Thành viên:Băng Tỏa/Hướng dẫn hình ảnh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tại trang này, tôi diễn giải lại quy định về hình ảnh bằng lời văn của mình để mọi người dễ hiểu.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một hình tự do mà mình tình cờ tìm được bên Flickr. Chủ tài khoản Flickr đó là một nhiếp ảnh gia và đi dự concert của Hồng Nhung, chụp ảnh lại rồi đăng lên Flickr với giấy phép Bảo lưu vài quyền.

Nguyên tắc chung trên Wikipedia (cũng như của dự án khác của Quỹ Wikimedia) là đặt ưu tiên việc dùng hình có giấy phép tự do lên hàng đầu. Chỉ khi nào không thể có hình tự do thì mới có thể dùng hình có bản quyền. Để tìm hình tự do, hãy xem qua thử trang Commons, đây là một kho chỉ chứa hình có giấy phép tự do và có thể chứa hình bạn cần.

  • Lời khuyên dành cho thành viên không am hiểu quy định hình ảnh: Nếu bạn không am hiểu về quy định hình ảnh thì nên hạn chế up hình. Còn nếu vẫn muốn bài có hình minh họa thì
    • Hãy qua trang Commons xem thử xem có hình mà bạn cần không? Đẹp xấu gì cũng ráng mà dùng, đừng chê. Bởi vì cứ là hình Commons thì bạn dùng trên Wikipedia thoải mái, tẹt ga.
    • Hãy tham khảo các bài cùng chủ đề với bài bạn đang viết xem người ta dùng hình gì. Nếu bạn viết bài về trò chơi điện tử thì hãy tìm đọc các bài về trò chơi điện tử trên Wikipedia.
    • Nếu bạn dịch bài từ Wikipedia tiếng Anh sang, bạn có thể bắt chước dùng các hình mà họ đang dùng trong bài. Nếu họ dùng hình SDHL thì bạn có thể up hình đó lên đây và copy paste toàn bộ nội dung trang mô tả đó sang đây.
    • Hãy đi hỏi các thành viên có kinh nghiệm hoặc hỏi ở đây. Đa số mọi người ở đây đều tốt bụng và nhiệt tình.
    • Đừng up hàng loạt hình khi bạn chưa hiểu gì về hình ảnh, bởi tuần tra viên sẽ có cách tìm ra hết đống hình đó để đề nghị xóa. Sau khoảng 5-10 tấm hình bị xóa, tài khoản của bạn sẽ bị cấm sửa đổi một thời gian.

Khi up hình[sửa | sửa mã nguồn]

Khi ghi mô tả, hãy trung thực. Hãy tham khảo tập tin được dùng để minh họa trong các bài viết tương tự như bài bạn đang viết để biết cách ghi mô tả. Nếu bạn lấy ảnh trên mạng, của người khác hay không hiểu gì cả về bản quyền, cứ thành thật khai báo. Nếu bạn nhận được thông báo xóa hình và không biết phải làm gì, hãy tag tuần tra viên đó bằng bản mẫu {{ping}} để kêu họ hướng dẫn.

Hình về người[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia không chấp nhận hình SDHL cho người còn sống vì về căn bản là ai cũng có thể tiếp cận và chụp hình một người còn sống. Ví dụ, fan của Jisoo tham gia các event mà cô này có mặt, chụp hình rồi đăng lên mạng với giấy phép tự do có ghi công. Do đó, hình của Jisoo đầy rẫy trên Commons.
Kênh YouTube Bee Entertainment là một nguồn để tìm ảnh celebrity, ví dụ như hình Diệu Nhi này. Bạn nhớ xem kĩ từng video một xem họ có ghi giấy phép là Creative Commons hay không nhé.
  • Nguyên tắc gối đầu giường là: Hình dùng trong bài viết về nhân vật thì một phải được phát hành dưới giấy phép tự do, hai là nhân vật đó phải chết. Miễn là một người vẫn còn sống thì ai cũng có thể tiếp cận người đó để chụp hình, không phải bạn thì sẽ là người khác, không phải bây giờ thì sẽ là một tháng sau, một năm sau... không có trên Commons thì có thể đang có đâu đó trên các trang web khác mà bạn không biết. Tóm lại, việc sở hữu một tấm ảnh với giấy phép tự do về người đó là cực kỳ khả thi, chỉ đơn giản vì người đó còn sống.

a/ Người đã mất[sửa | sửa mã nguồn]

Ưu tiên dùng hình trên Commons cũng như tìm các hình có giấy phép tự do (hình chụp người đó tại các sự kiện công cộng, hình thuộc PVCC Hoa Kỳ,...). Chỉ khi nào không có thì bạn mới có thể dùng hình trên Internet, tải lên Wikipedia và dùng trong bài dưới hình thức fair use (sử dụng hợp lý). Tập tin mẫu để tham khảo cách ghi mô tả và giấy phép: Tập tin:Ledaithanh.jpg. Lưu ý là chỉ khi nào Commons không có hình thì bạn mới có thể tự tải hình lên. Ví dụ, không thể dùng hình fair use về Adolf Hitler được vì hình chụp nhân vật này đầy rẫy trên Commons.

b/ Người còn sống[sửa | sửa mã nguồn]

Đa phần hình trên Internet đều không hợp lệ, đặc biệt là hình của người nổi tiếng. Nếu không được ghi chú rõ là cấp phép tự do, đa số các hình đăng trên các trang web, báo, phương tiện mạng xã hội... đều được bảo hộ bản quyền hết rồi. Do đó, các phương án khả dĩ là:

  • Tìm hình có sẵn trên Commons.
  • Bạn đi đến các sự kiện mà người đó tham gia, tự chụp hình rồi đưa lên Commons, phát hành với giấy phép tự do. Ví dụ: File:Hòa Minzy .jpg (có bạn đi dự offline của Hòa Minzy, chụp ảnh lại rồi tặng cho Wikipedia một tấm).
  • Tìm hình đã được phát hành trên mạng với giấy phép tự do. Cần phải chắc chắn đó là hình tự chụp. Tập tin mẫu để tham khảo: File:Kim Ji-soo at fansign event in Yeongdeungpo on June 30, 2019 (4).png (mấy bạn fan đi dự sự kiện có Jisoo rồi chụp hình lại, đăng lên blog), File:Hồng Nhung at concert 26-10-2012.jpg (nhiếp ảnh gia tham dự concert của Hồng Nhung và chụp ảnh, đăng lên Flickr).
  • Tìm các video có giấy phép CC trên YouTube rồi screenshot lại. Cần phải chắc chắn video đó là do tác giả tự quay tự up lên YouTube, không phải "chôm" từ chỗ khác xong up lên. Tập tin mẫu để tham khảo: File:Amee 2020.png.
  • Hỏi xin người quen, bạn bè, các bạn fan hâm mộ, các nhiếp ảnh gia xem liệu họ có thể tặng Wikipedia một tấm không.
    • Để kêu họ tặng hình cho Wikipedia một cách đơn giản nhất, hãy nhờ họ đề một câu cấp phép bằng tiếng Anh ngay cạnh hoặc bên dưới tấm ảnh đó. Chẳng hạn như "This file is licensed under the Creative Commons Attribution-Share Alike 4.0 International license." (có nghĩa là: Tập tin này được cấp phép theo giấy phép Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế). Cách này có thể áp dụng cho các hình được đăng trên Internet, các trang báo điện tử, mạng xã hội, blog miễn là người cấp phép cũng chính là tác giả hoặc bên có đầy đủ thẩm quyền để sở hữu bản quyền của hình.
    • Nếu là nhiếp ảnh gia, hãy nói họ đừng lấy những hình chụp trong các photoshoot vì khả năng cao bản quyền tấm hình đó thuộc về đơn vị quảng cáo / báo / tạp chí / công ty quản lý... rồi. Chỉ lấy những hình không liên quan đến bất kỳ một hợp đồng chụp thuê nào để chắc chắn rằng bản quyền tấm hình đó chỉ do nhiếp ảnh gia đó giữ, không có ai xen vào, và chưa từng phát tán trên Internet. Nếu họ đồng ý, hãy kêu họ tạo tài khoản và up hình bên Commons; hoặc đăng hình lên Flickr với giấy phép Bảo lưu vài quyền (cho phép thương mại hóa và sửa đổi tác phẩm).
    • Tác giả của hình thường là người chụp hình. Nếu bạn yêu cầu chính celebrity tặng hình cho Wikipedia là chưa đủ, chúng ta còn cần phải xin phép nhiếp ảnh gia. Nếu đó là hình trong photoshoot theo hợp đồng cho một đơn vị quảng cáo / báo chí / truyền thông thì còn cần phải xin phép (các) đơn vị đó nữa. Rất nhiêu khê, do đó, tốt hơn hết là đừng lấy hình photoshoot. Cứ lấy hình chụp celebrity tại sự kiện công cộng thôi. Nếu đã là hình chụp tại sự kiện thì chỉ cần xin phép người chụp, không cần phải xin phép celebrity.

Do hình về người còn sống bắt buộc phải là hình tự do, bạn hãy up hình trực tiếp bên Commons để sau này người khác khỏi phải xuất hình từ Wikipedia sang Commons. Ở bên Commons, bạn nhớ kẹp thẻ quyền đầy đủ (tham khảo bài này). Nếu đó là hình bạn lấy từ Internet, nhớ treo biển {{LicenseReview}} để hình được duyệt.

Sử dụng hợp lý[sửa | sửa mã nguồn]

Thực chất, tôn chỉ của Wikipedia là chỉ dùng nội dung tự do không bản quyền. Nhưng theo thời gian dần phát sinh thêm nhu cầu dùng hình có bản quyền để minh họa cho bài viết (miễn là thỏa những điều kiện nghiêm ngặt nào đó) cộng với việc pháp luật Hoa Kỳ có học thuyết "fair use", cho nên Wikipedia tiếng Việt áp dụng fair use (sử dụng hợp lý, viết tắt SDHL). Để dùng theo diện này, hình cần phải thỏa đủ 10 tiêu chuẩn được ghi ở trang Wikipedia:Nội dung không tự do. Dưới đây mà một số lưu ý vắn tắt:

  • Hình phải được dùng để minh họa trong bài viết về chủ thể trong hình. Ví dụ: hình logo của trường cấp ba X thì phải nằm trong bài về trường X, không được phép nằm trong bài Danh sách trường trung học phổ thông. Do đó, thường là bạn cần phải viết bài trước rồi hẵng tính đến chuyện up hình.
  • Nhiều sản phẩm thương mại quen thuộc với độc giả đại chúng đều là những thứ được bảo hộ bản quyền kỹ càng, ví dụ, phim ảnh, video game, các sản phẩm truyền thông, sách báo, các sản phẩm phần mềm, logo của các tổ chức (trừ những logo cực kỳ đơn giản)... Không có cách nào để tạo ra nội dung tự do từ những thứ này. Dẫu cho bạn có mua quyển sách Bắt trẻ đồng xanh về tự chụp thì cũng chưa đủ vì bản thân cái bìa đã được bảo hộ bản quyền rồi. Tấm ảnh của bạn mà chứa một hình ảnh bị bảo hộ bản quyền thì ảnh đó không được coi là tự do và sẽ bị xóa.
  • Hình cần có độ phân giải nhỏ để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh kiếm lời của bên đang bảo hộ bảo quyền hình ảnh đó.
  • Hình có bản quyền thì không thể đưa lên Trang Chính được. Tôn chỉ của Wikipedia là "chỉ dùng nội dung tự do", do đó tất cả những thứ đưa lên Trang Chính bắt buộc phải có giấy phép tự do để tuân theo tôn chỉ này.
  • Nhiều hình về người đã khuất trên Wikipedia tiếng Việt là hình fair use. Tuy nhiên, Wikipedia vẫn ưu tiên hình có giấy phép tự do hơn. Do đó, nếu bạn biết hình nào có giấy phép tự do, xin hãy up nó bên Commons rồi chèn vào bài viết trên Wikipedia. Để cho chắc ăn, bạn có thể nhờ một thành viên có kinh nghiệm kiểm tra giúp. Xong xuôi, bạn có thể đề nghị xóa hình SDHL.

Wikipedia tiếng Việt và Wikipedia tiếng Anh tuân theo pháp luật Hoa Kỳ nên mới áp dụng fair use. Wikipedia tiếng Nhật không dùng fair use vì học thuyết này không tồn tại trong luật Nhật.

Tác phẩm phái sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Bạn dùng tác phẩm A để tạo ra tác phẩm B, hoặc trong tác phẩm B có sự hiện hữu của tác phẩm A. Khi đó, B là một tác phẩm phái sinh còn A là tác phẩm gốc. Khi xét tác quyền, cần phải xét đầy đủ tác quyền của cả tác phẩm gốc lẫn tác phẩm phái sinh. Các ví dụ thường gặp là:

  • Bạn chụp hình áp phích phim chiếu rạp, chụp cái bìa sách, chụp một bức tượng...
  • Bạn screenshot màn hình của một trang web, một ứng dụng...

Tác phẩm phái sinh là tấm ảnh, screenshot bạn chụp; còn tác phẩm gốc là bản thân cái áp phích, bìa sách, bức tượng, giao diện của trang web, ứng dụng... đó. Bạn có thể cấp giấy phép tự do cho tấm hình bạn chụp, nhưng nó chưa đủ, còn cần phải xem coi thứ bạn chụp có bị bảo hộ bản quyền không. Nếu có thì tấm ảnh của bạn sẽ bị "đánh bản quyền". Tại vì, nếu ngay từ đầu, mấy áp phích, bìa sách, bức tượng, trang web... đó không hề tồn tại thì làm gì có cái để cho bạn chụp, đúng không?

[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đa số logo cần được up tại Wikipedia để dùng theo diện SDHL. Với những logo cực kỳ đơn giản, chỉ bao gồm chữ và những hình học đơn giản dễ vẽ thì khả năng cao là logo đó không thể bảo hộ bản quyền được (nó dễ vẽ quá nên nó không đủ độ sáng tạo để có thể bảo hộ bản quyền). Có logo nào như vậy thì bạn có thể up bên Commons để có nhiều người xem và ý kiến, kiểm tra (cộng đồng bên đó rất đông và có nhiều chuyên gia). Ví dụ mẫu: File:Tuoi Tre Cuoi logo.svg, File:Vietinbank.png.

Phim ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Áp phích phim, các cảnh trong phim, trailer phim, poster quảng bá phim... đều là những thứ được nhà sản xuất và nhà phát hành phim bảo hộ bản quyền kỹ càng để kinh doanh. Mọi áp phích phim cần được up tại Wikipedia tiếng Việt để dùng theo diện SDHL. Code mẫu:

== Miêu tả ==
{{Mô tả áp phích
| Media = film
| Article = [tên bài viết]
| Use = Infobox
| Source = [link chứa hình]
}}
== Giấy phép ==
{{KTD-áp phích|image has rationale=yes}}

Nếu bạn thấy có áp phích nào được up bừa bãi bên Commons, xin hãy gắn biển xóa {{speedy delete|Copyrighted film poster kèm url nếu được}}. Áp phích hợp lệ bên đó đều là của phim thời xưa, nay đã hết hạn bản quyền (phim phát hành từ những năm 1920 đổ về trước).

Vậy cái gì thì tự do? Thường chỉ có: ảnh hậu trường do chính người chụp phát hành với giấy phép tự do, video clip hậu trường do chính người quay phát hành với giấy phép tự do. Kênh YouTube của Galaxy Studio có một số video hậu trường phát hành với giấy CC, đủ chuẩn để up lên Commons. Trên Flickr cũng có vài ảnh hậu trường phim Sherlock do fan chụp, phát hành với giấy phép tự do nên mấy hình đó đã được up lên Commons.

Bìa sách[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nếu quyển sách đó từ lâu rồi và có thể là đã hết hạn bảo hộ bản quyền, hãy qua Commons để xem thử có hình bìa không. Ví dụ: File:UncleTomsCabinCover.jpg (sách phát hành năm 1852 nên đã hết hạn bản quyền vào năm 1922, sau đó quyển sách này sẽ thuộc về PVCC).
  • Chỉ khi nào không có hình trên Commons mới dùng hình tự tải lên.
  • Bên enwiki quy ước dùng bìa của ấn bản đầu tiên (xem en: Wikipedia:WikiProject Books/Images, chắc là vừa đỡ tranh cãi mà vừa lưu giữ được tính lịch sử của quyển sách).

Phạm vi công cộng[sửa | sửa mã nguồn]

Mọi tập tin up lên Unsplash trước ngày 5 tháng 6 năm 2017 đều thuộc PVCC toàn cầu.
  • Một tác phẩm thuộc phạm vi công cộng (PVCC) là thuộc về công chúng và ai cũng có thể dùng thoải mái mà không cần xin phép. Thường là do hết hạn bản quyền, do tác giả chủ động hiến tặng tác phẩm, do pháp luật quy định, hoặc vốn dĩ tác phẩm đó không đủ tiêu chuẩn để được bảo hộ bản quyền (vd, logo quá đơn giản, chỉ bao gồm chữ và font chữ). Nếu bạn chủ động phát hành tác phẩm của mình vào PVCC có nghĩa là bạn đã từ bỏ quyền sở hữu bản quyền. Ví dụ: File:Ghềnh đá đĩa phú yên.jpeg.
  • Giấy phép PVCC toàn thế giới tên là CC0 1.0 Universal (CC0 1.0) Public Domain Dedication, có hiệu lực trên toàn thế giới.
  • Mỗi nước sẽ có quy định khác nhau về PVCC. Luật Mỹ sẽ quy định cái gì được coi là thuộc PVCC Mỹ và luật VN cũng vậy. Xem bảng tổng hợp tại s:Trợ giúp:Phạm vi công cộng (do hai cao thủ về quy định bản quyền chấp bút).
  • Thường thì ta chỉ cần quan tâm PVCC Việt Nam và Hoa Kỳ. Lý do:
    • Nếu bạn có thể chứng minh hình X thuộc PVCC VN, bạn có thể up lên Wikipedia tiếng Việt và gắn thẻ {{PVCC-Việt Nam}} để dùng. Đừng vội vã xuất sang Commons vì còn cần phải xét điều kiện PVCC Hoa Kỳ nữa.
    • Ở Commons, phải xét cả PVCC Hoa Kỳ vì máy chủ của Wikimedia đặt tại Hoa Kỳ và phải tuân theo pháp luật Hoa Kỳ.

Phạm vi công cộng Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

  • Để tìm hiểu cặn kẽ cái này, cần phải chịu khó đọc luật. Nhưng xét điều kiện PVCC VN đơn giản hơn PVCC Mỹ nhiều.
  • Các tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng khuyết danh được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam trước năm 1960 đều sẽ thuộc PVCC VN. Nếu phát hành sau 1960, lấy năm phát hành + 75 năm = năm hết hạn bản quyền.
  • Với các tác phẩm có tác giả, nếu tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) đã mất trước năm 1974 thì tác phẩm đó sẽ thuộc PVCC.
  • Pháp luật VN quy định những thứ sau không thuộc diện bảo hộ bản quyền: tin tức thời sự thuần túy đưa; văn bản hành chính của chính phủ, văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ (văn bản chữ nên không bao gồm hình ảnh, ảnh chụp, huy hiệu, logo, biểu trưng...).
  • Nếu bạn biết hình gì thuộc PVCC VN thì cứ up lên đây để dùng. Nếu bạn muốn xuất nó sang Commons, bạn phải xem nó có thỏa điều kiện thuộc PVCC Mỹ hay không. Nếu không thì không thể xuất sang Commons, cần phải chờ nó thuộc PVCC Hoa Kỳ trước cái đã. Nếu lỡ xuất sang bên đó thì sẽ bị xóa. Tuy nhiên, bạn có thể thử đề nghị sysop chuyển các tập tin đó vào trong thể loại Sẽ khôi phục khi hết hạn bản quyền.

Phạm vi công cộng Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bản mẫu:PVCC-Hoa Kỳ
  • Mọi tác phẩm xuất bản trước ngày 1 tháng 1 năm 1929 tại bất kỳ nơi nào trên thế giới đều thuộc PVCC Hoa Kỳ.
  • Pháp luật Hoa Kỳ quy định những thứ sau không thuộc diện bảo hộ bản quyền: hình do các nhân viên Chính phủ liên bang tạo ra, hình do VOA tạo ra,...
  • Ngày URAA của Việt Nam là ngày 23 tháng 12 năm 1998.

Commons[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đại khái là toàn bộ hình trên Commons đều sở hữu giấy phép tự do, ai cũng có thể tái sử dụng và tái phân phối, kể cả với mục đích thương mại (tức là kinh doanh kiếm lời) và tạo ra tác phẩm phái sinh (ví dụ, chế cháo để nhạo báng, châm biếm). Nếu có chữ "Attribution" thì người tái sử dụng có trách nhiệm ghi công tác giả.
  • Bảng giới thiệu các ký hiệu về quyền hình ảnh: Thành viên:A/Ảnh tải lên.
  • Để được tồn tại ở Commons, tập tin X phải thuộc PVCC ở cả quốc gia xuất xứ lẫn PVCC Hoa Kỳ. Tức là, nếu X xuất xứ từ VN, nó phải thuộc PVCC VN lẫn Hoa Kỳ. Nếu X xuất xứ từ Pháp, nó phải thuộc PVCC Pháp lẫn Hoa Kỳ. Không có chuyện chỉ thuộc một trong hai. Nếu nó chỉ thuộc một trong hai thì phải đem tập tin ở Commons ra đề nghị xóa, còn Wikipedia nào có nhu cầu dùng hình thì tự tải lên mà dùng cục bộ. Ví dụ, Tập tin:Littleprince.JPG: bìa sách Hoàng tử bé đã thuộc PVCC Hoa Kỳ nhưng chưa thuộc PVCC Pháp nên chưa thể xuất sang Commons.

PVCC VN lẫn Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

(đang nghiên cứu)