Tam Hiệp (phường)
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Tam Hiệp
|
|||
---|---|---|---|
Phường | |||
Phường Tam Hiệp | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đông Nam Bộ | ||
Tỉnh | Đồng Nai | ||
Thành phố | Biên Hòa | ||
Trụ sở UBND | 544 Phạm Văn Thuận, Khu phố 1 | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°56′48″B 106°51′23″Đ / 10,94667°B 106,85639°Đ | |||
| |||
Diện tích | 2,17 km² | ||
Dân số (2024) | |||
Tổng cộng | 33.531 người | ||
Mật độ | 15.452 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 26017[1] | ||
Mã bưu chính | 76109[2] | ||
Tam Hiệp là một phường thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Tam Hiệp là một phường ngoại ô, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 5 km theo tuyến đường Phạm Văn Thuận.
Địa giới hành chính phường:
- Phía Đông giáp phường Tam Hòa
- Phía Tây và Tây Bắc giáp phường Tân Mai
- Phía Tây Nam giáp phường Hiệp Hòa
- Phía Nam giáp các phường An Bình, Bình Đa
- Phía Bắc giáp phường Tân Hiệp.
Phường có diện tích 2,17 km², dân số năm 2024 là 33.531 người[3], mật độ dân số đạt 15.452 người/km².
Hiện nay trên địa bàn phường có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài đang hoạt động.
Giao thông
[sửa | sửa mã nguồn]Các tuyến đường chính trên địa bàn phường: đường Phạm Văn Thuận (Quốc lộ 15 cũ) và đường Đồng Khởi.
Ngoài ra toàn bộ các đường ở khu dân cư đã được bê tông, nhựa hóa và một số đường được đặt tên như Nguyễn Bảo Đức, Lý Văn Sâm, Dương Bạch Mai, Đặng Đức Thuật, Đoàn Văn Cự,....
Có tuyến xe buýt liên tỉnh đi qua như xe buýt số 2, 8, 16, 18, 60-1, 60-7.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Tam Hiệp hiện nay có 9 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.[4]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Tam Hiệp vốn được hình thành từ 3 làng Bình An (Bình Đa và An Hảo), Vĩnh Cửu, Tân Mai thuộc tổng Phước Vĩnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Biên Hòa. Năm 1963, chính quyền Sài Gòn đổi quận Châu Thành thành quận Đức Tu, với quận lị đặt tại xã Tam Hiệp. Về phía chính quyền cách mạng, xã Tam Hiệp thuộc huyện Vĩnh Cửu (tên huyện lấy theo tên làng Vĩnh Cửu).
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tam Hiệp là nơi được Chính quyền cách mạng chọn làm địa điểm mở Trại huấn luyện Du kích Bình Đa, Vĩnh Cửu để đào tạo cán bộ quân sự cho tỉnh (26-9-1945) và nổi tiếng với chiến khu Bình Đa, nơi đứng chân chỉ đạo của huyện Vĩnh Cửu và thị xã Biên Hòa. Nơi cung cấp cho thị xã, tỉnh nhiều cán bộ lãnh đạo trong các thời kỳ đấu ranh giải phóng dân tộc.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Tam Hiệp là nơi có chi bộ đảng, nơi đứng chân của Đoàn Thanh niên thị xã, Ban công vận Thị uỷ Biên Hòa và biệt động thị xã; nơi có phong trào đấu tranh cách mạng mạnh của công nhân khu Kỹ nghệ Biên Hòa. Ngày 29-4-1975, Chi bộ Tam Hiệp và cơ sở đã làm chủ địa bàn và góp phần quan trọng trong việc tiếp quản, bảo vệ nguyên vẹn khu kỹ nghệ Biên Hòa.
Năm 1976, xã Tam Hiệp được chia thành 3 phường Tam Hiệp, Tam Hòa và An Bình thuộc thành phố Biên Hòa. Năm 1994, một phần diện tích và dân số của phường Tam Hiệp được tách ra để thành lập phường Tân Hiệp.
Phường có đình thần Đoàn Văn Cự, được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia; có đền thờ Hùng Vương hằng năm đều tổ chức lễ giỗ Tổ vào mùng 10-3 Âm lịch.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Bộ thông tin và Truyền thông (tháng 6 năm 2018). Danh bạ Mã Bưu chính Quốc gia.
- ^ “Đề án Sắp xếp Đơn vị Hành chính Cấp xã Giai đoạn 2023-2025 của Thành phố Biên Hoà” (PDF). bienhoa.dongnai.gov.vn. 27 tháng 5 năm 2024.
- ^ “Số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. 21 tháng 6 năm 2024.