Tự Lập

(Đổi hướng từ Tự Lập, Mê Linh)
Tự Lập
Xã Tự Lập
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnMê Linh
Thành lập1949[1]
Địa lý
Tọa độ: 21°12′40″B 105°39′29″Đ / 21,21111°B 105,65806°Đ / 21.21111; 105.65806
Tự Lập trên bản đồ Hà Nội
Tự Lập
Tự Lập
Vị trí xã Tự Lập trên bản đồ Hà Nội
Tự Lập trên bản đồ Việt Nam
Tự Lập
Tự Lập
Vị trí xã Tự Lập trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,67 km²[2]
Dân số (1999)
Tổng cộng9.290 người[2]
Mật độ1.393 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính08986[3]

Tự Lập là một phía tây bắc của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xã Tự Lập nằm các trung tâm huyện Mê Linh 8 km, cách trung tâm Thành phố Hà Nội 35 km, cách thị xã Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) khoảng 5 km.[4]

Xã có diện tích 6.67 km², dân số năm 1999 là 9.290 người,[2] mật độ dân số đạt 1.393 người/km².

Tự Lập tiếp giáp xã Tiến Thắng, Liên Mạc, Tam Đồng với xã Phú Xuân (huyện Bình Xuyên, sát sông Cà Lồ), Tự Lập gồm có 2 thôn là Yên Bài và Phú Mỹ và được chia thành 12 khu (Từ khu 1 đến khu 4 là thuộc thôn Yên Bài, khu 5 đến khu 11 là thuộc thôn Phú Mỹ,khu 12 là Đồng sen). Đường quốc lộ 308 chạy qua. Xã Tự Lập có đình Phú Mỹ được xếp hạng di tích Lịch sử Quốc gia. Hội làng được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 10 tháng Giêng hàng năm. Các hạng mục văn hoá tâm linh gồm Đình thờ Thành Hoàng làng,đền thờ thánh bà, và chùa Đâu Suất Tự.Yên Bài cũng có Chùa và Đình mới được xây dựng măn 2016

Đây từng là nơi tập trận của nghĩa quân Hai Bà Trưng, hiện giờ là khu di tích thành Dền, tại cánh đồng Đồng Mã giáp với cánh đồng xã Tam Đồng. Xã Tự Lập là xã có số lượng sinh viên Đại học/Cao đẳng khá cao trong huyện Mê Linh.

Nghề chính của người dân nơi đây là nông nghiệp (cây trồng chủ yếu là lúangô bầu Phú Mỹ, ngô đồng Yên Bài), ngoài ra ở còn có nghề phụ là sơn bả (thôn Phú Mỹ), bện Chổi Rơm, nghề phụ nấu rượu chăn nuôi là làng Yên Bài... Hiện này, lao động đang chuyển mạnh từ lao động nông nghiệp sang lao động tại các công ty, nhà máy, các khu Công nghiệp HONDA, TOYOTA, KCN Quang Minh, KCN Thăng Long... Đất nông nghiệp đang dần bị bỏ hoang vì nguồn lao động chính là các thanh niên đã đi lao động ở các khu Công nghiệp như trên.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 49/1949/QĐ-UBKC
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]