Tổng thống Áo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng thống Liên bang Cộng hoà Áo
Bundespräsident der Republik Österreich
Quốc kỳ Áo
Đương nhiệm
Alexander Van der Bellen

từ 26 tháng 1 năm 2017
Chức vụNgài Tổng thống
Dinh thựCung điện HofburgVienna
Bổ nhiệm bởiBầu cử trực tiếp
Nhiệm kỳ6 năm
Có thể tái cử một lần
Người đầu tiên nhậm chứcKarl Seitz
5 tháng 3 năm 1919
Thành lậpHiến pháp Áo
Lương bổng328,188[1]
Websitebundespraesident.at

Tổng thống Áo (Tiếng Đức: Österreichischer Bundespräsident, lit. "Tổng thống Liên bang Áo") là nguyên thủ quốc gia Cộng hòa Áo. Mặc dù được Hiến pháp Áo ủy thác nhiều quyền lực về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế, Tổng thống hầu như chỉ đơn thuần là một chức vụ mang tính nghi thức, hầu như chỉ hành động theo đề xuất của thủ tướng và nội các. Tổng thống Áo được bầu cử trực tiếp theo cuộc bỏ phiếu phổ thông dành cho người đủ tuổi đi bầu (từ năm 2011 16 tuổi) sáu năm một lần. Văn phòng của Tổng thống được đặt tại cánh Leopoldine của Cung điện Hoàng gia Hofburg, ở Viên.

Thẩm quyền chủ yếu của Tổng thống bao gồm việc bổ nhiệm thủ tướng liên bang và, theo đề nghị của ông ta, các thành viên khác của Chính phủ liên bang, và khả năng theo yêu cầu chính phủ giải tán Hạ viện. Vị trí của Tổng thống và thẩm quyền của ông ta xác định Áo là một nước theo thể chế gọi là Cộng hòa bán tổng thống nghị viện.

Nhiều vị tổng thống đã giành được sự hâm mộ lớn lao trong khi đang nắm giữ chức vụ, và không có vị đương nhiệm nào thất bại trong cuộc bầu cử lại, mặc dù Kurt Waldheim không ra tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai. Năm vị tổng thống chết khi đang đương nhiệm. Từ năm 2004 đến năm 2016, chức vụ này được nhà dân chủ xã hội Heinz Fischer nắm giữ. Kể từ khi thành lập cuộc bầu cử trực tiếp năm 1951, chỉ có các thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội Áo (SPÖ) và Đảng Nhân dân Áo (ÖVP) đã được bầu vào chức vụ này (ngoại trừ Rudolf Kirchschläger, một chính trị gia độc lập được cả SPÖ và ÖVP tán thành) cho đến cuộc bầu cử Alexander Van der Bellen được đảng Xanh đề cử vào năm 2016.

Danh sách tổng thống Áo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú giải: Qua đời khi đang tại nhiệm

Tổng thống Cộng hòa Đức-Áo (1919)[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống
(Sinh–Mất)
Chân dung Tại nhiệm Đảng phái Nhiệm kỳ
Năm đắc cử
1 Karl Seitz
(1869–1950)
5 tháng 3 năm 1919 21 tháng 10 năm 1919 Đảng Dân chủ Xã hội Công nhân 1

Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa Áo (1919–1934)[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống
(Sinh–Mất)
Chân dung Tại nhiệm Đảng phái Nhiệm kỳ
Năm đắc cử
1 Karl Seitz
(1869–1950)
21 tháng 10 năm 1919 9 tháng 12 năm 1920 Đảng Dân chủ Xã hội Công nhân 1
2 Michael Hainisch
(1858–1940)
không khung 9 tháng 12 năm 1920 9 tháng 12 năm 1924 Không đảng 1 1920
9 tháng 12 năm 1924 10 tháng 12 năm 1928 2 1924
3 Wilhelm Miklas
(1872–1956)
10 tháng 12 năm 1928 1 tháng 5 năm 1934 Đảng Xã hội Thiên chúa giáo 1 1928
(3) Fatherland Front

Tổng thống Nhà nước Liên bang Áo (1934–1938)[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống
(Sinh–Mất)
Chân dung Tại nhiệm Đảng phái Nhiệm kỳ
Năm đắc cử
3 Wilhelm Miklas
(1872–1956)
1 tháng 5 năm 1934 10 tháng 12 năm 1934 Fatherland Front 1
10 tháng 12 năm 1934 13 tháng 3 năm 1938 2 1934
Arthur Seyss-Inquart
(1892–1946)
Quyền Tổng thống
không khung 13 tháng 3 năm 1938 Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Quốc gia Đức
Áo bị xâm chiếm bởi Đức Quốc xã từ năm 1938. Độc lập năm 1945.

Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa Áo (1945–nay)[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống
(Sinh–Mất)
Chân dung Tại nhiệm Đảng phái Nhiệm kỳ
Năm đắc cử
4 Karl Renner
(1870–1950)
20 tháng 12 năm 1945 31 tháng 12 năm 1950 Đảng Dân chủ Xã hội 1 1945
Leopold Figl
(1902–1965)
Quyền Tổng thống
31 tháng 12 năm 1950 21 tháng 6 năm 1951 Đảng Nhân dân
5 Theodor Körner
(1873–1957)
không khung 21 tháng 6 năm 1951 4 tháng 1 năm 1957 Đảng Dân chủ Xã hội 1 1951 — 52.06%
2,178,631
Julius Raab
(1891–1964)
Quyền Tổng thống
4 tháng 1 năm 1957 22 tháng 5 năm 1957 Đảng Nhân dân
6 Adolf Schärf
(1890–1965)
22 tháng 5 năm 1957 22 tháng 5 năm 1963 Đảng Dân chủ Xã hội 1 1957 — 51.1%
2,258,255
22 tháng 5 năm 1963 28 tháng 2 năm 1965 2 1963 — 55.4%
2,473,349
Josef Klaus
(1910–2001)
Quyền Tổng thống
28 tháng 2 năm 1965 9 tháng 6 năm 1965 Đảng Nhân dân
7 Franz Jonas
(1899–1974)
không khung 9 tháng 6 năm 1965 9 tháng 6 năm 1971 Đảng Dân chủ Xã hội 1 1965 — 50.7%
2,324,436
9 tháng 6 năm 1971 24 tháng 7 năm 1974 2 1971 — 52.8%
2,487,239
Bruno Kreisky
(1911–1990)
Quyền Tổng thống
24 tháng 4 năm 1974 8 tháng 7 năm 1974 Đảng Dân chủ Xã hội
8 Rudolf Kirchschläger
(1915–2000)
không khung 8 tháng 7 năm 1974 8 tháng 7 năm 1980 Không đảng 1 1974 — 51.7%
2,392,367
8 tháng 7 năm 1980 8 tháng 7 năm 1986 2 1980 — 79.9%
3,538,748
9 Kurt Waldheim
(1918–2007)
8 tháng 7 năm 1986 8 tháng 7 năm 1992 Đảng Nhân dân 1 1986 — 53.9%
2,464,787
10 Thomas Klestil
(1932–2004)
không khung 8 tháng 7 năm 1992 8 tháng 7 năm 1998 Đảng Nhân dân[2] 1 1992 — 56.9%
2,528,006
8 tháng 7 năm 1998 6 tháng 7 năm 2004 2 1998 — 63.42%
2,644,034
Andreas Khol
(1941–)
Quyền Tổng thống
6 tháng 7 năm 2004 8 tháng 7 năm 2004 Đảng Nhân dân
Barbara Prammer
(1954–2014)
Quyền Tổng thống
Đảng Dân chủ Xã hội
Thomas Prinzhorn
(1943–)
Quyền Tổng thống
Đảng Tự do
11 Heinz Fischer
(1938–)
8 tháng 7 năm 2004 8 tháng 7 năm 2010 Đảng Dân chủ Xã hội 1 2004 — 52.4%
2,166,690
8 tháng 7 năm 2010 8 tháng 7 năm 2016 2 2010 — 79.33%
2,508,373
Doris Bures
(1962–)
Quyền Tổng thống
8 tháng 7 năm 2016 26 tháng 1 năm 2017 Đảng Tự do
Karlheinz Kopf
(1957–)
Quyền Tổng thống
không khung Đảng Nhân dân
Norbert Hofer
(1971–)
Quyền Tổng thống
Đảng Tự do
12 Alexander Van der Bellen
(1944–)
26 tháng 1 năm 2017 26 tháng 1 năm 2023 Đảng Xanh 1 2016
53,8%
2,472,892
26 tháng 1 năm 2023 Đương nhiệm 2 2022 — 56.69%
2,299,590

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Kundmachung des Anpassungsfaktors” (PDF) (bằng tiếng Đức). Website des Rechnungshofes. ngày 14 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2017.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  2. ^ Từ năm 1998, Klestil gia nhập Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Nhân dânĐảng Tự do.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]