Tướng Quân Áo (đảo)
Đảo Tướng Quân Áo
|
|
---|---|
Địa lý | |
Vị trí | phía đông đảo Vọng An, Bành Hồ |
Tọa độ | 23°22′5″B 119°31′50″Đ / 23,36806°B 119,53056°Đ |
Diện tích | 1,5617 km2 (6.029,8 mi2) |
Độ cao tương đối lớn nhất | 32 m (105 ft) |
Đỉnh cao nhất | núi Đại Tiêu |
Hành chính | |
Tỉnh | Đài Loan (danh nghĩa) |
Huyện | Bành Hồ |
Hương | Vọng An |
Nhân khẩu học | |
Dân số | 1622 |
Thông tin khác | |
Múi giờ |
đảo Tướng Quân Áo (tiếng Trung: 將軍澳嶼; Hán-Việt: Tướng Quân Áo dữ; bính âm: Jiàngjūnào Yǔ), thời Thanh còn gọi là đảo Thương (倉島)[1] là một đảo thuộc hương Vọng An, huyện Bành Hồ, Đài Loan. Đảo này nằm ở phía đông đảo Vọng An, là một trong sáu đảo có người ở của hương. Giữa hai đảo Tướng Quân Áo và Vọng An là eo biển Môn Tử rộng 330 m.[2]
Vào cuối thời Minh, có hai vị tướng quân của lực lượng Trịnh Thành Công đóng trú trên đảo, tên đảo bắt nguồn từ đây[3], ở phía tây của đảo có miếu thờ tướng quân.
Đảo có diện tích 1,5617 km2[4], lớn thứ hai trong hương. Dân số trên đảo đứng đầu hương Vọng An, các tòa nhà trong khu dân cư nằm san sát nhau, cùng với hoạt động kinh tế của cư dân ngày xưa thịnh vượng, do đó đảo còn được mệnh danh là "Tiểu Hồng Kông" và "Tiểu Cao Hùng" trong quá khứ.
Các sản phẩm đặc biệt của đảo là văn thạch và san hô, nhưng hiện đang bị cấm do khai thác quá mức. Đảo có hai trường học, trường trung học cơ sở Tướng Áo và trường tiểu học Tướng Quân.
Đảo Tướng Quân Áo không có sân bay nên phải đi thuyền đến đảo Vọng An rồi chuyển sang máy bay đến Cao Hùng. Có hai cảng ở đảo Tướng Quân Áo, lần lượt nằm ở phía tây và phía tây bắc của đảo. Theo số liệu của Cục Ngư nghiệp, đó là Cảng cá Tướng Quân Nam (cảng cá Tướng Quân) và Cảng cá Tướng Quân Bắc (cảng cá Hậu Cung).
Dự án cầu Vọng Tướng nối đảo chính của hương Vọng An và đảo Tướng Quân Áo, cầu chính dài 440 mét, tổng chiều dài gồm đường dẫn ở hai đầu là 1.753 mét.[5] Tuy nhiên, do các yếu tố khó khăn nên khi dự án đạt 38% tiến độ, nhà thầu đã bỏ thầu và dừng thi công. Vào ngày 15 tháng 8 năm 2008, Bộ Giao thông Đài Loan đã ra quyết định đình chỉ công việc và đóng hồ sơ, và dự án đã bị hủy bỏ vào tháng 9.[6][7][8] Đường tiếp cận ban đầu và các trụ cầu đã bị phá bỏ vào năm 2013.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ 日軍攻台戰鬥地圖集 (Bản đồ). 大日本帝國陸軍參謀本部 thiết kế bản đồ. 日日新報社. 1895.(另見中研院地理資訊科學研究專題中心所收錄的1995年中文譯註版本 Lưu trữ 2019-06-30 tại Wayback Machine)
- ^ “走讀臺灣-澎湖縣望安鄉”. 國家圖書館. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2010.
- ^ “望安鄉將軍村”. 澎湖縣望安鄉公所. 10 tháng 8 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
- ^ “關於澎湖:島嶼簡述”. 澎湖國家風景區管理處. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2020.
- ^ 李文儀 (19 tháng 6 năm 2001). “望安、將軍 跨海大橋成形”. 自由時報. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
- ^ “【社區部落格】澎湖望將大橋 確定停建”. 人間福報. 7 tháng 11 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
- ^ 陳彥宏 (11 tháng 11 năm 2008). “公路總局針對「望將大橋停建,澎湖人怒」報導昨提說明”. 澎湖每天電子報.[liên kết hỏng]
- ^ 蘇文章 (15 tháng 12 năm 2008). “望將大橋停建 影響安全”. 澎湖時報.