Tố Uyên (ca sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ nhân dân
Tố Uyên
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Phạm Thị Tố Uyên
Ngày sinh
1957 (66–67 tuổi)
Nơi sinh
An Lão, Hải Phòng
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpCa sĩ
Gia đình
Bố mẹ
Phạm Văn Nhiễm
Nguyễn Thị Xiển
Hôn nhân
Nguyễn Đức Quy
Con cái
Nguyễn Hùng Cường
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2023)
Sự nghiệp âm nhạc
Năm hoạt động1980 – nay
Đào tạoHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Dòng nhạc
Thành viên củaNhà hát Ca múa nhạc Việt Nam
Ca khúc
  • Dòng sông quê anh, dòng sông quê em
  • Đất nước lời ru
  • Tình ca Tây Bắc

Website

Tố Uyên tên đầy đủ là Phạm Thị Tố Uyên (sinh năm 1963[1] tại An Lão, Hải Phòng) là một nữ ca sĩ dòng nhạc truyền thống và dân gian nổi tiếng trong thập niên 80 tại miền bắc Việt Nam.[2][3]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Gia đình Tố Uyên ở huyện An Lão, ngoại thành của Tp. Hải Phòng, bố mẹ quanh năm vất vả gắn với ruộng đồng. Một năm đầu, Tố Uyên ở trong Đoàn Chèo của Đoàn Văn công Quân khu III, sau đó được cử đi học Trường Trung cấp Nghệ thuật Quân đội rồi lại tiếp tục hoàn thành chương trình học thanh nhạc ở Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Đầu năm 1990, nghệ sĩ Tố Uyên xin chuyển từ Đoàn Văn công Quân khu III lên Đoàn Ca múa Trung ương, nay là Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam. Dù trước đó đã có được một vài giải thưởng danh tiếng, xong khi trở về địa phương rồi lại quay trở lại Hà Nội, Tố Uyên gần như phải bắt đầu lại từ đầu trong việc tạo dấu ấn của riêng mình trong mắt khán giả. Chị tích cực tập luyện và tham gia nhiều chương trình ca nhạc của nhà hát cũng như trên sóng truyền hình. Thời gian rảnh rỗi, chị đạp xe đi làm thêm bằng việc trang điểm cô dâu - là một công việc nhiều nghệ sĩ biểu diễn thời đó thường làm để kiếm thêm thu nhập trong những năm tháng khó khăn thiếu thốn.

Vốn được đào tạo bài bản, chính quy, sở hữu một chất giọng "rất rền" mang âm hưởng của chèo nên giọng hát của nghệ sĩ Tố Uyên luôn luyến láy, đằm thắm, mượt mà, da diết. Bởi thế, Tố Uyên đã tạo được dấu ấn trong lòng khán giả tại Hà Nội với dòng nhạc mang âm hưởng dân gian rõ nét. Đặc biệt là sau khi đoạt giải nhất cuộc thi đơn ca toàn quốc năm 1985 với bài hát văn "Vịnh Hương Sơn", tên tuổi của Tố Uyên dường như "đóng đinh" với những bài hát mang màu sắc dân ca như "Bình Trị Thiên khói lửa" của Nguyễn Văn Thương, "Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh" của Trần Hoàn, "Tìm về lời ru" của Đào Đăng Hoàn, "Làng tôi" của Văn Cao, "Đôi bờ sông quê" của Đặng An Nguyên, "Chuyến đò quê hương" của Vy Nhật Tảo, "Dòng sông quê anh, dòng sông quê em" của Đoàn Bổng.[4] phát hành năm 2005 và album "Khúc hát sông quê" phát hành năm 2008.[5]

Tháng 3 năm 2024, Tố Uyên được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Các album đã phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dòng sông quê em, dòng sông quê anh (2005)
  • Mãi Còn Kỷ Niệm (2006)
  • Khúc hát sông quê (2008)
  • Tuyển tập Đoàn Bổng - Tố Uyên (2010)
  • Tuyển Tập Thánh Ca Tin Lành (2021)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]