Tam Hiệp, Bình Đại

Tam Hiệp
Xã Tam Hiệp
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhBến Tre
HuyệnBình Đại
Trụ sở UBNDẤp 2
Thành lập1979[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Hữu Thọ
Chủ tịch HĐNDLê Tấn Tài
Bí thư Đảng ủyTrần Thanh Phong
Địa lý
Tọa độ: 10°17′21″B 106°29′18″Đ / 10,28917°B 106,48833°Đ / 10.28917; 106.48833
Tam Hiệp trên bản đồ Việt Nam
Tam Hiệp
Tam Hiệp
Vị trí xã Tam Hiệp trên bản đồ Việt Nam
Diện tích13,84 km²[2]
Dân số (2014)
Tổng cộng3.637 người[2]
Mật độ263 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chính29053[3]

Tam Hiệp hay cù lao Tam Hiệp là một thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Tam Hiệp có diện tích 13,84 km², dân số năm 2014 là 3.637 người,[2] mật độ dân số đạt 263 người/km².

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc tên gọi cồn Tàu[sửa | sửa mã nguồn]

Về nguồn gốc tên gọi "cồn Tàu" của địa danh có 2 truyền thuyết:[4]

  1. Cồn giống hình chiếc tàu thủy nên gọi Cồn Tàu.
  2. Xưa kia, có một chiếc tàu buôn nước ngoài vào ăn hàng bị chìm tại đây. Về sau, phù sa bồi tụ lại thành cồn, từ đó có tên gọi Cồn Tàu.

Cù lao Tam Hiệp (xưa gọi là cồn Tàu) ở trên sông Cửa Đại, chiều dài từ ngang xã Long Thạnh đến xã Vang Quới, ngày xưa cồn có ba ấp tương đương với ba xã trên bờ phía bên này sông, nay hợp lại thành xã mới Tam Hiệp. Từ cuối thế kỷ XVIII, trên đất cồn Tàu đã có truyền thuyết về anh em Bảy Giao, Chín Quỳ đến trừ cọp dữ, khai hoang, mở đất, lập nên xóm ấp trên vùng đất cồn nầy. Xã Tam Hiệp ngày nay là một vùng cây trái trù phú nổi tiếng của huyện Bình Đại.[5]

Sách Gia Định thành thông chíĐại Nam nhất thống chí đều có nhắc đến Cồn Tàu.

Năm 1902, cồn thuộc làng Long Phụng, quận Hoà Đồng, tỉnh Gò Công (nay thuộc tỉnh Tiền Giang).

Ngày 28 tháng 8/1957, cồn được chuyển giao về huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Hiện nay, Cồn Tàu là xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại. Nguồn lợi lớn nhất của Cồn Tàu là cây ăn trái. Nghề nuôi cá ở đây cũng là nguồn lợi kinh tế đáng kể.[6]

Đặc sản[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện toàn xã Tam Hiệp có 526 ha đất trồng nhãn với 948 hộ sản xuất, chủ yếu là nhãn tiêu Huế (nhưng gần đây đa phần đã chuyển sang nhãn xuồng cơm vàng), năng suất bình quân mỗi năm thu đạt 10 tấn trái, lợi nhuận trên 50 triệu đồng/ha.[7]

Bến phà[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 19 tháng 3/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre có văn bản phê duyệt cho bến phà Tam Hiệp trên địa bàn huyện Bình Đại chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 3 tháng 4/2010. Thời gian hoạt động mỗi ngày từ 4 giờ đến 22 giờ. Toàn bộ công trình này có tổng giá trị trên 40 tỷ đồng với thời gian thi công gần 12 tháng.[8] Ngoài ra, còn có 2 bến phà nhỏ khác nối với xã Long Định (Bình Đại, Bến Tre) và xã Hòa Định (Chợ Gạo, Tiền Giang) và một phà tự phát nối với cồn Tân Thới (Tiền Giang).

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 141/1979/QĐ-CP
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ http://www.bentre.gov.vn/Lists/ThongTinGioiThieu/DispForm.aspx?PageIndex=0&CategoryId=Th%E1%BA%AFng%20c%E1%BA%A3nh%20-%20Du%20l%E1%BB%8Bch&ID=994&InitialTabId=Ribbon.Read[liên kết hỏng]
  5. ^ “Cồn Bãi Và Sông Nước Trên Đất Cù Lao Xưa” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2013.
  6. ^ “Cồn Tàu”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2013.
  7. ^ “Xã Tam Hiệp huyện Bình Đại tiến đến sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2013.
  8. ^ “Bến phà Tam Hiệp chính thức đi vào hoạt động”.[liên kết hỏng]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]