Bước tới nội dung

Thành Hiếu Chiêu Hoàng hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thành Hiếu Chiêu hoàng hậu
誠孝昭皇后
Minh Nhân Tông Hoàng hậu
Hoàng hậu Đại Minh
Tại vị14241425
Tiền nhiệmNhân Hiếu Văn hoàng hậu
Kế nhiệmCung Nhượng Chương hoàng hậu
Hoàng thái hậu Đại Minh
Tại vị14251435
Tiền nhiệmHoàng thái hậu đầu tiên
Kế nhiệmThượng Thánh Hoàng thái hậu
Thái hoàng thái hậu Đại Minh
Tại vị14351442
Tiền nhiệmThái hoàng thái hậu đầu tiên
Kế nhiệmThánh Từ Thái hoàng thái hậu
Thông tin chung
Sinh1379
Vĩnh Thành, Hà Nam
Mất20 tháng 11, 1442
Từ Ninh cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An tángHiếu lăng (献陵)
Phối ngẫuMinh Nhân Tông
Chu Cao Sí
Hậu duệ
Thụy hiệu
Thành Hiếu Cung Túc Minh Đức Hoằng Nhân Thuận Thiên Chiêu Thánh Chiêu hoàng hậu
(誠孝恭肅明德弘仁順天昭聖昭皇后)
Hoàng tộcNhà Minh
Thân phụTrương Kỳ
Thân mẫuĐồng thị

Thành Hiếu Chiêu Hoàng hậu (chữ Hán: 誠孝昭皇后, 1379 - 20 tháng 11, 1442), hay Thành Hiếu Trương Thái hậu (誠孝張太后), là Hoàng hậu duy nhất của Minh Nhân Tông Chu Cao Sí, mẹ ruột của Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ và là bà nội của Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn cùng Minh Đại Tông Chu Kỳ Ngọc.

Bà là vị Hoàng thái hậuThái hoàng Thái hậu đầu tiên tại vị của triều đại nhà Minh. Tuy chưa từng công khai nhiếp chính, bà lại có sự ảnh hưởng lớn đến Minh Anh Tông trong việc chính sự mãi cho đến khi qua đời.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành Hiếu Chiêu Hoàng hậu mang họ Trương (張氏), người huyện Vĩnh Thành, Hà Nam. Phụ thân là Trương Kỳ (張麒), sau truy tặng Bành Thành bá (彭城伯), mẹ là Bành Thành bá phu nhân Đồng thị (仝氏), trong nhà bà có anh trai là Bành Thành bá Trương Sở (張昶) và Đô đốc Trương Thăng (張昇).

Năm Hồng Vũ thứ 29 (1396), Yên vương Chu Đệ lập Chu Cao Sí làm Vương Thế tử, Trương thị do có tư sắc mỹ lệ, được tuyển làm Vương Thế tử phi (王世子妃). Năm Vĩnh Lạc thứ 2 (1404), sau khi Yên vương Chu Đệ đăng cơ, Trương thị được phong Hoàng thái tử phi[1]. Bà sinh được 3 Hoàng tử là: Chu Chiêm Cơ, Chu Chiêm Dung (朱瞻墉) và Chu Chiêm Thiện (朱瞻墡), một con gái là Gia Hưng công chúa (嘉兴公主).

Trương thị kính cẩn ôn nhu, phụng hiếu Minh Thành Tổ Chu Đệ và Nhân Hiếu Văn Hoàng hậu Từ thị hết mực chu đáo, được 2 người quý mến. Thái tử Chu Cao Sí sinh thời không được lòng Thành Tổ, suýt bị phế truất mấy lần, do Cao Sí vốn tính quá ôn hòa nhân từ, Thành Tổ khi đó lại thích người em trai cùng mẹ ruột của Cao Sí là Hán vương Chu Cao Hú, muốn phế truất Thái tử. Từ Hoàng hậu và quần thần một phen hốt hoảng, ra sức can ngăn. Trong cung, Trương thị hạ sinh được Hoàng trưởng tôn Chu Chiêm Cơ học rộng, thông minh lễ độ, rất được Thành Tổ yêu quý, bèn giữ lại ngôi Thái tử[2].

Sau khi Nhân Hiếu Văn Hoàng hậu Từ thị mất, bà được Minh Thành Tổ giao cho quản lý hậu cung nhà Minh mặc dù lúc đó bà vẫn đang còn là Thái tử phi.

Năm Vĩnh Lạc thứ 22 (1424), Minh Thành Tổ Chu Đệ băng hà, Thái tử Chu Cao Sí kế vị, tức Minh Nhân Tông, niên hiệu đổi là Hồng Hi (洪熙). Trương thị được sách lập làm Hoàng hậu, con trưởng Chu Chiêm Cơ làm Hoàng thái tử.

Hoàng thái hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Hồng Hi nguyên niên (1425), Thái tử Chu Chiêm Cơ lên ngôi, tức Minh Tuyên Tông, niên hiệu đổi thành Tuyên Đức (宣德). Tôn vị Hoàng hậu Trương thị làm Hoàng thái hậu. Tuyên Tông đối với Trương Thái hậu hết sức hiếu thảo, có cống vật gì đều ưu tiên cho Thái hậu, cực kỳ cung phụng. Ngoài ra, bà cũng có ảnh hưởng với chính trị, phàm việc cơ mật, quân quốc đại sự, Tuyên Tông đều thỉnh Trương Thái hậu hỏi ý[3]. Thái hậu đối với ngoại thích rất nghiêm, em trai bà là Trương Thăng tuy hầu thuận tỉ mỉ, nhưng Thái hậu vẫn không dùng vào việc chính sự[4].

Năm Tuyên Đức thứ 3 (1428), Trương Thái hậu ngự giá Tây uyển, có Hoàng hậu và phi tần bồi hầu, Tuyên Tông cũng tự bồi giá Thái hậu lên Vạn Tuế sơn, hơn nữa phụng rượu mừng thọ, rồi đến Nhị lăng bái yết, ban yến công đức. Tuyên Tông thân mang cung tên, cưỡi ngựa đi trước xa giá dẫn đường, thiên hạ bá tánh đều trông thấy, rạng rỡ hân hoan. Trương Thái hậu nhìn thấy khung cảnh này, xúc động mà nói: ["Bá tánh ủng hộ quân chủ, là bởi vì quân chủ có thể khiến cho họ an cư lạc nghiệp, Hoàng đế hãy nhớ kỹ trong lòng"]. Trên đường hồi kinh, có đi ngang qua một nông gia, Trương Thái hậu dừng lại hỏi một cặp phu phụ cuộc sống thế nào, rồi ban thưởng lụa tiền. Các đại thần gồm Anh Quốc công Trương Phụ, Thượng thư Kiển Nghĩa (蹇义), Đại học sĩ Dương Sĩ Kỳ (杨士奇) hơn 6 người đến trước điện thỉnh an, Trương Thái hậu úy lạo nói: ["Các khanh đều là tiền triều cựu thần, phải gắng hết sức giúp Tự quân"]. Về sau, Tuyên Tông có triệu Dương Sĩ Kỳ vào nói: ["Thái hậu từ khi bái yết Nhị lăng trở về, nói rằng các khanh làm việc phi thường cần mẫn. Thái hậu nói Trương Phụ tuy là võ thần, nhưng thấu hiểu đại nghĩa. Kiển Nghĩa tính cần mẫn tỉ mỉ, nhưng chưa quyết đoán. Có khanh phi thường chính trực, lời nói thẳng thắng không kiêng kị, Hoàng khảo dẫu có lúc cao hứng, nhưng nghe theo lời khanh mà không hỏng đại sự"][5].

Thái hoàng Thái hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tuyên Đức thứ 10 (1435), Tuyên Tông băng hà khi chỉ mới 38 tuổi. Hoàng thái tử Chu Kỳ Trấn còn tuổi nhỏ, chưa đến 10 tuổi, trong cung liền có tin đồn rằng Trương Thái hậu sẽ lập Tương vương Chu Chiêm Thiện - con trai thứ của bà, làm Tân Hoàng đế.

Hoàng thái hậu ngay lập tức triệu quần thần đến cung Càn Thanh, chỉ vào Thái tử mà khóc nói: ["Đây chính là Tân Thiên tử a!"; 此新天子也。], triều thần hô van vạn tuế. Thái tử Chu Kỳ Trấn lúc đó mới 9 tuổi lên kế vị, tức Minh Anh Tông. Trương Thái hậu được tôn làm Thái hoàng Thái hậu, vị Thái hoàng Thái hậu đầu tiên của triều Minh. Vì Hoàng đế còn nhỏ tuổi, đại thần thỉnh cầu Thái hoàng Thái hậu thùy liêm thính chính, nhưng Thái hậu nói: ["Không cần phá hư tổ tông phương pháp. Chỉ cần hủy bỏ những sự vụ không khẩn, tập trung giáo dục Hoàng đế, còn những việc quốc sự sẽ giao các Phụ chính đại thần hiệp trợ"][6].

Trong thời gian này, Trương Thái hoàng Thái hậu tỏ ra là người uyên bác, nuôi dạy Anh Tông trưởng thành, quản lý chính sự. Bà còn ức chế ngoại thích, không cho các anh em dòng họ Trương được can dự triều chính, không xảy ra họa ngoại thích làm lũng đoạn triều đại, nhà Minh tiếp tục thời gian thịnh trị. Minh Anh Tông càng trưởng thành, ông càng sủng ái tin dùng thái giám Vương Chấn. Trương Thái hoàng Thái hậu rất không vui lòng. Một ngày, Thái hậu ngự biệt điện, Anh Tông đứng ở phía Tây, các đại thần Anh quốc công Trương Phụ, Dương Sĩ Kỳ, Dương Vinh, Dương Phổ đến, Thái hoàng Thái hậu ủy lạo nói:["Các khanh đều là lão thần, hiện giờ Hoàng đế tuổi nhỏ, hi vọng các khanh đồng tâm hiệp lực, giữ gìn quốc gia yên ổn"]. Bà lấy 5 vị đại thần này làm chính trị trung tâm. Sau đó, bà triệu Dương Phổ tiến lên, nói:["Nhân Tông Hoàng đế niệm khanh trung thành, nhiều lần phát ra thở dài, không nghĩ hôm nay còn có thể nhìn thấy ngươi"]. Dương Phổ cảm động mà rơi lệ, Thái hậu cũng rơi lệ, tả hữu người người cũng đều thực bi thương[7]. Một lát sau, Vương Chấn được gọi tới, Thái hậu thay đổi sắc mặt, lạnh lùng nói:["Ngươi hầu hạ Hoàng đế không theo quy củ, hẳn là nên ban chết!"]. Vị nữ quan bên cạnh lập tức đem đao kề sát cổ Vương Chẩn, run rẩy không ngừng. Anh Tông cùng 5 vị đại thần xin tha, Thái hậu mới để yên. Thái hậu lập tức mắng:["Loại người các ngươi, từ xưa nhiều lần loạn quốc, Hoàng đế tuổi nhỏ, nào biết đâu rằng! Hiện nhân Hoàng đế cùng đại thần vì ngươi van xin hộ, ta bỏ qua cho ngươi lúc này, sau này tái phạm, nhất định trị tội không buông tha"][8].

Từ đó về sau, Thái hậu hay phái người đến Nội các dò hỏi, nếu biết Vương Chấn có ảnh hưởng đến Hoàng đế, bà liền sai người triệu hắn đến trách cứ[9]. Do đó, khi Trương thị sinh thời, Vương Chấn không cách nào ảnh hưởng lên Anh Tông[10].

Năm Chính Thống thứ 7 (1442), ngày 18 tháng 10 (âm lịch), sau đại hôn của Minh Anh Tông và Tiền Hoàng hậu, Trương Thái hoàng Thái hậu bệnh nặng. Bà triệu Dương Sĩ Kỳ cùng Dương Phổ vào cung, lại sai Nội quan dò hỏi đại sự còn việc gì chưa hoàn thành, bà qua đời ngay khi Dương Sĩ Kỳ đang bẩm tấu, chỉ kịp để lại di huấn mong các đại thần phù trợ Anh Tông trở thành minh quân[11]. Minh Anh Tông dâng thụy hiệu cho bà nội là Thành Hiếu Cung Túc Minh Đức Hoằng Nhân Thuận Thiên Chiêu Thánh Chiêu Hoàng hậu (誠孝恭肅明德弘仁順天昭聖昭皇后). Tháng 12 năm đó, kim quan của bà được an táng ở Hiến lăng (献陵), kế bên mộ phần của Minh Nhân Tông[12].

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành Hiếu Chiêu Hoàng hậu Trương thị với Minh Nhân Tông Hồng Hi Hoàng đế có bốn người con; 3 Hoàng tử và 1 Hoàng nữ:

  1. Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ [朱瞻基].
  2. Hoàng tam tử Chu Chiêm Dung [朱瞻墉; 9 tháng 2, 1405 - 5 tháng 8, 1439], con trai thứ ba của Hồng Hi Đế. Năm 1424 tấn phong Việt vương (越王), lấy con gái của Ngô Thăng (吳昇) làm Vương phi, lập phủ đệ ở Cù Châu. Sau khi qua đời, thụy là Việt Tĩnh vương (越靖王), Ngô vương phi bị tuẫn táng. Không có hậu duệ.
  3. Hoàng ngũ tử Chu Chiêm Thiện [朱瞻墡; 4 tháng 4, 1406 - 18 tháng 2, 1478], con trai thứ năm của Hồng Hi Đế. Năm 1424 tấn phong Tương vương (襄王). Ban đầu giữ đất ở Trường Sa, sau cải thành ở Tương Dương, Hồ Bắc. Ông trải qua 4 đời Nhân Tông, Tuyên Tông, Anh Tông và Đại Tông, nổi tiếng hiền minh, là một Tông thất nhân vật có tầm ảnh hưởng. Sau khi qua đời, thụy hiệu là Tương Hiến vương (襄宪王), có 11 người con trai.
  4. Gia Hưng công chúa [嘉興公主; 1409 - 1439], Hoàng trưởng nữ công chúa. Năm 1428, hạ giá lấy Tỉnh Nguyên (井源).

Phim ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim ảnh truyền hình Diễn viên Nhân vật
2019 Đại Minh Phong Hoa Ngô Việt Trương Nghiên

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《明史·卷一百十三·列传第一》: 仁宗誠孝皇后張氏,永城人。父麒以女貴,追封彭城伯,具《外戚傳》。洪武二十八年封燕世子妃。永樂二年封皇太子妃。
  2. ^ 《明史·卷一百十三·列传第一》:太子数为汉、赵二王所间,体肥硕不能骑射。成祖恚,至减太子宫膳,濒易者屡矣,卒以后故得不废。及立为后,中外政事,莫不周知。
  3. ^ 《明史·卷一百十三·列传第一》:宣德初,军国大议多禀听裁决。是时海内宁泰,帝入奉起居,出奉游宴,四方贡献,虽微物必先上皇太后。两宫慈孝闻天下。
  4. ^ 《明史·卷一百十三·列传第一》:太后遇外家严,弟升至淳谨,然不许预议国事。
  5. ^ 《明史·卷一百十三·列传第一》:三年,太后游西苑,皇后皇妃侍,帝亲掖舆登万岁山,奉觞上寿,献诗颁德。又明年谒长、献二陵,帝亲櫜鞬骑导。至河桥,下马扶辇。畿民夹道拜观,陵旁老稚皆山呼拜迎。太后顾曰:“百姓戴君,以能安之耳,皇帝宜重念。”及还,过农家,召老妇问生业,赐钞币。有献蔬食酒浆者,取以赐帝,曰:“此田家味也。”从臣英国公张辅,尚书蹇义,大学士杨士奇、杨荣、金幼孜、杨溥请见行殿。太后慰劳之,且曰:“尔等先朝旧人,勉辅嗣君。”他日,帝谓士奇曰:“皇太后谒陵还,道汝辈行事甚习。言辅,武臣也,达大义。义重厚小心,第寡断。汝克正,言无避忤,先帝或数不乐,然终从汝,以不败事。又有三事,时悔不从也。”
  6. ^ 《明史·卷一百十三·列传第一》:宣宗崩,英宗方九岁,宫中讹言将召立襄王矣。太后趣召诸大臣至乾清宫,指太子泣曰:“此新天子也。”君臣呼万岁,浮言乃息。大臣请太后垂帘听政,太后曰:“毋坏祖宗法。第悉罢一切不急务。”时时勖帝向学,委任股肱,以故王振虽宠于帝,终太后世不敢专大政。
  7. ^ 《明史·卷一百四十八·列传第三十六》:一日,太后坐便殿,帝西向立,召英国公张辅及士奇、荣、溥、尚书胡濙入。谕曰:“卿等老臣,嗣君幼,幸同心共安社稷。”又召溥前曰:“仁宗皇帝念卿忠,屡加叹息,不意今尚见卿。”溥感泣,太后亦泣,左右皆悲怆。始仁宗为太子,被谗,宫僚多死诏狱,溥及黄淮一系十年,濒死者数矣。仁宗时时于宫中念诸臣,太后亦久怜之,故为溥言之如此。太后复顾帝曰:“此五臣,三朝简任,俾辅后人。皇帝万几,宜与五臣共计。”
  8. ^ 《明史纪事本末·卷二十九》:有顷,宣太监王振。振至,俯伏,太皇太后颜色顿异,曰:“汝侍皇帝起居多不律,今当赐汝死。”女官遂加刃振颈。英宗跪为之请,诸大臣皆跪。太皇太后曰:“皇帝年少,岂知此辈祸人家国。我听皇帝暨诸大臣贷振,此后不可令干国事也。”
  9. ^ 《明史纪事本末·卷二十九》:每数日,太后必遣中官入阁,问施行何事,具以闻。或王振自断不付阁议者,必立召振责之。
  10. ^ 《明史·卷一百十三·列传第一》:宣宗崩,英宗方九岁,宫中讹言将召立襄王矣。太后趣召诸大臣至乾清宫,指太子泣曰:“此新天子也。”君臣呼万岁,浮言乃息。大臣请太后垂帘听政,太后曰:“毋坏祖宗法。第悉罢一切不急务。”时时勖帝向学,委任股肱,以故王振虽宠于帝,终太后世不敢专大政。
  11. ^ 《明史·卷一百十三·列传第一》:正统七年十月崩。当大渐,召士奇、溥入,命中官问国家尚有何大事未办者。士奇举三事。一谓建庶人虽亡,当修实录。一谓太宗诏有收方孝孺诸臣遗书者死,宜弛其禁。其三未及奏上,而太后已崩。遗诏勉大臣佐帝惇行仁政,语甚谆笃。上尊谥曰诚孝恭肃明德弘仁顺天启圣昭皇后,合葬献陵,祔太庙。
  12. ^ 《明史·卷十·本纪第十》:冬十月壬辰,兀良哈犯广宁。乙巳,太皇太后崩。十二月,葬诚孝昭皇后于献陵。