Tổng cục Tiếp vận, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tổng cục Tiếp vận)
Tổng cục Tiếp vận
Việt Nam Cộng hòa
Quân kỳ
Hoạt động1964 - 1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phân loạiĐơn vị Yểm trợ
Bộ phận của Bộ Tổng Tham mưu
Khẩu hiệuHữu hiệu - Tiết kiệm
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
- Bùi Hữu Nhơn
- Đồng Văn Khuyên

Tổng cục Tiếp vận (1964 - 1975), trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, là một ngành có nhiệm vụ quản lý tất cả chiến cụ, quân trang, quân dụng, phương tiện vận chuyển, vật tư tổng hợp v.v... trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Từ đó, tiếp nhận quân viện và điều hành phân phối theo nhu cầu, theo thời hạn đến tất cả các Quân, Binh chủng trong Quân lực. Bộ chỉ huy nằm trong Bộ Tổng tham mưu. Tổng cục trưởng đồng thời kiêm luôn chức vụ Tham mưu phó Tiếp vận Liên quân, sau đổi là Tham mưu phó Tiếp vận Bộ tổng tham mưu. Tổng cục chia ra thành nhiều đơn vị nhỏ và theo hệ thống hàng dọc để việc điều hành và phân phối được nhanh gọn hơn.

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Từ thượng tuần tháng 11 năm 1964 trở về trước, các cơ cấu tiếp vận đều thuộc quyền điều động của Phòng 4 Bộ Tổng Tham mưu.

Khuôn khổ này không đáp ứng với thực tại chiến trường đã biến đổi từ du kích chiến sang chiến tranh quy ước.

Chiến trường đã mở rộng hàng chục cây số với sự tham chiến của nhiều Sư đoàn cơ giới, đại pháo, chiến xa yểm trợ. Chiến tranh Việt Nam bắt đầu mang hình thức quy ước chiến của Đệ nhị Thế chiến ở Âu Châu. Yếu tố tiếp vận trở thành chủ yếu đối với các trận chiến.

Ngày 16 tháng 11 năm 1964, Tổng cục Tiếp vận được thành lập để thay thế Phòng 4 Bộ Tổng Tham mưu trong nhiệm vụ kết hợp 8 Cục Tiếp vận, điều hoà 5 Vùng Tiếp vận được chỉ huy bởi các Bộ Chỉ huy Tiếp vận, phối trí đều khắp 4 Quân khu như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang (về sau là Cam Ranh), Sài Gòn, Cần Thơ và yểm trợ tiếp vận về quân dụng chung luôn cho 2 Quân chủng Hải và Không quân.

Bộ chỉ huy Tổng cục tháng 4/1975[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Họ và Tên Cấp bậc Chức vụ Chú thích
1
Đồng Văn Khuyên
Võ khoa Thủ Đức K1[1]
Trung tướng
Tổng cục trưởng
kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu
2
Phạm Kỳ Loan[2]
Võ khoa Thủ Đức K1[3]
Đại tá
Tổng cục phó
3
Phạm Bá Hoa[4]
Võ khoa Thủ Đức K5
Tham mưu trưởng

Đơn vị trực thuộc Tổng cục tháng 4/1975[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Đơn vị Họ và Tên Cấp bậc Chức vụ Chú thích
1
Cục Quân y
Phạm Hà Thanh
Đại học Quân y
Hà Nội
Chuẩn tướng
Cục trưởng
2
Cục Công binh
Nguyễn Văn Chức
Võ bị Địa phương
Nam Việt Vũng Tàu K2
Ngày 29/4/1975, tướng Khuyên di tản, tướng Chức đảm nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận. Đại tá Nguyễn Thiện Nghị thay thế chức vụ Cục trưởng Cục Công binh</ref>
3
Cục Truyền tin
Bùi Trọng Huỳnh[5]
Võ khoa Nam Định[6]
Đại tá
4
Cục Quân nhu
Đỗ Trọng Cương
Võ bị Đà lạt K7
5
Cục Quân cụ
Từ Nguyên Quang[7]
Võ bị Đà Lạt K3
6
Cục Quân vận
Nguyễn Tử Khanh[8]
Võ khoa Thủ Đức K1
7
Cục Quân Tiếp vụ
Tô Đăng Mai[9]
Võ khoa Thủ Đức K1
8
Cục Mãi dịch
Nguyễn Hữu Điền[10]
Võ khoa Thủ Đức K1
9
Lục quân Công xưởng
Huỳnh Thu Toàn[11]
Võ bị Đà Lạt K3
Chỉ huy trưởng
10
Tổng kho Long Bình
Trương Đình Liệu[12]
Võ bị Đà Lạt K8
11
Trung tâm Điện toán
Nguyễn Thành Huê
Võ khoa Thủ Đức
12
Bộ Chỉ huy Tiếp vận 1
Ngô Minh Châu[13]
Võ khoa Thủ Đức K4
Bộ chỉ huy đặt tại Đà Nẵng
13
Bộ Chỉ huy Tiếp vận 2
Phạm Thanh Nghị[14]
Võ khoa Nam Định
Bộ chỉ huy ban đầu đặt tại Quy Nhơn, sau chuyển về Nha Trang
14
Bộ Chỉ huy Tiếp vận 3
Trần Quốc Khang[15]
Võ khoa Nam Định
Bộ chỉ huy đặt tại Biên Hoà
15
Bộ Chỉ huy Tiếp vận 4
Nguyễn Văn Nhỏ
Võ bị Huế K1
Bộ chỉ huy đặt tại Cần Thơ
16
Bộ chỉ huy Tiếp vận 5
Mai Duy Thưởng[16]
Võ khoa Nam Định
Bộ chỉ huy đặt tại Cam Ranh
(Đại tá Mai Duy Thưởng kiêm Quân trấn trưởng Cam Ranh)

Trước tháng 11 năm 1964 quân số ngành Tiếp vận có khoảng 50.000 người. Sau khi thành lập Tổng cục và mở rộng quy chế đã tăng lên đến 153.000 người (duy trì tới tháng 4 năm 1975), trong đó 19.000 người thuộc Tiếp vận Không quân và 11.000 người thuộc Tiếp vận Hải quân.

Nhiệm vụ của những sĩ quan, binh sĩ trong ngành Tiếp vận rất nặng nề và gian truân. Tuy nhiên, họ vẫn luôn làm đúng chức năng và tròn trách nhiệm của mình, luôn kịp thời mỗi khi yểm trợ tiếp vận trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả có phải băng qua vùng chiến trận bom đạn.

Tổng cục trưởng qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Họ và Tên Cấp bậc Tại chức Chú thích
1
Bùi Hữu Nhơn
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt K1
Chuẩn tướng[17]
1964-1966
Giải ngũ năm 1968 ở cấp Thiếu tướng
2
Đào Ngọc Thọ[18]
Võ khoa Thủ Đức K1
Đại tá
1966-1967
3
Đồng Văn Khuyên
1967-1975
4
Nguyễn Văn Chức
Võ bị Địa phương
Nam Việt Vũng Tàu K2
Chuẩn tướng
29-30/4/1975
Thay thế Trung tướng Khuyên đã rời bỏ nhiệm sở

1975[sửa | sửa mã nguồn]

Ngành Tiếp vận cũng như tất cả các đơn vị trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, vào những ngày cuối cùng của tháng 3 (Quân khu 1 và 2) và cuối tháng 4 năm 1975 (Quân khu 3 và 4), đã tự rã ngũ và di tản.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Xuất thân từ Trường Sĩ quan.
  2. ^ Đại tá Phạm Kỳ Loan, sinh năm 1930 tại Bà Rịa.
  3. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
  4. ^ Đại tá Phạm Bá Hoa, sinh năm 1930 tại Sóc Trăng. Tác giả của cuốn Hồi ký "Đôi dòng ghi nhớ" [1] Lưu trữ 2021-05-07 tại Wayback Machine
  5. ^ Đại tá Bùi Trọng Huỳnh, sinh năm 1930 tại Thái Nguyên.
  6. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định.
  7. ^ Đại tá Từ Nguyên Quang, sinh năm 1928 tại Quảng Nam.
  8. ^ Đại tá Nguyễn Tử Khanh, sinh năm 1926 tại Ninh Bình.
  9. ^ Đại tá Tô Đăng Mai, sinh năm 1931 tại Hà Nội.
  10. ^ Đại tá Nguyễn Hữu Điền, sinh năm 1927 tại Sóc Trăng.
  11. ^ Đại tá Huỳnh Thu Toàn, sinh năm 1928 tại Long Xuyên.
  12. ^ Đại tá Trương Đình Liệu, sinh năm 1928 tại Hà Nam.
  13. ^ Đại tá Ngô Minh Châu, sinh năm 1926 tại Thừa Thiên.
  14. ^ Đại tá Phạm Thanh Nghị, sinh năm 1930 tại Thanh Hóa.
  15. ^ Đại tá Trần Quốc Khang, sinh năm 1931 tại Nam Định.
  16. ^ Đại tá Mai Duy Thưởng, sinh năm 1930 tại Quảng Nam.
  17. ^ Cấp bậc khi nhậm chức
  18. ^ Đại tá Đào Ngọc Thọ, sinh năm 1929 tại Vĩnh Long.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.