Tỉnh của Cộng hòa Dân chủ Congo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tỉnh của Cộng hòa Dân chủ Congo
Provinces de la République démocratique du Congo (tiếng Pháp)
Còn gọi là:
Provincies van de Democratische Republiek Congo (tiếng Hà Lan)
Thể loạiNhà nước thống nhất
Vị tríCộng hòa Dân chủ Congo
Số lượng còn tồn tại26 tỉnh (1 thành phố tương đương tỉnh)
Dân số1.093.845 (Bas-Uele) – 8.981.552 (Kinshasa)
Diện tích9.481 km2 (3.661 dặm vuông Anh) (Kasaï-Oriental) – 199.567 km2 (77.053 dặm vuông Anh) (Tshopo)
Hình thức chính quyềnChính quyền tỉnh
Đơn vị hành chính thấp hơnĐịa hạt

Cộng hòa Dân chủ Congo hiện tại có 25 tỉnh và thủ đô Kinshasa tương đương với một tỉnh về mặt hành chính.[1][2][3]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Khi Bỉ sáp nhập Congo vào năm 1908 thì nó được tổ chức thành 22 quận. Trong đó có 10 tỉnh phía tây trực tiếp được quản lý bởi chính quyền thuộc địa còn các tỉnh còn lại phía đông được chia ra quản lý bởi hai phó thống đốc. Tám quận ở phía đông bắc hợp thành tỉnh Orientale còn bốn quận phía đông nam thành lập ra tỉnh Katanga. Đến năm 1919, thuộc địa Congo được tổ chức thành bốn tỉnh là Congo-Kasaï (5 quận tây nam), Équateur (5 quận tây bắc), Orientale và Katanga.[2]

Năm 1932, thuộc địa được chia tách thêm hai tỉnh nữa, tên được đặt theo thành phố thủ phủ nhưng đến năm 1947 thì đã không được thông qua.[2]

Đến năm 1960, sau khi độc lập thì thuộc địa Congo trở thành Cộng hòa Congo. Đến năm 1963, đất nước này được tổ chức thành 21 tỉnh (được gọi là provincettes), cộng với thủ đô Léopoldville thì cũng thành 22 đơn vị hành chính như thời thuộc địa. Năm 1966, 21 đơn vị hành chính này hợp thành 8 tỉnh và thành phố thủ đô được đổi tên thành Kinshasa. Năm 1971, đất nước được đổi tên thành Zaire và ba tỉnh cũng được đổi tên. Năm 1975, thủ đô Kinshasa có được vị thế của một tỉnh. Năm 1988, tỉnh Kivu được chia thành ba tỉnh. Năm 1997, đất nước được đổi tên thành Cộng hòa Dân chủ Congo, ba tỉnh đã được đổi tên vào năm 1971 hoặc lấy lại tên cũ hoặc đổi thành tên khác.[2]

Điều 2 của Hiến pháp nước Cộng hòa Dân chủ Congo được thông qua năm 2006, quy định tổ chức lãnh thổ thành 26 tỉnh,[4], một lần nữa giống với các tỉnh cũ trước đây và quận thuộc địa ban đầu. Việc sắp xếp lại đã được lên kế hoạch để có hiệu lực trong vòng ba năm kể từ khi ban hành hiến pháp mới, tuy nhiên tiến độ còn chậm.[5] Vào tháng 10 năm 2007, Bộ trưởng Phân cấp Denis Kalume Numbi đã trình bày một dự luật về phân cấp trước Quốc hội. Các cuộc tranh luận sau đó đã đưa ra một loạt các vấn đề mà trước tiên phải được giải quyết với những thay đổi đối với các luật liên quan.[6] Trong một hội nghị tháng 10 năm 2010 để đưa ra phán quyết thì liên minh AMP đã đề xuất sửa đổi Điều 226, trong đó kêu gọi thành lập 26 tỉnh trong số 11 tỉnh hiện tại, để cho phép có thêm thời gian cho quá trình chuyển đổi.[7] Vào ngày 9 tháng 1 năm 2015, Quốc hội đã thông qua luật về phận hành chính mới của đất nước, theo đó các tỉnh mới sẽ được hình thành trong thời gian 12 tháng.[8][9]

Bản đồ[sửa | sửa mã nguồn]

Tương ứng gần đúng giữa các tỉnh lịch sử và hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Sự tương ứng gần đúng giữa các tỉnh lịch sử và hiện tại
Congo thuộc Bỉ Cộng hòa Congo Zaire Cộng hòa Dân chủ Congo
1908 1919 1932 1947 1963 1966 1971 1988 1997 2015
22 quận 4 tỉnh 6 tỉnh 6 tỉnh 21 tỉnh + thủ đô 8 tỉnh + thủ đô 8 vùng + thủ đô 11 vùng 11 tỉnh 26 tỉnh
Tanganika-Moero Katanga Élisabethville Katanga Nord-Katanga Katanga Shaba Katanga Tanganyika
Haut-Lomami
Lulua Lualaba Lualaba
Haut-Luapula Katanga-Oriental Haut-Katanga
Lomami Lusambo Kasaï Lomami Kasaï-Oriental Lomami
Sankuru Congo-Kasaï Sankuru Sankuru
Kasaï Sud-Kasaï Kasaï-Oriental
Luluabourg Kasaï-Occidental Kasaï-Central
Unité-Kasaïenne Kasaï
Moyen-Congo Léopoldville Léopoldville Kinshasa
Bas-Congo Congo-Central Bas-Zaïre Bas-Congo Kongo Central
Kwango Kwango Bandundu Kwango
Kwilu Kwilu
Lac Léopold II Équateur Mai-Ndombe Mai-Ndombe
Équateur Coquilhatville Équateur Cuvette-Centrale Équateur Équateur
Tshuapa
Lulonga Moyen-Congo Mongala
Bangala
Ubangi Ubangi Nord-Ubangi
Sud-Ubangi
Bas-Uele Orientale Stanleyville Orientale Uele Orientale Haut-Zaïre Orientale Bas-Uele
Haut-Uele Haut-Uele
Ituri Kibali-Ituri Ituri
Stanleyville Haut-Congo Tshopo
Aruwimi
Maniema Costermansville Kivu Maniema Kivu Maniema
Lowa
Kivu Nord-Kivu Nord-Kivu
Kivu-Central Sud-Kivu

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

1. Kinshasa 14. Ituri
2. Kongo Central 15. Haut-Uele
3. Kwango 16. Tshopo
4. Kwilu 17. Bas-Uele
5. Mai-Ndombe 18. Nord-Ubangi
6. Kasaï 19. Mongala
7. Kasaï-Central 20. Sud-Ubangi
8. Kasaï-Oriental 21. Équateur
9. Lomami 22. Tshuapa
10. Sankuru 23. Tanganyika
11. Maniema 24. Haut-Lomami
12. Nam Kivu 25. Lualaba
13. Bắc Kivu 26. Haut-Katanga

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “The World Factbook”. www.cia.gov. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2016.
  2. ^ a b c d Provinces of the Democratic Republic of Congo, Statoids, accessed ngày 1 tháng 5 năm 2016.
  3. ^ Nouvelles entités provinciales Lưu trữ 2011-07-23 tại Wayback Machine, Joseph M. Kyalangilwa, ngày 22 tháng 1 năm 2007.
  4. ^ Constitution of the Democratic Republic of the Congo, article 2, Wikisource. (tiếng Pháp)
  5. ^ “Provinces of the Democratic Republic of Congo (Congo Kinshasa)”. Statoids. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2011.
  6. ^ “La décentralisation dans l'impasse”. Le Potentiel. ngày 23 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2011.
  7. ^ JASON STEARNS (ngày 12 tháng 10 năm 2010). “The AMP conclave: Another step towards 2011 elections”. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2011.
  8. ^ The National Assembly adopts the laws regarding the limits of the provinces in the Democratic Republic of the Congo, National Assembly of the Democratic Republic of the Congo, ngày 10 tháng 1 năm 2015. (tiếng Pháp)
  9. ^ Election of governors: definite results expected on 18 April, Radio Okapi, ngày 27 tháng 3 năm 2016. (tiếng Pháp)

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]