Các núi linh thiêng của Trung Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tứ đại danh sơn)

Các núi linh thiêng của Trung Quốc được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Nhóm núi Ngũ nhạc (giản thể: ; phồn thể: ; bính âm: yuè)[1] là tên gọi cho năm ngọn núi nổi tiếng nhất, gắn liền với lịch sử Trung Quốc qua nhiều triều đại. Chúng cũng gắn liền với tín ngưỡng và thuyết Ngũ hành của Trung Quốc. Trong khi đó, nhóm núi chủ yếu gắn liền với Phật giáo được nhắc đến với tên gọi Tứ đại Phật giáo danh sơn (tiếng Trung: 四大佛教名山); còn nhóm núi gắn liền với Đạo giáo được gọi là Tứ đại Đạo giáo danh sơn (tiếng Trung: 四大道教名山).

Những ngọn núi linh thiêng trong các nhóm trên đều là các điểm đến rất quan trọng đối với các cuộc hành hương. Trong ngôn ngữ trung Quốc, hành hương gọi là "triều thánh" (giản thể: ; phồn thể: ; bính âm: cháoshèng), nghĩa đen là "vái lạy ngọn núi linh thiêng" hay triều bái thánh sơn (giản thể: ; phồn thể: ; bính âm: cháobài shèng shān).

Bản đồ các núi linh thiêng của Trung Quốc, hình tròn màu đỏ: nhóm Lão giáo, ngôi sao màu tím hồng: nhóm Phật giáo.

Ngũ Nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Ngũ Nhạc được sắp xếp theo bốn hướng chính và trung tâm của vùng đất Trung Hoa cổ đại. Các rặng núi trong nhóm này bao gồm:

Đông Nhạc: Thái Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

tiếng Trung: 泰山; "Ngọn núi tĩnh lặng", thuộc tỉnh Sơn Đông, 1,545 m (5 ft 0,8 in) 36°15′B 117°06′Đ / 36,25°B 117,1°Đ / 36.250; 117.100

Tây Nhạc: Hoa Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

giản thể: 华山; phồn thể: 華山; "Ngọn núi lộng lẫy", thuộc tỉnh Thiểm Tây, 1,997 m (6 ft 6,6 in) 34°29′B 110°05′Đ / 34,483°B 110,083°Đ / 34.483; 110.083

Nam Nhạc: Hành Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

tiếng Trung: 衡山; "Ngọn núi cân bằng", thuộc tỉnh Hồ Nam, 1,290 m (4 ft 2,8 in) 27°15′17″B 112°39′21″Đ / 27,254798°B 112,655743°Đ / 27.254798; 112.655743

Bắc Nhạc: Hằng Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

giản thể: 恒山; phồn thể: 恆山; "Ngọn núi vĩnh hằng", thuộc tỉnh Sơn Tây, 2,017 m (6 ft 7,4 in) 39°40′26″B 113°44′8″Đ / 39,67389°B 113,73556°Đ / 39.67389; 113.73556

Trung Nhạc: Tung Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

tiếng Trung: 嵩山; "Ngọn núi cao ngất", thuộc tỉnh Hà Nam, 1,494 m (4 ft 10,8 in) 34°29′5″B 112°57′37″Đ / 34,48472°B 112,96028°Đ / 34.48472; 112.96028

Vị trí Ngũ nhạc theo Hoài Nam Tử.[2]

Theo thần thoại Trung Quốc, Ngũ Nhạc có nguồn gốc từ thân thể và đầu của Bàn Cổ, vị thần đầu tiên sáng tạo ra thế giới. Do vị trí ở phía đông của mình nên Thái sơn được gắn liền với mặt trời mọc, là biểu tượng cho sự ra đời và sự hồi sinh. Cũng vì cách diễn giải này, nó thông thường được nhắc đến như là ngọn núi linh thiêng nhất trong số Ngũ đại danh sơn. Phù hợp với vị trí đặc biệt của nó, Thái sơn được cho là được tạo thành từ phần đầu của Bàn Cổ.

Tứ đại Phật giáo danh sơn[sửa | sửa mã nguồn]

Đại Hùng Bảo điện, ngôi đền trên Cửu Hoa Sơn

Còn gọi là Tứ đại danh sơn, Tứ linh sơn, cụ thể là:

Tứ đại Đạo giáo danh sơn[sửa | sửa mã nguồn]

Bốn ngọn núi nổi tiếng trong Đạo giáo gồm:

Võ Đang sơn[sửa | sửa mã nguồn]

giản thể: 武当山; phồn thể: 武當山; Tây Bắc tỉnh Hồ Bắc. Đỉnh cao: 1612m. 32°40′0″B 111°00′4″Đ / 32,66667°B 111,00111°Đ / 32.66667; 111.00111.

Long Hổ sơn[sửa | sửa mã nguồn]

giản thể: 龙虎山; phồn thể: 龍虎山; nghĩa đen "rồng và hổ", thuộc tỉnh Giang Tây. Đỉnh cao: 247.4m. 28°06′48,999″B 116°57′29,998″Đ / 28,1°B 116,95°Đ / 28.10000; 116.95000

Tề Vân sơn[sửa | sửa mã nguồn]

giản thể: 齐云山; phồn thể: 齊雲山; nghĩa đen "Đám mây sạch sẽ, chỉnh tề", thuộc tỉnh An Huy. Đỉnh cao: 585m. 29°48′29,9988″B 118°01′56,9994″Đ / 29,8°B 118,01667°Đ / 29.80000; 118.01667

Thanh Thành sơn[sửa | sửa mã nguồn]

tiếng Trung: 青城山; nghĩa đen "Tường thành màu xanh"; nằm cách thành phố Đô Giang, tỉnh Tứ Xuyên, 15 km về phía Tây Nam. Đỉnh cao: 1260m (năm 2007), 30°58′35,73″B 103°30′59,9″Đ / 30,96667°B 103,5°Đ / 30.96667; 103.50000.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 嶽 hoặc 岳: ngọn núi cao trong dãy núi.
  2. ^ Sun & Kistemaker (1997), tr. 121.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]