của Trần Tiến - do Trần Thu Hà thực hiện, trong đó anh thể hiện "Điệp khúc tình yêu", "Độc huyền cầm" và hợp ca "Trắng đen" cùng Hà Trần và Hòa Trần;[64][65] Thời gian để yêu - album thứ hai của Đỗ Bảo (phát hành tháng 9), trong đó anh thể hiện hai bài hát: "Mây" và "Ngược sáng";[66]Ngồi trên vách nắng, album thứ hai của Nguyễn Vĩnh Tiến (phát hành tháng 9), trong đó anh thu âm ca khúc "Một hạt cơm nhỏ".[67]

Năm 2009, Tùng Dương tiếp tục đi lưu diễn tại nhiều nước như Pháp, Đức, Mỹ... bao gồm cả các chương trình biểu diễn từ thiện.[68] Vào đầu năm này, anh dự định tiếp tục dự án album với nhạc sĩ Quốc Trung như đã hứa từ trước, và kế hoạch cho một liveshow vào cuối năm.[58] Tuy nhiên, trong chuyến đi Đức gặp gỡ với nhạc sĩ Nguyễn Công Phương Nam, Tùng Dương đã quyết định gác hai kế hoạch trên lại để thực hiện dự án âm nhạc điện tử với nhạc sĩ này.[68]

Bên cạnh đó, Tùng Dương cũng tham gia các chương trình biểu diễn trong nước, đặc biệt là hàng loạt những liveshow của các tác giả: đêm nhạc Tình yêu không lời (26 tháng 9) của Thuận Yến;[69] trở lại với Lê Minh Sơn trong liveshow Một khúc sông Hồng (24 tháng 10) trong đó anh thể hiện ca khúc mới "Hà Nội của tôi ơi";[70][71] đêm nhạc Lá đổ muôn chiều (29 tháng 10) của Đoàn Chuẩn;[72] và liveshow Gửi một tình yêu (19 tháng 11) của Phú Quang.[73] Tùng Dương cũng tổ chức hai minishow của riêng mình trong tháng 3 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong đó ngoài các ca khúc quen thuộc của mình, anh còn thể hiện những tình khúc jazz kinh điển như "The Girl from Ipanema", "Fly Me to the Moon", "Misty", "When I Fall in Love"...[74] Tháng 11, anh là một trong các nghệ sĩ tham gia Liên hoan Nghệ thuật đường phố tổ chức lần đầu tại Hà Nội.[68][75] Anh cũng góp giọng trong album của nhạc sĩ Minh Châu phát hành tháng 12, Trường ca Người Việt.[76] Anh trở lại Bài hát Việt năm 2009 với "Đồng hồ treo tường" của Nguyễn Xinh Xô,[6] ca khúc không những giúp Tùng Dương nhận giải Ca sĩ thể hiện hiệu quả ở vòng thi tháng, mà còn chiến thắng trong vòng chung kết năm với giải thưởng cao nhất, Bài hát của năm.[77]

Li ti[sửa | sửa mã nguồn]

Gần hai năm kể từ khi bắt tay vào dự án với Nguyễn Công Phương Nam (Vincent Nguyễn), Tùng Dương cho ra mắt album thứ ba của mình, Li ti, vào tháng 12 năm 2010.[51] Album gồm tám bản nhạc, gồm hai bản hòa tấu của Nguyễn Công Phương Nam và Sebastian Parche cùng 6 ca khúc, trong đó 4 ca khúc "Li ti" (bài hát chủ đề, do Sa Huỳnh sáng tác), "Đồng hồ báo thức", "Con cò", "Sáng nay" đã đoạt giải ở chương trình Bài hát Việt cùng 2 ca khúc mới được viết riêng.[78] Album này được thu âm và sản xuất ở Đức với kinh phí 30.000 USD do ê-kíp của Nguyễn Công Phương Nam ở Touch The Sky Productions thực hiện, mang phong cách âm nhạc điện tử, với sự tham gia của dàn nhạc giao hưởng (The Beethoven Orchestra của thành phố Bonn) và sự pha trộn chất liệu âm nhạc dân gian.[79] Album này đã giành chiến thắng trong Album Vàng tháng 2 năm 2011,[80] và là một trong 3 Album vàng năm 2010 cùng album của Đàm Vĩnh HưngNguyên Vũ.[81]

Một dấu ấn nữa của Tùng Dương trong năm 2010 là liveshow chung với Thanh Lam mang tên Yêu, được tổ chức vào 27 và 28 tháng 1 năm 2010 tại Nhà hát lớn Hà Nội[82] và 15 tháng 1 năm 2011 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh,[83] cùng một số minishow trong năm tiếp theo.[84][85] Yêu chủ yếu gồm những ca khúc tiền chiếntình khúc 54-75 của Đoàn Chuẩn - Từ Linh, Văn Phụng, Cung Tiến, Phạm Duy..., bên cạnh một số sáng tác nhạc trẻ của Lê Minh Sơn và Giáng Son. Ngoài Yêu, Tùng Dương còn tham gia một số chương trình trực tiếp khác, như liveshow Quyền Văn Minh và bạn bè với jazz lần 2 của nghệ sĩ jazz Quyền Văn Minh (29 tháng 11 năm 2010),[86] chương trình Hoa hậu Thế giới người Việt tại Vinpearl Land vào 21 tháng 8,[87] và đặc biệt là hai chương trình nghệ thuật đương đại, Cầu âm thanh (25 tháng 2 năm 2010)[88]Cây đời (15 tháng 10 năm 2010)[89] của Đào Anh Khánh nằm trong chuỗi chương trình "Dòng chảy 1000 năm" kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Với những hoạt động của mình trong năm 2010, Tùng Dương đã được đề cử ở 3/4 hạng mục của Giải Cống hiến, là Album của năm (cho Li ti), Chương trình của năm (cho Yêu), và Ca sĩ của năm. Anh thắng lớn tại lễ trao giải với hai giải thưởng Album của nămCa sĩ của năm.[32][90][91]

Đầu năm 2011, anh cùng ca sĩ Mỹ Linh phát hành một đĩa đơn trên mạng - phiên bản mới của ca khúc "Khúc giao mùa" (Huy Tuấn) mà từng được Mỹ Linh thể hiện trước đó.[92] Giữa tháng 4, tức ngay sau lễ trao giải Cống hiến, Tùng Dương và Lê Cát Trọng Lý - nhạc sĩ giành chiến thắng giải Nhạc sĩ của năm - đã có chương trình biểu diễn chung mang tên Dương & Lý, mở đầu dự án Không gian âm nhạc do đạo diễn Việt Tú thực hiện.[93][94] Tháng 5, Tùng Dương lần nữa lại biểu diễn với Thanh Lam và Lê Minh Sơn trong chương trình Đêm giai nhân[95], và biểu diễn ca khúc jazz "Fly to the Moon" tại liveshow thứ ba của cuộc thi Bước nhảy Hoàn vũ.[96] Anh là khách mời trong chương trình Quê nhà của nhạc sĩ người Pháp gốc Việt Nguyên Lê vào 13 & 14 tháng 7 tại Hà Nội, trong đó anh biểu diễn "Quê nhà", "Giăng tơ", "Mercedes Benz" và "Redemption Song" qua những bản phối mới mang phong cách jazz và world music của Nguyên Lê.[97][98] Cũng trong tháng 7, Tùng Dương nhận lời làm giám khảo của cuộc thi Tiếng hát Truyền hình Toàn quốc - Giải Sao Mai năm 2011.[99] Sau đó, anh cũng lên kế hoạch cho một album song ca với Thanh Lam do nhạc trưởng Lê Phi Phi thực hiện, và một album nhạc xưa với tên gọi Tình khúc số 1.[10]

Độc đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Giọng hát[sửa | sửa mã nguồn]

  • Loại giọng: Full Lirico Tenor - giọng nam cao trữ tình có âm sắc dày và sâu
  • Quãng giọng: G2 - C6 (tương đương 3 quãng tám và 2 note 1 bán âm)
  • Quãng giọng pha (mix/chest) được hỗ trợ kỹ thuật: D3 - G4/G#4
  • Headvoice được hỗ trợ: C#5/D5

Phong cách[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Giọng hát và phong cách của Tùng Dương chịu nhiều ảnh hưởng từ những ngôi sao như Thanh Lam, Whitney Houston,[100] Peter Gabriel, Bjork... Anh cũng yêu thích và chịu ảnh hưởng lớn từ nhạc jazz, dù sự thử nghiệm của Tùng Dương đối với jazz vẫn chưa nhiều.[101]

Tùng Dương có chất giọng Full Lirico Tenor (nam cao), màu giọng tối, dày, xốp và khỏe khoắn. Tùng Dương không đóng đinh vào một thể loại cố định mà theo đuổi nhiều thể loại âm nhạc khác nhau, như jazz, pop, dân gian đương đại (như Chạy trốn, Con cò), New Age (Những ô màu khối lập phương), electronic (Li ti), world music, cho đến cả nhạc cách mạng và nhạc xưa (nhạc trữ tình trước năm 1975).[102] Anh lý giải về việc thay đổi nhiều thể loại nhạc của mình:[cần dẫn nguồn]

Đồng thời, Tùng Dương cũng cho rằng điều này giúp anh mở rộng đối tượng khán giả của mình.[102] Anh thừa nhận rằng dòng nhạc mình theo đuổi "không có tính phổ cập cao", do đó anh luôn đi theo hai con đường. Một là tìm tòi, thể nghiệm ở dòng nhạc đương đại, đồng thời cũng thể hiện những ca khúc pop dễ nghe hơn để tiếp cận công chúng.[103]

Ngoài công việc của một ca sĩ, Tùng Dương cũng từng thử sức với công việc sáng tác. Anh đã công bố một ca khúc đó là "Trong vòng tay cô đơn" mà được Thái Thùy Linh thể hiện trong album Sao Mai điểm hẹn.[104]

Thời trang[sửa | sửa mã nguồn]

Tùng Dương tự nhận mình là một "tín đồ thời trang", và thường lựa chọn rất kỹ trang phục mỗi khi lên sân khấu.[105] Anh được xem là một trong những nghệ sĩ có gu ăn mặc độc đáo, gây ấn tượng mạnh. Tuy nhiên, gu ăn mặc khác người của Tùng Dương cũng gây ra những ý kiến trái chiều, và khi được hỏi về điều này, anh cho rằng "âm nhạc và thời trang của tôi quá mới mẻ".[106]

Ở Việt Nam, trang phục của anh thường được thiết kế riêng[105] và có sự thay đổi về phong cách theo từng giai đoạn. Giai đoạn khi anh hát nhạc dân gian đương đại, anh thường biểu diễn trong trang phục với chất liệu đũi, thổ cẩm, với nhiều họa tiết hoa văn cách điệu mang tính dân tộc, do mẹ anh và Văn Thành Công thiết kế. Về sau, khi dòng nhạc của anh mở rộng hơn, anh thường xuất hiện với những trang phục theo phong cách ấn tượng và hiện đại hơn, được anh đặt hàng từ các nhà thiết kế Công Trí và Đỗ Mạnh Cường.[107]

Anh là một trong số các nghệ sĩ khách mời tham dự trình diễn trong chương trình thời trang Đẹp Fashion Show 5 mang tên Bí ẩn của linh hồn vào tháng 4 năm 2007.[108]

Đời tư và hình ảnh công chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Do phong cách thời trang và âm nhạc "kén khán giả" của mình, Tùng Dương cũng phải gánh chịu những chỉ trích từ một bộ phận khán giả, coi phong cách của anh là "lập dị", "ma quái".[106][109] Ngoài ra, sau cuộc thi Vietnam Idol 2010 kết thúc, khi trả lời một bài phỏng vấn về người chiến thắng Uyên Linh, anh đã nhận xét rằng mình chưa tìm thấy một "cá tính âm nhạc" ở Uyên Linh và do đó chưa cảm thấy "thực sự thú vị" về cô.[110] Nhận xét này của Tùng Dương đã khiến anh bị nhiều người hâm mộ của Uyên Linh chỉ trích gay gắt.[111] Trong một bài phỏng vấn khác, Tùng Dương nói rằng anh cảm thấy buồn và bị xúc phạm vì những chỉ trích này.[112]

Cũng chính phong cách biểu diễn và trang phục của Tùng Dương đã làm nảy sinh những nghi ngờ về xu hướng tình dục của anh, tuy nhiên anh đã lên tiếng phủ nhận rằng mình là "gay".[50][113] Cuối năm 2006, anh đã tiết lộ về người bạn gái hiện tại của mình, là một nhà thơ trẻ sinh năm 1987, đang đi du học tại Pháp.[50][114] Những tiết lộ này lại khiến dư luận cho rằng người bạn gái mà anh nhắc tới là nhà thơ Trương Quế Chi.[26] Tuy nhiên cả Tùng Dương[26][50] lẫn Trương Quế Chi[115] đều lên tiếng bác bỏ thông tin này. Năm 2010, anh đưa ra thông tin là chuyện tình cảm của mình và người bạn gái đi du học hiện đã tan vỡ.[116] Trong đêm nhạc kỷ niệm hơn 10 năm ca hát tại Hà Nội vào tháng 12 năm 2015, Tùng Dương thông báo về đứa con trai đầu lòng vừa sinh được hai ngày.[117]

Mặt khác, trong giới làm nghề, Tùng Dương có quan hệ tốt với nhiều nữ nghệ sĩ, như Thanh Lam, Ngọc Khuê, Khánh Linh, Thu Phượng, nhà thơ Vi Thùy Linh...[50][100] Anh cũng được biết đến bởi tính cách đanh đá của mình, mà đã được rapper Hà Okio đưa vào trong nhạc phim Nụ hôn thần chết: "Chừng nào người xây nhiều hơn người phá. Và chừng nào Tùng Dương thôi không đanh đá..."[10]

Ngoài công việc ca hát, Tùng Dương còn mở một quán ăn và một quầy lưu niệm trên phố Chả Cá, Hà Nội.[118][119] Lúc rảnh rỗi, anh thường dành thời gian nghe nhạc, đọc sách, viết blog và vẽ.[26]

Danh sách đĩa nhạc và đại nhạc hội đã trình diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Album phòng thu[sửa | sửa mã nguồn]

Album biên tập[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tùng Dương hát tình ca (2012)
  • Tùng Dương hát tình ca 2 (2014)
  • Tùng Dương hát Nguyễn Cường (2018)
  • Tùng Dương Collection 1 (2020)
  • Tùng Dương Collection 2 (2020)

Album hợp tác[sửa | sửa mã nguồn]

Liveshow[sửa | sửa mã nguồn]

  • Yêu (2010-2011) - với Thanh Lam
  • Những chuyến đi (2012)
  • Hát tình ca (2012)
  • Thập kỷ hoan ca (2015)
  • In the spotlight - Giao thoa (2016)
  • Trời và đất (2017)
  • Tình yêu Hà Nội phố (2017) - với Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung và Tấn Minh
  • Tùng Dương hát bộ tứ sông Hồng (2018)
  • Human (2020)
  • Hà Nội phố 2 (2022) - với Thanh Lam, Khánh Linh, Minh Chuyên và Tấn Minh
  • 25/11/2022: Tùng Dương – 20 năm ca hát tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Đĩa đơn[sửa | sửa mã nguồn]

  • "Huyền thoại quê mình" (2006) - cùng Phương Anh và Vương Dung
  • "Khúc giao mùa" (2011) - cùng Mỹ Linh
  • "Đánh đố" (2022) - cùng Thanh Lam và Hoàng Thùy Linh

Nhạc phim[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ca khúc "Thức dậy đi em" - Nhạc phim truyền hình Chàng trai đa cảm (2008)
  • Ca khúc "Đường xa tuyết trắng" - Nhạc phim truyền hình Hai phía chân trời (2012)
  • Ca khúc "Bến đậu yên bình" - Nhạc phim truyền hình Khi đàn chim trở về 3 (2015)
  • Ca khúc "Mãi chỉ là giấc mơ" - Nhạc phim truyền hình Tình khúc bạch dương (2018)[120]
  • Ca khúc "Ghen" - Nhạc phim truyền hình Cát đỏ (2020)
  • Ca khúc "Độc hành" - Nhạc phim truyền hình Bão ngầm (2022)

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Giải thưởng Trao cho Kết quả
1995 Giọng hát hay Phát thanh Truyền hình Toàn quốc Tùng Dương Huy chương Bạc
1999 Giọng hát trẻ Hà Nội Giải Ba
2001 Giọng hát hay Hà Nội Giải Ba
2003 Giải Nhất
2004 Sao Mai điểm hẹn: Giải do Hội đồng Nghệ thuật Bình chọn Đoạt giải
2005 Tiền Cống Hiến: Ca sĩ của năm Đoạt giải
Tiền Cống Hiến: Album của năm Chạy trốn Đề cử
VTV – Bài hát tôi yêu lần thứ 3: Giải thưởng của Hội đồng nghệ thuật Cuối đêm Đoạt giải
2006 Mai Vàng: Nam ca sĩ hát nhạc mang âm hưởng dân ca được yêu thích nhất Tùng Dương Đoạt giải
2007 Bài hát Việt: Ca sĩ được yêu thích nhất Đoạt giải
2008 Cống Hiến: Album của năm Những ô màu khối lập phương Đoạt giải
2009 Trần Tiến Đề cử
2011 Li ti Đoạt giải
Cống Hiến: Ca sĩ của năm Tùng Dương Đoạt giải
Cống Hiến: Chương trình của năm Liveshow Yêu Đề cử
Album Vàng: Album vàng tháng 2 Li ti Đoạt giải
Album Vàng: Album vàng của năm 2010 Đoạt giải
2012 Cống Hiến: Chương trình của năm Liveshow Những chuyến đi Đề cử
Cống Hiến: Ca sĩ của năm Tùng Dương Đoạt giải
2013 Đề cử
Bài hát yêu thích: Bài hát của năm "Chiếc khăn piêu" Đoạt giải
Cống Hiến: Bài hát của năm Đoạt giải
2014 Cống Hiến: Chương trình của năm Liveshow Độc đạo Đoạt giải
Cống Hiến: Album của năm Độc đạo Đề cử
Cống Hiến: Ca sĩ của năm Tùng Dương Đoạt giải
2015 Đề cử
2016 Đề cử
Cống Hiến: Album của năm Bóng tối Jazz Đoạt giải
Cống Hiến: Chương trình của năm Liveshow Thập kỷ hoan ca Đoạt giải
2018 Liveshow Trời và đất Đề cử
Cống Hiến: Ca sĩ của năm Tùng Dương Đề cử
2019 Đề cử
Cống Hiến: Chương trình của năm Liveshow Tùng Dương hát bộ tứ sông Hồng Đề cử
2021 Liveshow Human Đoạt giải
Cống Hiến: Album của năm Human Đoạt giải
Cống Hiến: Bài hát của năm "Cơn mưa tháng 5" Đề cử
Cống Hiến: Ca sĩ của năm Tùng Dương Đoạt giải
2023 Cống Hiến: Nam ca sĩ của năm Đoạt giải
Cống Hiến: Chương trình của năm Liveshow Kỷ niệm 20 năm ca hát

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  • a ^ Ca khúc được đưa vào album tuyển tập của Sao Mai điểm hẹn 2004, phát hành tháng 11 năm 2004.
  • b ^ Ca khúc về sau được đưa vào album thứ hai của Tùng Dương, Những ô màu khối lập phương năm 2007.[49]
  • c ^ Ca khúc về sau được đưa vào album thứ ba của Tùng Dương, Li ti năm 2010.[78]
  • d ^ Ca khúc về sau được đưa vào album Giáng Son (2007) của nhạc sĩ Giáng Son.[54]
  • e ^ Ca khúc về sau được đưa vào album thứ ba của Tùng Dương, Li ti năm 2010.[78]
  • f ^ Ca khúc về sau được đưa vào album thứ ba của Tùng Dương, Li ti năm 2010.[78]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "Cháy vé" đêm diễn "Thập kỷ hoan ca" của Tùng Dương”. Kinh tế & đô thị. 16 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2019.
  2. ^ “Tiểu sử: Tùng Dương - VnExpress Giải Trí”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2016. Truy cập 25 tháng 11 năm 2016.
  3. ^ “Tiểu sử: Tùng Dương - VnExpress Giải Trí”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2016. Truy cập 25 tháng 11 năm 2016.
  4. ^ a b “Hát cho tuổi thơ 9”. International Children Assistance Network. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011.
  5. ^ a b c Hồ Xuân (ngày 26 tháng 4 năm 2011). “Tùng Dương quái đến tận cùng để biết mình là độc tôn”. phunutoday.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011.
  6. ^ Minh Hy (ngày 26 tháng 8 năm 2022). “Chủ nhân hit 'Bên trên tầng lầu' tiết lộ mối quan hệ với Tùng Dương”. Thanh niên. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2024.
  7. ^ Thu Hà (ngày 10 tháng 4 năm 2011). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo Tuổi Trẻ online. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày truy cập=|access-date= (trợ giúp)
  8. ^ Lương Trần (ngày 14 tháng 4 năm 2009). “Tùng Dương khoe ảnh độc”. ngoisao.net. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011.
  9. ^ a b Ngọc Mai (ngày 15 tháng 5 năm 2010). “Ca sĩ Tùng Dương: Nhân vật chính của Câu lạc bộ 2M tháng 5”. VTV6. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011.
  10. ^ a b c d Ngọc Mai (ngày 24 tháng 5 năm 2011). “Tùng Dương – Li ti hạt bụi bay bay lạc…”. VTC. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011. Chú thích có các tham số trống không rõ: |accessmonthday=|accessyear= (trợ giúp)
  11. ^ "Quán quân" giọng hát hay Hà Nội 2003”. Tuổi trẻ. ngày 5 tháng 1 năm 2004. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011. Chú thích có các tham số trống không rõ: |accessmonthday=|accessyear= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  12. ^ a b c Minh Thi (ngày 13 tháng 9 năm 2004). “Vòng chung kết Sao Mai điểm hẹn: "Ôm câu hát tìm tri âm". Lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2004. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  13. ^ L. Bảo (ngày 11 tháng 8 năm 2004). “Cao Thái Sơn rút tên khỏi Sao Mai - Điểm hẹn”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011. Chú thích có các tham số trống không rõ: |accessmonthday=|accessyear= (trợ giúp)
  14. ^ Thanh Hải (ngày 5 tháng 9 năm 2004). “Bình chọn thí sinh Sao Mai-Điểm hẹn: Khán giả - Hội đồng nghệ thuật: 60-40?”. Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2004. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  15. ^ a b L. TH (ngày 12 tháng 9 năm 2004). “Kasim Hoàng Vũ, Tùng Dương đăng quang”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  16. ^ “Tất cả chúng tôi đều chiến thắng! - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 9 tháng 8 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập 22 tháng 1 năm 2016.
  17. ^ “VIET NAM NET”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập 22 tháng 1 năm 2016.
  18. ^ Ngọc Kim Ngân (ngày 18 tháng 7 năm 2004). “Sao Mai điểm hẹn số 2: Đêm nhạc Pop đầy sao”. Người Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  19. ^ L. TH (ngày 24 tháng 7 năm 2004). "Sao Mai điểm hẹn": Ấn tượng với rock!”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  20. ^ Lê Chung (ngày 1 tháng 8 năm 2004). “Sao Mai - Điểm hẹn với show diễn thứ tư của chặng đường”. Hà Nội Mới. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  21. ^ X. TH (ngày 15 tháng 8 năm 2004). “Chương trình "Sao Mai điểm hẹn" vào vòng 2”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  22. ^ L. TH (ngày 22 tháng 8 năm 2004). "Sao Mai" - đêm thành công của nhạc ballad”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  23. ^ Thanh Nga (ngày 30 tháng 8 năm 2004). “7 ngôi sao mới trên bầu trời nhạc trẻ Việt Nam”. Hà Nội Mới. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  24. ^ “VietNamNet”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập 22 tháng 1 năm 2016.
  25. ^ “Tùng Dương tạm dừng hát nhạc Lê Minh Sơn”. VnExpress. ngày 15 tháng 12 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  26. ^ a b c d Hoài Phố (ngày 5 tháng 8 năm 2007). “Tùng Dương: Đi trên con đường riêng”. An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  27. ^ a b “Tùng Dương: "Nghệ thuật phải biết quên đi giới tính". Người Lao động. ngày 18 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011.
  28. ^ “VIET NAM NET”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập 22 tháng 1 năm 2016.
  29. ^ 'Nhật thực' 2 - giấc mơ đẹp nhưng lạc loài”. Sài Gòn Tiếp Thị. ngày 26 tháng 11 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  30. ^ 'Nhật thực' và 'Nắng lên' - những đột phá bất thường”. Thể thao & Văn hóa. ngày 4 tháng 2 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  31. ^ Thu Hà (ngày 29 tháng 11 năm 2004). “Tùng Dương 3+ trình diễn món ăn 'ngon miệng'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  32. ^ a b c d "Bảng vàng" Cống hiến”. Thể thao & Văn hóa. ngày 5 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  33. ^ Nguyễn Hoàng (ngày 5 tháng 4 năm 2011). “Tùng Dương lập "cú đúp" tại giải Cống hiến lần 6”. VietNamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  34. ^ Anh Thư (ngày 3 tháng 6 năm 2005). “Tùng Dương: "Nhật thực toàn phần- sẽ không có cái cũ". Hà Nội Mới. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  35. ^ B.K. (ngày 1 tháng 6 năm 2005). “Nhật thực toàn phần”. NgoiSao.net. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  36. ^ “Có "nhật thực toàn phần" ở Nhà hát Lớn”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập 22 tháng 1 năm 2016.
  37. ^ Hàn Nguyệt (ngày 28 tháng 6 năm 2005). “Đêm nhạc Hà Dũng - Khúc tự tình”. Dân Trí. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  38. ^ “Tùng Dương "sánh vai" cùng Mara Carlyle”. Dân Trí. ngày 14 tháng 9 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011.
  39. ^ Tuyết Minh (ngày 10 tháng 12 năm 2005). “Rộn rã Trống sấm và Lars Storck”. Hà Nội Mới. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  40. ^ Quỳnh Nguyễn (ngày 20 tháng 5 năm 2005). “Bài hát Việt 2005: nhiều nhân tố mới ở lần 2”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011.
  41. ^ Lan Chi (ngày 27 tháng 2 năm 2006). “Bài hát Việt 2005: Đã gọi tên những chiến thắng”. Dân Trí. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011.
  42. ^ Hà Oanh (ngày 16 tháng 6 năm 2006). "Vọng nguyệt" - từ VN sang Đan Mạch”. Hà Nội Mới. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  43. ^ P.V (ngày 14 tháng 6 năm 2006). "Vọng nguyệt": Sản phẩm hoàn thiện của cặp Trung và Lam”. Dân Trí. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011.
  44. ^ Hiền Hương (ngày 29 tháng 9 năm 2006). "Gió bình minh": Phiêu diêu trong tình yêu và khát vọng”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011.
  45. ^ Tuyết Minh (ngày 3 tháng 10 năm 2006). “Ngày mới với "Gió bình minh". Hà Nội Mới. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  46. ^ Q.T. (ngày 19 tháng 1 năm 2007). “Bài Hát Việt 2006 trao 10 giải thưởng của năm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011.
  47. ^ “Tùng Dương vẽ cảm xúc 'Những ô màu khối lập phương' - VnExpress Giải Trí”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2016. Truy cập 22 tháng 1 năm 2016.
  48. ^ Tuyết Minh (ngày 12 tháng 9 năm 2007). “Tùng Dương ra mắt album "Những ô màu khối lập phương". Hà Nội Mới. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  49. ^ a b Q. Nguyễn (ngày 24 tháng 9 năm 2007). “Tùng Dương Những ô màu khối lập phương”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
  50. ^ a b c d e Anh Tú (ngày 7 tháng 9 năm 2007). “Tôi không phải là gay”. Pháp luật & Xã hội. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  51. ^ a b N.M.Hà (ngày 3 tháng 1 năm 2011). “Li ti - vẻ đẹp mới của Tùng Dương”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  52. ^ Gia Vũ (ngày 25 tháng 4 năm 2008). “Giải thưởng Âm nhạc cống hiến: Buồn vui lẫn lộn”. VTC News. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  53. ^ Thoại Hà (ngày 2 tháng 7 năm 2007). “Giáng Son 'tái xuất' với album đầu tay”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
  54. ^ a b Hoàng Anh (ngày 10 tháng 7 năm 2007). “Giáng Son không "hứa hão". An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
  55. ^ Bích Hậu (ngày 22 tháng 9 năm 2007). “Hai đại diện cho nhạc pop Việt Nam”. An ninh Thủ đô. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  56. ^ Thiên Lam (ngày 30 tháng 1 năm 2008). “Tùng Dương 'bật mí' về những thay đổi trong năm 2008”. VnMedia.vn. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  57. ^ Lê Bảo (ngày 30 tháng 1 năm 2008). 'Con cò' đoạt ba giải Bài hát Việt 2007”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  58. ^ a b Ngọc Trần (ngày 31 tháng 1 năm 2009). “Tùng Dương: 'Không bao giờ có chuyện trăng hoa'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
  59. ^ Minh Đức (ngày 18 tháng 4 năm 2008). “Ca sĩ Tùng Dương từng làm "giám khảo" của… bố”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
  60. ^ a b Y Nguyên (ngày 20 tháng 6 năm 2008). “Ca sĩ Tùng Dương: Bí quyết là... ấn tượng ngay từ lần đầu tiên!”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
  61. ^ Lê Quang Thanh Tâm (ngày 8 tháng 7 năm 2008). “Nathan Lee hợp tác với Tùng Dương”. Zing.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
  62. ^ Sơn Hà (ngày 30 tháng 1 năm 2008). “Cao Thái Sơn và Tùng Dương "tìm đến nhau". Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2011.
  63. ^ Thoại Hà (ngày 8 tháng 7 năm 2008). “Nhạc sĩ Quốc Bảo làm liveshow đầu tiên”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
  64. ^ Hà Thu (ngày 28 tháng 7 năm 2008). “Hà Trần tiếp tục hát nhạc 'chú Tiến'. NgoiSao.net. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  65. ^ Bạch Vân (ngày 26 tháng 7 năm 2008). "Trần Tiến" du ca”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
  66. ^ Ngọc Trần (ngày 26 tháng 9 năm 2008). “Đỗ Bảo khao khát có thời gian để yêu”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
  67. ^ Nguyễn Hoàng Quỳnh Hương (ngày 7 tháng 9 năm 2008). “Ngồi trên vách nắng với Tiến "chồn hoang". Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
  68. ^ a b c N.H (ngày 25 tháng 10 năm 2009). “Tùng Dương được mùa…bay show”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  69. ^ Ngọc Trần (ngày 26 tháng 9 năm 2009). “Thanh Lam nghẹn ngào trong đêm nhạc Thuận Yến”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  70. ^ Hà Thu (ngày 25 tháng 10 năm 2009). “Lê Minh Sơn đã 'đánh thức' sông Hồng”. NgoiSao.net. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  71. ^ Ha noi cua toi oi - Tung Duong trên YouTube
  72. ^ Ngọc Trần (ngày 30 tháng 10 năm 2009). “Thanh Lam - Tùng Dương phiêu cùng 'Lá đổ muôn chiều'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  73. ^ Mỹ Dung (ngày 20 tháng 11 năm 2009). “Ngọc Anh khắc khoải ngày trở về”. NgoiSao.net. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  74. ^ Ngọc Trần (ngày 20 tháng 3 năm 2009). “Tùng Dương hát nhạc jazz để tri ân khán giả”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  75. ^ Thanh Hà (ngày 5 tháng 11 năm 2009). “Liên hoan nghệ thuật đường phố đầu tiên tại Hà Nội”. Giadinh.net.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  76. ^ BM (ngày 6 tháng 12 năm 2009). “Minh Châu - nhạc sĩ trường ca”. Thể thap & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  77. ^ Như Quỳnh (ngày 25 tháng 1 năm 2010). “Bài hát Việt 2009: Đồng hồ treo tường "lên ngôi". VTV. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  78. ^ a b c d Tùng Huy (ngày 2 tháng 1 năm 2011). “Tùng Dương: Album Lithi rất "tây" nhưng dễ nghe”. VnMedia.vn. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  79. ^ Kiến Huy (ngày 28 tháng 12 năm 2010). “Tùng Dương tiết chế cách hát 'ma quái'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  80. ^ Anh Cuông (ngày 15 tháng 2 năm 2011). "Li ti" của Tùng Dương là album vàng tháng 2”. Lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  81. ^ Hoàng Dung (ngày 14 tháng 6 năm 2011). “Tùng Dương, Mr. Đàm, Nguyên Vũ đoạt giải Album vàng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  82. ^ ĐL.Nhân Ái (ngày 23 tháng 11 năm 2010). “Yêu với Thanh Lam - Tùng Dương”. VTV. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  83. ^ Khánh Nguyễn (ngày 6 tháng 1 năm 2011). phố Hồ Chí Minh%5d%5d-de-lam-tu-thien.htm “Thanh Lam "yêu" Tùng Dương ở TP.HCM để làm từ thiện” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). VTC News. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  84. ^ “Thanh Lam - Tùng Dương làm Valentine muộn với 'Yêu'. VnExpress. ngày 16 tháng 2 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  85. ^ Khang An (ngày 23 tháng 5 năm 2011). “Thanh Lam, Tùng Dương lại đưa 'Yêu' vào Nam”. Ngoisao.net. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  86. ^ Linh Anh (ngày 26 tháng 11 năm 2011). “Nghệ sĩ ưu tú Quyền Văn Minh: Tham vọng mang tên Jazz Việt”. Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  87. ^ Tùng Sơn (ngày 22 tháng 8 năm 2010). “Chung kết HHTGNV 2010: Lưu Thị Diễm Hương giành giải "đúp". Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  88. ^ Hoàng Hà (ngày 25 tháng 2 năm 2010). “Đào Anh Khánh và 'cầu âm thanh' hoành tráng”. Ngoisao.net. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  89. ^ Pham Mi Ly (ngày 1 tháng 10 năm 2010). “Đào Anh Khánh diễn 'Cây đời' cho trọn chuỗi '1000 năm'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  90. ^ Linh Phạm (ngày 6 tháng 4 năm 2010). “Lễ trao giải Cống hiến 2010: Tùng Dương thắng lớn!”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  91. ^ Gia Tiến (ngày 5 tháng 4 năm 2010). “Tùng Dương đoạt 2 giải Cống hiến”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  92. ^ “Mỹ Linh, Tùng Dương phát hành single trên mạng dịp Tết”. Dân Trí. ngày 22 tháng 1 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011.
  93. ^ Ngọc Trần (ngày 24 tháng 4 năm 2011). “Tùng Dương và Lê Cát Trọng Lý: Lửa nước dung hòa”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  94. ^ L.C (ngày 15 tháng 4 năm 2011). "Bí mật của Không gian âm nhạc là gì ư?". Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  95. ^ Sơn Hà (ngày 3 tháng 5 năm 2011). “Thanh Lam, Tùng Dương hội ngộ Lê Minh Sơn”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  96. ^ Thu Hương (ngày 29 tháng 4 năm 2011). “Tùng Dương "trả nợ" Bước nhảy Hoàn Vũ”. Lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  97. ^ N.H (ngày 13 tháng 7 năm 2011). “Thăng hoa cùng "Quê nhà" của Nguyên Lê - Tùng Dương”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  98. ^ Hồ Hương Giang (ngày 8 tháng 7 năm 2011). “Tùng Dương hôn Nguyên Lê vì ngưỡng mộ”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  99. ^ Hà Hương (ngày 13 tháng 7 năm 2011). “Tùng Dương làm giám khảo Sao Mai 2011”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  100. ^ a b Hàn Nguyệt (ngày 10 tháng 8 năm 2007). “Tùng Dương nói về những người phụ nữ đặc biệt của mình”. Dân Trí. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  101. ^ Đông Hiếu (ngày 26 tháng 3 năm 2009). “Tùng Dương: Tôi đã bị "nhiễm" Jazz từ rất lâu rồi”. VnMedia.vn. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  102. ^ a b Ngọc Trần (ngày 2 tháng 5 năm 2008). “Tùng Dương: 'Đừng gọi tôi là Diva'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011.
  103. ^ Hoàng Lan Anh (ngày 16 tháng 4 năm 2011). “Tùng Dương "quái" có tư tưởng”. Người Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011.
  104. ^ “Tùng Dương, Khánh Linh làm nhạc sĩ”. Dân Trí. ngày 12 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  105. ^ a b G.K (ngày 28 tháng 12 năm 2010). “Tùng Dương đam mê thời trang bất tận”. Xzone.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011.
  106. ^ a b Khánh Nguyễn (ngày 21 tháng 12 năm 2010). “Tùng Dương: Âm nhạc và thời trang của tôi quá mới mẻ”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  107. ^ 'Chàng điệu' Tùng Dương: Luôn ăn mặc khác người”. Zing.vn. ngày 19 tháng 12 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011.
  108. ^ Ý Phương (ngày 8 tháng 4 năm 2007). “Chuyến viễn du vào tâm linh với 'Bí ẩn của linh hồn'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011.
  109. ^ Huyền Vũ (ngày 8 tháng 3 năm 2007). “Tùng Dương: Không hát "ma quái" thì không phải là Tùng Dương”. Hà Nội Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  110. ^ Song Nguyên (ngày 26 tháng 12 năm 2010). “Tùng Dương: "Uyên Linh vẫn chưa thực sự là một cá tính âm nhạc". An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  111. ^ Đ.L (ngày 31 tháng 12 năm 2011). “Hai diva đàn chị bị "đánh" tả tơi vì... Uyên Linh”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  112. ^ Lê Thoa (ngày 17 tháng 3 năm 2011). “Tùng Dương buồn vì bị fan của Uyên Linh chỉ trích gay gắt”. Đất Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  113. ^ Hiền Hương (ngày 6 tháng 7 năm 2007). “Tùng Dương: "Ai nghi ngờ giới tính của tôi, người đó sẽ hối hận". Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  114. ^ Tùng Dương (ngày 11 tháng 12 năm 2006). 'Nàng thơ' của Tùng Dương”. Tiếp Thị Gia đình. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  115. ^ Lưu Hà (ngày 24 tháng 9 năm 2007). “Trương Quế Chi: 'Trong thơ tôi sống thật với bản thân'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  116. ^ Ngọc Trần (ngày 17 tháng 2 năm 2010). “Tùng Dương không bảo thủ khi yêu”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  117. ^ Di Ca (ngày 13 tháng 12 năm 2015). “Tùng Dương rơi nước mắt thông báo có con trai đầu lòng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2015.
  118. ^ Mỹ Dung (ngày 25 tháng 4 năm 2006). “Tùng Dương mở quán ăn”. Dân Trí. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  119. ^ “Tùng Dương... quái”. Dân Trí. ngày 25 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  120. ^ “Khắc khoải và da diết với ca khúc nhạc phim Tình khúc Bạch Dương”. VTV. ngày 22 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]