Teleoceras

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Teleoceras
Thời điểm hóa thạch: Tiền Miocen tới Tiền Pliocen[1]
Teleoceras
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Perissodactyla
Họ (familia)Rhinocerotidae
Chi (genus)Teleoceras
Hatcher, 1894
Loài điển hình
Teleoceras major
Các loài[2]
  • T. americanum
  • T. brachyrhinum
  • T. hicksi
  • T. fossiger
  • T. guymonense
  • T. major
  • T. medicornutum
  • T. meridianum
  • T. proterum
Danh pháp đồng nghĩa
  • Mesoceras (Cook, 1930)[3]
  • Paraphelops Lane, 1927[4]
Một mẫu vật Teleoceras fossiger tại Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, Washington D.C

Teleoceras là một chi tê giác ăn cỏ sống ở Bắc Mỹ trong thế Miocen, tuyệt chủng cách đây khoảng 5,3 triệu năm trước, khoảng đầu thế Pliocen (Prothero, 2005). Teleoceras có chân ngắn hơn chân của các loài tê giác hiện đại và cổ hình thùng, làm hình dáng của nó giống như một con hà mã hơn là một con tê giác hiện đại. Tương tự như hà mã, nó cũng là động vật bán thủy sinh. Teleoceras' có một cái sừng nhỏ trước mũi.

Teleoceras là hoá thạch phổ biến nhất của lớp hóa thạch Ashfall thuộc Nebraska. Trên thực tế, các dấu tích còn lại của nó là quá nhiều và tập trung với mật độ cao nhất trong số các hóa thạch của Ashfall nên vì thế nó còn được gọi là "Rhino Barn" (chuòng tê giác). Phần lớn các bộ xương được bảo tồn ở trạng thái gần như nguyên vẹn. Một mẫu vật đặc biệt bao gồm cả các dấu tíchd của một con Teleoceras non đang cố gắng bú mẹ nó.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • McKenna Malcolm C., Bell Susan K. 1997. Classification of Mammals Above the Species Level. Nhà in Đại học Columbia, New York, 631 trang. ISBN 0-231-11013-8
  • Prothero Donald R. 2005. The Evolution of North American Rhinoceroses. Nhà in Đại học Cambridge, Cambridge, 218 trang. ISBN 0-521-83240-3

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Prothero, 2005, trang 189-194.
  2. ^ Prothero, 2005, trang 94.
  3. ^ McKenna & Bell, 1997, trang 483.
  4. ^ Prothero, 2005, trang 122.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]