Thành viên:Daogiahuy95

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Khởi nghiệp tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khởi nghiệp ( tên tiếng anh là startup hoặc start-up) là bạn có ý định tự mình tạo ra một công việc kinh doanh riêng, bạn muốn tự mình làm và quản lý tự kiếm thu nhập cho mình. Bạn cung cấp và phát triển một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, mua bán lại một sản phẩm hay cửa hàng đang hoạt động hoặc hoạt động sinh lợi nào đó hay có thể hiều khởi nghiệp là một tổ chức của con người được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩmdịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất. 
  • Không nên đánh đồng khởi nghiệp và lập nghiệp. Khởi Nghiệp đòi hỏi phải có tính đổi mới, sáng tạo, phải có tính đột phá nhằm tạo ra những giá trị chưa hề có trên thị trường. Còn lập nghiệp là xây dựng những công ty, doanh nghiệp tư nhân hay những hộ kinh doanh thừa hưởng những tinh hoa, những cái tinh túy các mô hình kinh doanh của các nhà khởi nghiệp đi trước ( ví dụ như mua lại bản quyền của một hãng thức ăn nhanh như KFC, Lotteria, trà sữa GONG-CHA… để kinh doanh). Như ông Trương Gia Bình chủ tịch hội đồng quản trị của FPT cho rằng: “nói đến startup phải nói đến đỉnh cao của khoa học công nghệ, nói đến điều thế giới chưa từng làm”[1] hay Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói “startup là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”.[2]

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tính đổi mới và khả năng thích ứng: Thị trường doanh nghiệp hiên nay rất đa dạng và năng động yêu cầu các nhà khởi nghiệp cần phải có khả năng phản ứng nhanh chóng với những thay đổi thị trường, bên cạnh đó còn phải có sự sáng tạo ra một thứ gì đó chưa có trên thị trường để có thể cạnh tranh với các nhà khởi nghiệp khác (ví dụ: Loại giầy thể thao vừa tập thể dục vừa nghe nhạc, hay một chiếc ôtô bay lượn trên bầu trời… hay một hình thức kinh doanh mới).
  • Làm việc nhóm: Môi trường năng động đòi hỏi khả năng làm việc nhóm, với đồng nghiệp, năng cao khả năng làm việc ,đạt hiệu quả tối đa trong công việc và có thể tạo ra sự ảnh hưởng đến thị trường.
  • Sự tập trung: Sự tập trung là một điểm khác của sự thành công đối với các nhà khởi nghiệp, một nhà khởi nghiệp nên tập trung vào các sản phẩm hay dịch vụ cốt lõi của mình. Như nhà đồng sáng lập của Y Combinator, Paul Graham viết: “Mặc dù nguyên nhân trực tiếp gây nên sự thất bại khi khởi sự có xu hướng hết nguồn vốn, nhưng nguyên nhân cơ bản thường là thiếu sự tập trung."[3]
  • Đối tác: Để công việc diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng mang lại hiệu quả và ít tốn kém chi phí thì việc thu hút nhiều đối tác là một điều không thể thiếu. Điều đó đòi hỏi nhà khởi nghiệp phải có kĩ năng thuyết phục và hiểu được tâm lí đối tác. 

Tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam[4][sửa | sửa mã nguồn]

  • Hiện nay Việt Nam đã có được những thành công nhất định đối với khởi nghiệp của các nhà khởi nghiệp trẻ, và hiện nay có nhiều thế hệ khởi nghiệp trẻ đang ngày càng sôi nổi và trẻ trung hơn. Cùng với lối tư duy quản lí thông thoáng, công nghệ tiên tiến và sự mở rộng thị trường khi Việt Nam mở cửa giao lưu với các nước khác đã tạo cơ hội to lớn cho giới trẻ hiện nay ngày càng có nhiều nền tảng để khởi nghiệp thành công. Việt Nam cũng đã có những công ty khởi nghiệp thành công như Công ty Thương mại điện tử Vatgia có tốc độ tăng trưởng trung bình 40 - 45% trong khoảng 3 năm trở lại đây và có trị giá khoảng 75 triệu USD hay trò chơi trực tuyến Flappy Bird, VNG (tiền thân của VinaGame).... Theo ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KH&CN, hiện nay là thời điểm rất thuận lợi cho phong trào khởi nghiệp cũng như khởi nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Tuy nhiên,ông Tùng cũng thừa nhận, bên cạnh thuận lợi còn nhiều khó khăn, nhất là việc hiểu và biết để làm khởi nghiệp đúng, hiệu quả nhất. Ngoài việc có tinh thần, nhiệt huyết, người khởi nghiệp phải có kiến thức về khởi nghiệp. Đây là những điều trong quá trình học tập tại các trường đại học về quản lý kinh doanh, các kiến thức về quản trị cho doanh nghiệp, hoạt động quản lý về thị trường và tiền tệ nhiều khi chưa được dạy một cách đầy đủ…

Những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi khởi nghiệp[5][sửa | sửa mã nguồn]

  • Để Khởi Nghiệp thành công, không chỉ cần ý tưởng kinh doanh, vốn, chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu... mà trước tiên cần phải quan tâm các vấn đề pháp lý.
  1. Đầu tiên, những người khởi nghiệp cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vậy, các bạn cần tìm hiểu kỹ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của doanh nghiệp.
  2. Thứ 2, các bạn cần chọn tên cho doanh nghiệp của mình. Tên doanh nghiệp sẽ định hình thương hiệu nên các bạn cần phải lựa chọn kỹ trước khi quyết định đặt tên. Mặt khác, các bạn cần truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” website: dangkykinhdoanh.gov.vn để tra cứu xem tên mình dự kiến đặt có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó không? Nếu có thì buộc phải tìm tên khác để đặt cho doanh nghiệp của mình.
  3. Thứ 3, các bạn cần lựa chọn ngành nghề kinh doanh để đăng ký. Cần tra cứu xem những ngành nghề mà mình lựa chọn có thuộc 06 ngành nghề cấm kinh doanh hoặc có thuộc 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không? Để nắm đăng ký ngành nghề cho phù hợp với quy định pháp luật.
  4. Thứ 4, xác định địa chỉ đặt trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp bằng hợp đồng thuê, cho mượn hoặc là tài sản của doanh nghiệp.
  5. Thứ 5, các bạn cần xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh. Số vốn điều lệ không bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu, ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định. Tuy nhiên, vốn điều lệ liên quan đến năng lực tài chính của doanh nghiệp nên các bạn cần cân nhắc số vốn khi đăng ký.
  6. Thứ 6, cần xác định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Nhất là việc xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Nguyên Hạnh(2016), không nên đánh đồng khởi nghiệp và lập nghiệp, truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2016 từ http://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Khong-nen-danh-dong--startup-voi-khoi-nghiep-10325
  2. Paulina Aguilar(aug/11), đặc điểm của khởi nghiệp thành công, truy cập ngày 11 tháng 8 từ http://thinkapps.com/blog/entrepreneurship/characteristics-of-successful-startups/
  3. Nei Grando(2016), đặc điểm của khởi nghiệp, truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2016 từ https://www.quora.com/What-are-the-characteristics-of-a-startup-company
  1. ^ “khởi ngiệp là đỉnh cao của công nghệ, truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2016”.
  2. ^ “khởi nghiệp là doanh nghiệp sáng tạo, truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2016”.
  3. ^ “nguyên nhân cơ bản của thất bại là sự tập trung”.
  4. ^ “tình hình khởi nghiệp tại việt nam, theo baoquocte.vn”.
  5. ^ “những vấn đề pháp lý khi khởi nghiệp”.