Thành phi Nguyên thị

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thành phi họ Nguyên)
Thành phi Nguyên thị
Triều Tiên Thái Tổ Vương phi
Thông tin chung
Sinh?
Mất29 tháng 12, 1449
Phối ngẫuTriều Tiên Thái Tổ
Thân phụNguyên Tường
Thân mẫuMật Dương Tôn thị

Thành phi Nguyên thị (chữ Hán: 誠妃元氏; Hangul: 성비원씨; ? - 29 tháng 12, 1449), là Vương phi thứ ba của Triều Tiên Thái Tổ, vị vua khai lập nhà Triều Tiên trong lịch sử Hàn Quốc.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phi xuất thân Nguyên Châu Nguyên thị (原州元氏), là con gái của Phán trung Xu viện sự Nguyên Tường (元庠) và Mật Dương Tôn thị (密阳孙氏), con gái Nghĩa Châu phủ doãn Tôn Thấu (孙湊). Sử kí rất ít thông tin về bà, cũng như thời gian chính xác mà bà nhập cung, chỉ biết bà xuất hiện từ sau khi Thần Đức Vương hậu Khang thị qua đời.

Khoảng thời gian này, xảy ra Loạn thứ vương lần thứ nhất, Thái Tổ phải thoái vị. Do vậy, trong Thái Tổ thực lục vẫn không ghi lại hành trạng nào của bà, chỉ biết bà có phần được Thái Tổ sủng ái. Khi Thái Tổ đi tuần du, bà còn giả nam trang để hầu bên cạnh.

Năm Triều Tiên Thái Tông thứ 6 (1406), sắc phong làm Thành phi (誠妃). Nghe nói khi Nguyên thị được phong Phi, vẻ mặt Thái Tổ rất mừng[1].

Thành phi bầu bạn với Thái Tổ cho đến khi qua đời. Là Vương phi của Thái thượng vương, địa vị của bà dĩ nhiên tôn quý, khi ngồi ăn tiệc thì Thành phi ngồi ngang hàng Nguyên Kính Vương hậu[2]. Định Tông, Thái Tông, đến cả Thế Tông đối với Thành phi cũng vô cùng tôn kính.

Năm Thế Tông thứ 31 (1449), Thành phi hoăng, không rõ bao nhiêu tuổi. Cứ theo việc bà được phong thành Thành phi, bà là Vương phi thứ ba của Thái Tổ, vì Triều Tiên sơ kỳ Vương phi đều có phong hiệu (như Thần Đức Vương hậu là Hiển phi), nên theo đó bà phải được an táng theo lễ Vương hậu và truy tôn thụy hiệu Vương hậu. Tuy nhiên, Thế Tông và đại thần cho rằng bà giả nam trang theo hầu Thái Tổ, điều này cho thấy Thái Tổ chưa thật sự xem bà là kế thê, nên không thể an táng theo lễ Vương hậu[3].

Gia tộc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tằng tổ phụ: Kiểm giáo Nghiêm thị bình lý Nguyên Thọ Chi (元善之)
  • Tằng tổ mẫu: Nam Dương Kim thị (彦阳金氏), tước Ngạn Dương quận phu nhân, con gái Tập Hiền điện Đại học sĩ Kim Biền (金賆)
    • Tổ phụ: Tri xuân thu phán sự Nguyên Tùng Thọ (元松寿)
    • Tổ mẫu: Thanh Châu Trịnh thị (清州郑氏), con gái tặng Thị trung, Tả thị gián Trịnh Bô (郑誧)
    • Tổ mẫu: An Đông Quyền thị (安东权氏), con gái Thiêm nghị tán thành sự Huyền Phúc quân Quyền Liêm (权廉)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 太宗實錄11卷,太宗6年(1406年/丙戌年/明永樂4年)5月2日(辛卯): 封太上王宮嬪元氏爲誠妃,柳氏爲貞慶宮主。元氏,庠之女;柳氏,濬之女。神德王后之薨,皆以選入宮,至是封之。拜庠工曹參議。太上聞元氏封妃,喜形於色。
  2. ^ 太宗實錄24卷,太宗12年(1412年/壬辰年/明永樂10年)12月28日(己卯): 己卯/命禮曹詳定妃嬪坐次以進。誠妃、靜妃向南,明嬪在東,三宮主在後,淑嬪在西。是日以歲除,宴于中宮。
  3. ^ 世宗實錄126卷,世宗31年(1449年/己巳年/明正統14年)12月29日(乙亥): 乙亥/誠妃元氏卒。上謂禮曹判書許詡及承政院曰:“昔太祖行幸時,誠妃男服侍從,勿以妾爲妻,明有禮文。然漢、唐以來,以宮人爲后者,頗多有之。誠妃嘗往來母后宮,其時議座次於諸大臣,李稷曰:“誠妃向南,母后向西。’河崙、成石璘曰:‘太祖初不以誠妃稱爲繼室,坐次不可如此。’乃定以誠妃向西,母后向南。厥後金益精爲知申事,亦有此議。太祖封妃者,但因前朝之習而爲之耳,不可以正后論也。停朝擧哀服制,何以爲之?商議以聞。”詡曰:“凡人待妻妾,若妾則或以男服率行,正嫡則不爾。以此觀之,太祖待誠妃之意可知,而河崙、成石璘之議,臣等亦已聞之矣。臣於昨日,聞誠妃病劇,到政院,考諸禮文,無停朝服制,但襲斂衣衾,特令官備爲便。”都承旨李思哲曰:“大臣卒,猶且停朝,況誠妃,太祖之妃乎!服制,禮文所無,不可行也,若停朝則不可不爲也。”上曰:“禮葬當依大君例, 停朝則天子崩,巷市七日;諸侯薨,巷市五日,未有宮妾卒而停朝之禮也,更與政府議之。”詡議諸政府,政府之議,與詡同。遂定喪禮,啓曰:“棺槨衣衾祭享,皆令官備,以宗親秩卑者爲喪主,葬用宗親上等例。”從之,遂命竹青監仲規主其喪,又令仁順、仁壽府、內資、內贍、禮賓寺,分設七七及百日大小祥、水陸齋。