Techneti(VI) fluoride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tecneti hexaflorua)
Tecneti(VI) fluoride
Cấu trúc của tecneti(VI) fluoride
Tên khácTecneti hexafluoride
Nhận dạng
Số CAS13842-93-8
Thuộc tính
Công thức phân tửTcF6
Khối lượng mol211,8974 g/mol
Bề ngoàitinh thể màu vàng kim loại[1]
Khối lượng riêng3,58 g/cm³ (-140 ℃), rắn[2]
Điểm nóng chảy 37,4 °C (310,5 K; 99,3 °F)[1]
Điểm sôi 55,3 °C (328,4 K; 131,5 °F)[1]
Độ hòa tan trong nướcphản ứng
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhtính phản ứng cao, phóng xạ
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Tecneti(VI) fluoride, còn được gọi với tên gọi khác là tecneti hexafluoride là một hợp chất vô cơ màu vàng, với thành phần chính gồm hai nguyên tố là tecnetifluoride, với công thức hóa học được quy định là TcF6. Hợp chất này có điểm nóng chảy thấp, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1961.[3] Trong hợp chất này, tecneti có trạng thái oxy hóa là +6, trạng thái oxy hóa cao nhất tìm thấy trong các hợp chất tecneti halide. Hợp chất tương tự khác là tecneti(VI) chloride, TcCl6. Về mặt này, tecneti khác với rheni, tạo thành heptafluoride, ReF7.[4] Tecneti hexafluoride tồn tại như một tạp chất trong urani(VI) fluoride, vì tecneti là một sản phẩm phân hạch của urani.

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Tecneti(VI) fluoride được điều chế bằng cách gia nhiệt kim loại tecneti với khí flo dư, ở nhiệt độ 400 ℃.[3]

Tc + 3F2 → TcF6

Tổng quan hợp chất[sửa | sửa mã nguồn]

Tecneti(VI) fluoride là một chất rắn màu vàng kim loại ở nhiệt độ phòng. Điểm nóng chảy của nó là 37,4 ℃ và điểm sôi của nó là 55,3 ℃.[1]

Hóa tính[sửa | sửa mã nguồn]

TcF6 phản ứng với dung dịch kiềm chloride trong dung dịch iod pentafluoride (IF5) để hình thành hexaflorotecnetat.[5][6]

TcF6 không tỷ lệ về phản ứng thủy phân với dung dịch NaOH, và kết quả tạo thành kết tủa đen, là hợp chất tecneti(IV) oxit TcO2.[3] Trong dung dịch hydro fluoride, TcF6 phản ứng với hydrazini fluoride để tạo ra hợp chất có công thức phân tử là N2H6TcF6 hoặc N2H6(TcF6)2.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d CRC Handbook of Chemistry and Physics, 90th Edition, CRC Press, Boca Raton, Florida, 2009, ISBN 978-1-4200-9084-0, Section 4, Physical Constants of Inorganic Compounds, tr. 4-93.
  2. ^ Drews, T.; Supeł, J.; Hagenbach, A.; Seppelt, K. (2006). “Solid State Molecular Structures of Transition Metal Hexafluorides”. Inorganic Chemistry. 45 (9): 3782–3788. doi:10.1021/ic052029f. PMID 16634614.
  3. ^ a b c Selig, H.; Chernick, C.L.; Malm, J.G. (1961). “The Preparation and Properties of TcF6”. Journal of Inorganic and Nuclear Chemistry. 19 (3–4): 377–381.
  4. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4
  5. ^ Edwards, A. J.; Hugill, D.; Peacock, R. D. (1963). “New Fluorine Compounds of Technetium”. Nature. 200 (4907): 672. Bibcode:1963Natur.200..672E. doi:10.1038/200672a0.
  6. ^ D. Hugill & R. D. Peacock (1966). “Some quinquevalent fluorotechnetates”. Journal of the Chemical Society A: 1339–1341. doi:10.1039/J19660001339.
  7. ^ Frlec B; Selig H & Hyman H.H (1967). “Hydrazinium(+2) Hexafluorometalates(IV) and -(V) in the 4d and 5d Transition Series”. Inorganic Chemistry. 6 (10): 1775–1783. doi:10.1021/ic50056a004.