Bước tới nội dung

Tần số âm thanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đo đạc âm thanh
Đặc tính
Ký hiệu
 Áp suất âm thanh p, SPL
 Vận tốc hạt v, SVL
 Dịch chuyển hạt δ
 Cường độ âm thanh I, SIL
 Công suất âm thanh P, SWL
 Năng lượng âm thanh W
 Mật độ năng lượng âm thanh w
 Phơi nhiễm âm thanh E, SEL
 Trở kháng âm thanh Z
 Vận tốc âm thanh c
 Tần số âm thanh AF
 Tổn thất truyền đạt TL

Tần số âm thanh (viết tắt: AF) hoặc tần số nghe được được đặc trưng là rung động tuần hoàntần số nghe được với người thường. Đơn vị SI của tần số âm thanh là hertz (Hz). Đây là tính chất của âm thanh mà chủ yếu quyết định cao độ.[1]

Quãng tần số nghe được tiêu chuẩn thường được chấp nhận là 16 đến 20,000 Hz,[2][3][4] mặc dù quãng tần số mỗi người nghe được bị ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố môi trường. Tần số dưới 20 Hz thường có thể được cảm thấy thay vì nghe thấy, cho là biên độ của rung động đủ lớn. Tần số trên 20.000 Hz đôi khi có thể được cảm thấy bởi người trẻ. Tần số cao là loại đầu tiên bị ảnh hưởng bởi khiếm thính do tuổi già và/hoặc phơi nhiễm tiếng ồn lớn lâu dài.[5]

Tần số và mô tả

[sửa | sửa mã nguồn]
Tần số (Hz) Quãng tám Mô tả
16 đến 32 Thứ nhất Ngưỡng dưới của khả năng nghe của con người, và nốt thấp nhấp của đàn đại phong cầm.
32 đến 512 Thứ 2 đến thứ 5 Tần số nhịp điệu, nơi có các nốt thấp và cao của giọng nam trầm.
512 đến 2048 Thứ 6 đến thứ 7 Độ nghe rõ tiếng nói con người, có tiếng kim.
2048 đến 8192 Thứ 8 đến thứ 9 Âm thanh lời nói, nơi có âm môiâm xát.
8192 đến 16384 Thứ 10 Chói, tiếng chuông và cái chũm chọe và âm xuýt
16384 đến 32768 Thứ 11 Trên chói, đạt tới âm thanh âm u và hơi quá ngưỡng nghe của con người
Nốt MIDI Tần số (Hz) Mô tả Tệp âm thanh
C-1 8,18 Nốt đàn organ thấp nhất N/A (tần số cơ sở không nghe được)
C0 16,35 Nốt thấp nhất của tuba, đàn đại phong cầm lớn, đàn piano cánh lớn hoàng gia Bösendorfer N/A (tần số cơ sở không nghe được trong điều kiện thường)
C1 32,70 Nốt đô thấp nhất trên đàn piano 88 nốt tiêu chuẩn.
C2 65,41 Nốt thấp nhất của cello
C3 130,81 Nốt thấp nhất của viola, mandola
C4 261,63 Nốt đô trung
C5 523,25 Nốt đô ở giữa khóa treble
C6 1046,50 Xấp xỉ nốt cao nhất tạo ra được bởi giọng người giới nữ.
C7 2093 Nốt cao nhất của sáo.
C8 4186 Nốt cao nhất trên đàn piano 88 nốt tiêu chuẩn.
C9 8372
C10 16744 Khoảng âm mà ti vi CRT điển hình phát ra khi đang chạy.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Pilhofer, Michael (2007). Music Theory for Dummies. For Dummies. tr. 97.
  2. ^ “Hyperphysics”. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2014.
  3. ^ Heffner, Henry; Heffner, Rickye (tháng 1 năm 2007). “Hearing Ranges of Laboratory Animals”. American Association for Laboratory Animal Science. 46 (1): 20. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2014.
  4. ^ Rosen, Stuart (2011). Signals and Systems for Speech and Hearing (ấn bản thứ 2). BRILL. tr. 163. For auditory signals and human listeners, the accepted range is 16Hz to 20kHz, the limits of human hearing
  5. ^ Bitner-Glindzicz, M (2002). “Hereditary deafness and phenotyping in humans”. British medical bulletin. 63 (1): 73–94. doi:10.1093/bmb/63.1.73. PMID 12324385.