Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC
Loại hình
Doanh nghiệp nhà nước
Lĩnh vực hoạt độngTruyền thông, công nghệ
Thành lập12 tháng 2 năm 1988; 35 năm trước (1988-02-12)
Người sáng lậpĐài Truyền hình Việt Nam
Websitehttp://vtc.org.vn

Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC (tên giao dịch quốc tế là VTC - Multimedia Corporation) hay còn có cách gọi khác là Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam, gọi tắt là VTC, là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân của công ty VTC là xí nghiệp Dịch vụ bảo hành thiết bị Phát thanh - truyền hình thuộc Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam - VTV được thành lập tháng 2 năm 1988 theo quyết định số 33/QĐ-BTT của Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Bộ thông tin Truyền thông Việt Nam).

Tháng 9 năm 1992: xí nghiệp được chuyển thành Công ty Đầu tư và Phát triển kỹ thuật thông tin (INTEDICO) thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin.

Tháng 11 năm 1993: INTEDICO được chuyển thành Công ty đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam trên cơ sở sáp nhập thêm 2 công ty TELEXIM và RATIMEX của Đài Truyền hình Quốc Gia Việt Nam theo quyết định số 918-QĐ/TC-THVN ngày 10 tháng 12 năm 1996 của Đài truyền hình Việt Nam.

(từ) ngày tháng 7 năm 2003: VTC chuyển từ Đài Truyền hình Việt Nam về trực thuộc Bộ Bưu chính – Viễn thông theo quyết định số 129/2003/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

(theo quyết định số 192/2005/QĐ-TTg), ngày 29 tháng 7 năm 2005: Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chuyển Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam thành Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Những dấu mốc quan trọng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tháng 2 năm 1988: Xí nghiệp dịch vụ bảo hành các thiết bị phát thanh & truyền hình, trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) được thành lập theo quyết định số 33/QĐ-BTT của Bộ Bưu chính Viễn thông.
  • Tháng 9 năm 1992: xí nghiệp được chuyển thành Công ty Đầu tư và Phát triển kỹ thuật thông tin (INTEDICO), trực thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin.
  • Ngày 10 tháng 12 năm 1996: theo quyết định số 918-QĐ/TC-THVN của Đài THVN, cùng với hai doanh nghiệp trực thuộc VTV là công ty TELEXIM & công ty RATIMEX, công ty INTEDICO được sáp nhập, chuyển thành Công ty đầu tư và phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam, gọi tắt là VTC.
  • Ngày 1 tháng 7 năm 2001: Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ truyền hình Việt Nam (VTC) phát sóng thử nghiệm 8 chương trình truyền hình trong nước và quốc tế trên kênh tần số 26 UHF dựa trên nền tảng truyền hình số mặt đất chuẩn DVB-T, tạo tiền đề cho Đề án Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đẩt đến năm 2020 của Chính phủ.
  • Tháng 7 năm 2003: công ty VTC chuyển từ Đài Truyền hình Việt Nam về trực thuộc Bộ Bưu chính – Viễn thông
  • Ngày 19 tháng 8 năm 2004: Ban biên tập Truyền hình Kỹ thuật số, trực thuộc Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ truyền hình Việt Nam, được thành lập nhằm quản lý, kiểm soát nội dung của các chương trình quốc tế, với đội ngũ biên tập ban đầu chỉ gần có 50 người.
  • Ngày 4 tháng 1 năm 2006: theo quyết định số 01/2006/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính - Viễn thông (nay là Bộ Thông tin & Truyền thông), Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ truyền hình Việt Nam được tái cấu trúc thành Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam (tên gọi tắt vẫn là VTC)

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Xe truyền hình lưu động.

Công ty mẹ - Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện là công ty nhà nước, được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông); có mô hình tổ chức quản lý do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định theo quy định của pháp luật.

Công ty mẹ có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác; có cơ cấu quản lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các đơn vị trực thuộc:

  • Ban Tài chính - Kế hoạch
  • Ban Tổ chức
  • Ban Đầu tư
  • Văn phòng
  • Trung tâm Dịch vụ Công nghệ thông tin
  • Trung tâm Truyền thông

Các công ty con bao gồm:

  • Công ty VTC Dịch vụ Truyền hình số (VTC Digital)
  • Công ty Cổ phần VTC dịch vụ di động (VTC Mobile)
  • Công ty TNHH MTV Viễn thông số VTC (VTC Digicom)
  • Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số (VTC Intecom)
  • Công ty Cổ phần VTC Online
  • Công ty TNHH 1 thành viên Giải pháp công nghệ truyền thông VTC (VTC Comtech)
  • Công ty Cổ phần Netviet truyền thông đa phương tiện (Netviet)

Lĩnh vực kinh doanh[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ tự Ngành nghề kinh doanh Nội dung các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh Ghi chú Logo
1 Truyền hình, truyền thông
Truyền hình trả tiền

Hiện tại VTC đang cung cấp một gói cước duy nhất trong đó có 30 kênh truyền hình độ nét cao HD, 66 kênh truyền hình độ nét tiêu chuẩn SD và 58 kênh được phát sóng không khóa mã (quảng bá miễn phí).

Kênh truyền hình
Truyền dẫn phát sóng

Là dịch vụ cho phép các Đài Phát thanh Truyền hình địa phương và các Công ty Truyền thông có thể phát sóng quảng bá kênh truyền hình của mình thông qua dịch vụ truyền hình số vệ tinh của VTC.

Hybrid TV
Là dịch vụ tích hợp các nền tảng nội dung truyền hình (truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh, internet) thông qua một bộ thu duy nhất.
Giải pháp khóa mã ViCAS
Là hệ thống khóa mã truyền hình do VTC tự phát triển và hiện đang được đưa vào sử dụng cho hệ thống truyền hình trả tiền qua vệ tinh của VTC, với nhiều ưu điểm nổi trội như giá thành rẻ, không sử dụng thẻ smartcard, tính bảo mật và an toàn cao...
Vietnam Media Hub
Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC
Trước đây Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC trực thuộc Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC, từ cuối năm 2013 Đài tách khỏi Tổng Công ty chuyển sang trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (sau này chuyển sang trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam).
Truyền hình số mặt đất
Tạp chí và Báo điện tử
VTC Media logo (2019-nay)
2 Nội dung số
Trò chơi trực tuyến

Hiện VTC đang phát hành các game như Truy Kích, Audition, Crossfire,....

Dịch vụ Giá trị gia tăng trên di động

Hiện VTC đang cung cấp dịch vụ sau: Dịch vụ nhắn tin SMS qua đầu số 8x30

Thanh toán và thương mại điện tử
VTC Game (2008-2012)
VTC Game (2012-nay)
3 Giáo Dục
Thiết kế đồ họa
Học viên học về thiết kế đồ họa 2D, 3D, thiết kế nhân vật game và modelling
Lập trình
Học viên được học về lập trình game 2D và 3D, lập trình web fullstack, lập trình mobile, lập trình liên quan đến AI. Những chương trình học sẽ theo sự lựa chọn ban đầu của học viên
Digital Marketing
Học viên học Marketing từ cơ bản đến nâng cao
{{{1}}}
{{{2}}}
<a href="https://vtc.edu.vn"><img src="https://vtc.edu.vn/wp-content/uploads/2021/07/logo-vtc-academy-blue.png" alt="VTC Academy"></a>

Bê bối[sửa | sửa mã nguồn]

Vấn đề bản quyền[sửa | sửa mã nguồn]

World Cup 2006, FPT mua độc quyền giải đấu này và ban đầu chỉ bán lại cho VTVHTV. VTC sau đó đã phải liên tục thương thuyết đàm phán với FPT cùng VTV để mua lại bằng mọi giá bản quyền World Cup 2006 và đã thành công[1] với mức giá lên tới 7 tỷ đồng[2].

Tháng 10 năm 2006, VTV cảnh cáo sẽ kiện VTC vì vi phạm bản quyền phát sóng Hoa hậu Thế giới mà VTV đã mua bản quyền độc quyền[3]. VTC đã gửi lời xin lỗi đến VTV và xin bồi thường thiệt hại với TVplus[4].

Kể từ cuối năm 2006, VTC đã mua được các bản quyền quan trọng gồm World Cup các câu lạc bộ thế giới, AFF Cup 2006 (tên gọi cũ là Tiger Cup), F1, Oscar 49, Mister World, Hoa hậu Hoàn vũ, Copa America 2007 và đặc biệt là AFC Asian Cup 2007 khi Việt Nam là một trong 4 nước chủ nhà[5][6][7][8].

Năm 2007, VTC ký được hợp đồng độc quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh ở Việt Nam trong 3 mùa bóng liên tiếp từ 2007 đến 2010 với đối tác ESPNStar Sports với mức giá được công bố là 1,2 triệu đô la.[9]

Đầu kĩ thuật số[sửa | sửa mã nguồn]

Những người dân biết đến VTC nhờ bộ giải mã tín hiệu truyền hình số được gọi là VTC-Digital (với các phiên bản là T5, T9, T10, T11, T12, T13 v.v.). VTC đã quảng bá rằng họ sẽ tăng kênh cho đầu thu VTC-Digital phiên bản T13, nhưng sau đó, khi các kênh VTC3, VTC6 ra đời và bị khóa mã Irdeto, điều đó đã cho thấy VTC không hề hỗ trợ các đầu thu cũ mà mã hóa kênh đó để chỉ có đầu thu mới VTC-Digital D901, E901 dùng thẻ giải mã mới xem được. Việc này khiến nhiều khách hàng của VTC không hài lòng vì đã không được xem những kênh mình mong muốn.[10] Vào năm 2009, họ tung ra thị trường 2 bộ thu giải mã là VTC-HD và VTC-SD để thu tín hiệu truyền hình vệ tinh do VTC cung cấp (43 chương trình trong đó có 9 chương trình HD). Họ tiếp tục khóa mã thêm nhiều kênh sử dụng phương thức khóa mã Irdeto.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “VTC đã có quyền phát sóng World Cup 2006”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007.
  2. ^ http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=140668&ChannelID=14
  3. ^ VTC vi phạm bản quyền phát sóng Hoa hậu thế giới
  4. ^ “VTC cam kết chia sẻ bồi thường với TV Plus”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2006.
  5. ^ “Tin tức VTC News – Đọc báo tin tuc 24h trong ngày”. Báo điện tử VTC News. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2007. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  6. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007.
  7. ^ http://www6.dantri.com.vn/giaitri/anchoi/2006/6/173459.vip
  8. ^ “Tin tức VTC News – Đọc báo tin tuc 24h trong ngày”. Báo điện tử VTC News. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2007. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  9. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007.
  10. ^ http://vietnamnet.vn/cntt/2006/11/630551/

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]