Từ Lạc Giang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Từ Lạc Giang
徐乐江
Chức vụ
Nhiệm kỳ13 tháng 5 năm 2017 – nay
6 năm, 326 ngày
Bộ trưởng Thống ChiếnVưu Quyền
Tiền nhiệmKim Triết Thù
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ21 tháng 10 năm 2007 – nay
16 năm, 165 ngày
Dự khuyết khóa XVII, XVIII, chính thức khóa XIX
Tổng Bí thưHồ Cẩm Đào
Tập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Thông tin chung
Quốc tịch Trung Quốc
Sinhtháng 4, 1959 (64–65 tuổi)
Tân Thái, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc
Nghề nghiệpChuyên gia kinh tế
Chính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnCử nhân Luyện kim
Thạc sĩ MBA
Cao cấp công trình sư cấp Giáo sư
Trường lớpKhoa Kỹ Giang Tây
Đại học Phục Đán
Đại học Hồng Kông
Trường Đảng Trung ương
WebsiteTừ Lạc Giang

Từ Lạc Giang (hoặc Từ Nhạc Giang, tiếng Trung giản thể: 徐乐江, bính âm Hán ngữ: Xú Lè Jiāng, sinh tháng 4 năm 1959, người Hán) là chuyên gia luyện kim, chuyên gia kinh tế, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông hiện là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, Phó Bộ trưởng Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng, Bí thư Đảng tổ, Phó Chủ tịch thường vụ Hội Liên hiệp Công Thương Trung Quốc. Ông là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XVII, XVIII, từng là Phó Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn Thép Bảo Cương.

Từ Lạc Giang là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Luyện kim, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, chức danh Cao cấp công trình sư cấp Giáo sư ngành Luyện kim. Ông có sự nghiệp thời gian dài trong ngành thép, từ công nhân luyện kim, kỹ sư cán thép rồi trở thành lãnh đạo Thép Bảo Cương hàng đầu ngành thép Trung Quốc cho đến khi tham gia chính trường Trung Quốc.

Xuất thân và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Lạc Giang sinh tháng 4 năm 1959 tại huyện Tân Thái, nay là thành phố cấp huyện Tân Thái, thuộc địa cấp thị Thái An, tỉnh Sơn Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp cao trung ở Tân Thái năm 1974, thuộc diện thanh niên trí thức trong phong trào Vận động tiến về nông thôn, được điều tới tỉnh Giang Tây từ tháng 10 cùng năm, tham gia lao động với tư cách là thanh niên thuộc Đại đội Tiểu Tào (小曹) ở công xã Bằng Châu (鹏州) của huyện Lạc An, Phủ Châu. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào thời gian lao động này, vào tháng 6 năm 1976, khi 17 tuổi, và là Phó Bí thư Chi bộ Đảng của Đại đội Tiểu Tào từ cuối năm này cho đến khi phong trào được kết thúc.[1] Tháng 3 năm 1978, Từ Lạc Giang thi đỗ Học viện Luyện kim Giang Tây (nay là Đại học Khoa học và Kỹ thuật Giang Tây), tới thủ phủ Nam Xương để nhập học Khoa Cơ giới, tốt nghiệp Cử nhân Cơ giới luyện kim vào tháng 2 năm 1982. Tháng 9 năm 1998, ông thi đỗ và theo học khóa cao học chương trình tại chức chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế được phối hợp giảng dạy bởi Đại học Phục ĐánĐại học Hồng Kông, nhận bằng Thạc sĩ MBA vào tháng 7 năm 2000. Trước đó, ông sang Hoa Kỳ để tham gia khóa bồi dưỡng quản trị kinh doanh ở Đại học Tây Virginia từ tháng 7 năm 1995 đến tháng 3 năm 1996. Ông từng tham gia khóa học chính trị bồi dưỡng cán bộ trung, thanh niên một năm từ tháng 3 năm 2001 đến tháng 1 năm 2002, nghiên cứu sinh tại chức chuyên ngành lý luận pháp luật từ tháng 3 năm 2001 đến tháng 1 năm 2004, đều tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ngành thép[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 12 năm 1977, sau khi phong trào thanh niên nông thôn kết thúc, Lý Lạc Thành được tuyển dụng làm công nhân của Đại đội 261 thuộc Cục Khảo sát địa chất Hoa Đông, tỉnh Giang Tây. Ở đây thời gian ngắn rồi học đại học và tốt nghiệp năm 1982, ông tới Thượng Hải, được nhận vào Tổng nhà máy Bảo Cương Thượng Hải, là chuyên viên trợ công cơ động rồi tổ trưởng tổ kỹ thuật của chi nhánh Nhà máy Cán ép sơ bộ (Cán sơ). Tháng 8 năm 1986, ông là Phó Khoa trưởng Khoa Cơ động của Nhà máy Cán sơ, rồi Trợ lý Xưởng trưởng Nhà máy từ tháng 3 năm 1988. Tháng 1 năm 1989, ông được điều sang Nhà máy Cán nguội – một chi nhánh của Tổng nhà máy Bao Cương, làm Phó Xưởng trưởng nhà máy này, thăng chức làm Xưởng trưởng từ tháng 7 năm 1992.[1] Năm 1994, nhà máy này được chuyển đổi thành hình thức doanh nghiệp nhà nước là Tập đoàn Thép Bảo Sơn, ông nhậm chức Phó Tổng giám đốc và là Thường vụ Đảng ủy doanh nghiệp này từ 1995. Đến 1998, Thép Bảo Sơn tiếp tục chuyển đổi hợp nhất với Tập đoàn Luyện kim Thượng Hải thành Tập đoàn Thép Bảo Cương Thượng Hải ông là Đồng sự, Phó Tổng giám đốc, Thường vụ Đảng ủy của cơ quan mới.[2] Về lĩnh vực xã hội, tháng 6 năm 2001, ông được bầu làm Ủy viên thường vụ Ủy ban Toàn quốc khóa VI của Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc.[3]

Tháng 12 năm 2004, Từ Lạc Giang được bổ nhiệm làm Đồng sự, Thường vụ Đảng ủy, Tổng giám đốc Thép Bảo Cương Thượng Hải, tiếp tục là Tổng giám đốc khi tên doanh nghiệp được đổi thành Tập đoàn Bảo Cương năm 2005, và trở thành Chủ tịch tập đoàn này từ tháng 1 năm 2007,[4] được bầu làm Bí thư Đảng ủy, lãnh đạo toàn diện doanh nghiệp từ năm 2014. Giai đoạn này, vào tháng 10 năm 2007, ông tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVII được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII,[5][6] sau đó một nhiệm kỳ, ông dự Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII[7] và tiếp tục là Ủy viên dự khuyết khóa XVIII nhiệm kỳ 2012–17.[8] Tính đến cuối năm 2016, ông có gần 35 năm công tác ở ngành thép, từ một chuyên viên bình thường cho đến khi trở thành lãnh đạo, và rời khỏi đây khi doanh nghiệp này được hợp nhất với Tập đoàn Vũ Cương để thành lập Tập đoàn Thép Bảo Vũ Trung Quốc.[9]

Trong ngành thép, Từ Lạc Giang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị luyện kim gang thép, tin học hóa và nghiên cứu khoa học. Từng lãnh đạo ba hãng thép Thượng Hải, Bảo Sơn, Bảo Cương, ông chủ trì việc tái thiết, nâng cấp, chuẩn bị và triển khai kế hoạch tin tức hóa tiền thân của Thép Bảo Vũ, tập trung hoạch định tài nguyên doanh nghiệp của các công ty con và xây dựng trung tâm dữ liệu của tập đoàn để hình thành quyền sở hữu trí tuệ độc lập.[10] Ông đã chủ trì và tổ chức nghiên cứu đề tài 863 cấp quốc gia "Kiến trúc phần mềm MES công nghiệp luyện kim và nghiên cứu kỹ thuật trọng điểm cùng với thị phạm ứng dụng" (冶金工业MES架构和关键技术研究与示范应用), hình thành một phần mềm sản xuất hoàn toàn độc lập về quyền sở hữu trí tuệ, lấp đầy các lỗ hổng trong ngành luyện kim Trung Quốc. Đề tài đã công bố 7 bằng độc quyền sáng chế, xây dựng 1 tiêu chuẩn sản phẩm MES quốc gia, hoàn thành 20 đăng ký quyền sở hữu trí tuệ phần mềm, công bố 67 bài báo trên các tạp chí học thuật.[10][11]

Chính trường[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 12 năm 2016, Từ Lạc Giang được bổ nhiệm làm Thành viên Đảng tổ, Phó Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.[12] Tháng 4 năm sau, ông được điều chuyển làm Phó Bộ trưởng Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng, Bí thư Đảng tổ Hội Liên hiệp Công nghiệp và Thương mại Toàn quốc Trung Hoa, cấp bộ trưởng,[13] rồi được bầu làm Phó Chủ tịch thường vụ của tổ chức đoàn thể nhân dân này, và cũng là Phó Hội trưởng Hội Thương mại dân sự Trung Quốc. Ông tham gia đại hội đại biểu toàn quốc vào tháng 10 năm này,[14][15][16] đắc cử Ủy viên chính thức Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX.[17][18][19] Tháng 1 năm 2018, ông cũng được bầu làm Ủy viên Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa XIII.[20]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c 伊一 (ngày 20 tháng 7 năm 2017). “徐乐江任全国工商联常务副主席(图|简历)”. Mạng Kinh tế (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ Dương Ngọc Vĩ (2008). 企业科协工作手册 (bằng tiếng Trung). Bắc Kinh: Phổ cập Khoa học. tr. 2–3. ISBN 978-7-110-06976-9.
  3. ^ Trần Minh Danh (2003). 中国科学技术协会年鉴 2003 (bằng tiếng Trung). Bắc Kinh: Phổ cập Khoa học. tr. 23, 123. ISBN 7-5046-3485-9.
  4. ^ “徐乐江辞任宝钢股份董事长” (bằng tiếng Trung). 搜狐. 1 tháng 4 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2012.
  5. ^ Đổng Vũ (董宇) (ngày 21 tháng 10 năm 2017). “中国共产党第十七届中央委员会候补委员名单 [Danh sách Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII]”. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  6. ^ 杨媚 (ngày 21 tháng 10 năm 2007). “中国共产党第十七届中央委员会委员名单”. Mạng Nhân dân (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  7. ^ “十八大11月8日9时开始14日结束 共持续7日”. Đại hội Đảng XVIII (bằng tiếng Trung). ngày 7 tháng 11 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  8. ^ “中国共产党第十八届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII]. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). ngày 15 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  9. ^ “徐乐江结束35年宝钢职业生涯,马国强担任中国宝武董事长”. 澎湃新闻. 31 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2016.
  10. ^ a b “【理工人】徐乐江:以变化心态应变化,以传承之心守传承”. Khoa Kỹ Giang Tây (bằng tiếng Trung). ngày 31 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
  11. ^ 李淑琴 (ngày 18 tháng 5 năm 2008). “徐乐江:企业自主创新与创新型国家”. Sohu (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
  12. ^ “徐乐江任工信部副部长 原任宝钢集团党委书记、董事长”. 中国经济网. 14 tháng 12 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2016.
  13. ^ “徐乐江任中央统战部副部长、中华全国工商业联合会党组书记”. 澎湃新闻. 13 tháng 5 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2017.
  14. ^ “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 新华网. 新华网. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  15. ^ “中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 中国网. 中国网. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  16. ^ “中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 中国政府网. 中国政府网. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  17. ^ “中国共产党第十九届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX]. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  18. ^ 聂晨静 (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  19. ^ “十九届中央委员、候补委员、中央纪委委员名单”. 国际在线. 国际在线. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  20. ^ “中国人民政治协商会议第十三届全国委员会委员名单”. 网易. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chức vụ Đảng
Tiền vị:
Kim Triết Thù
Bí thư Đảng tổ Hội Liên hiệp Công Thương Trung Quốc
Phó Chủ tịch thường vụ

2017–nay
Đương nhiệm
Chức vụ doanh nghiệp
Tiền vị:
Tạ Xí Hoa
Chủ tịch Tập đoàn Thép Bảo Cương
2007–2016
Giải thể
Tiền vị:
Ngại Bảo Tuấn
Chủ tịch Tập đoàn Thép Bảo Sơn
2007–2010
Kế vị:
Hà Văn Ba
Tiền vị:
Hạ Xí Hoa
Chủ tịch Công ty cổ phần Thép Bảo Sơn
2006–2007
Kế vị:
Ngải Bảo Tuấn
Chức vụ mới
Chuyển đổi cơ cấu
Tổng giám đốc Tập đoàn Thép Bảo Cương
2005–2007
Tiền vị:
Tạ Xí Hoa
Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Cương
2004–2005
Thay đổi đăng ký