Thành viên:Goutsolution

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trung tâm nghiên cứu bệnh gút Pháp Việt[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm nghiên cứu bệnh gút (GOUT RESEARCH CENTER) là đơn vị chuyên nghiên cứu về bệnh gút, trụ sở tại địa chỉ 13a Hồng Hà, Phường 2 Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Giám đốc trung tâm: Giáo sư Thomas Bardin

Hoạt động của Trung tâm nghiên cứu bệnh gút Pháp Việt:

Ngày 20/06/2017

Trung tâm Nghiên cứu bệnh gút Pháp- Việt với Trường ĐH Paris 7 (Paris Diderot)

Ký hợp tác với ĐH Y dược TP.HCM

ĐH Y dược TP.HCM với PKĐK Viện Gút

Viện Gút ký kết hợp tác cùng Quân Y viện 175

trọng giữa Trung tâm Nghiên cứu bệnh gút Pháp- Việt với Trường ĐH Paris 7 (Paris Diderot); Trường ĐH Y dược TP.HCM với PKĐK Viện Gút và Quân Y viện 175 (Bộ Quốc phòng) đã khẳng định tính hiệu quả và độc đáo của mô hình điều trị chuyên sâu bệnh gút ở TP.HCM.

Chia sẻ tại Lễ ký kết, GS.Christine Clerici- Chủ tịch ĐH Paris 7 đã đánh giá cao nỗ lực của Viện Gút với hai đơn vị trực thuộc (Trung tâm Nghiên cứu bệnh gút Pháp- Việt, PKĐK Viện Gút) suốt thời gian qua. Chính những nỗ lực không mệt mỏi vì cộng đồng bệnh nhân gút tại Việt Nam của Viện Gút, mà ĐH Paris 7 mới có dịp hợp tác với nhiều hoạt động chuyên sâu.

Chủ tịch ĐH Paris 7 ký hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu bệnh gút Pháp- Việt

“Đến thời điểm này, có thể nói Viện Gút là mô hình hiếm hoi, duy nhất trên thế giới có hoạt động điều trị chuyên sâu, có hoạt động nghiên cứu gắn chặt với bệnh gút. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng sự hợp tác này sẽ hữu ích không chỉ với giới nghiên cứu, mà thiết thực với chính bệnh nhân gút tại Việt Nam”- GS.Christine Clerici nói.

Theo ông Nguyễn Đình Quang- Chủ tịch Viện Gút, Trung tâm Nghiên cứu bệnh gút Pháp- Việt gắn với PKĐK Viện Gút, vốn là nơi tập trung số lượng lớn bệnh nhân gút, rất thuận lợi triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu. “Mục tiêu của các nghiên cứu là cải thiện hơn nữa việc điều trị bệnh gút bằng cách tối ưu hóa mô hình điều trị; đồng thời tìm hiểu rõ về vòng xoắn bệnh lý của gút với các bệnh có liên quan. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua việc hợp tác với nhiều trường ĐH của Việt Nam và Pháp; và trong tương lai với các quốc gia khác”- ông Quang chia sẻ.

Cùng hiện diện chứng kiến sự hợp tác giữa Viện Gút và các đơn vị trong và ngoài nước, GS-BS.Nguyễn Tấn Bỉnh- Giám đốc Sở Y tế nói rằng, mục tiêu chung của ngành Y tế là hướng đến bệnh nhân và vì bệnh nhân. Vì vậy, mọi hoạt động nghiên cứu, điều trị và hợp tác vì bệnh nhân gút sẽ nhận được sự ủng hộ, hoan nghênh từ cơ quan quản lý nhà nước về y tế. Trên tinh thần đó, GS.Bỉnh cũng chúc Viện Gút và các đối tác nghiên cứu trong và ngoài nước sớm đạt các mục tiêu đã đề ra.

Trung tâm Nghiên cứu bệnh gút Pháp- Việt ký hợp tác với ĐH Y dược TP.HCM

Được biết, sự hợp tác giữa các bên nhằm sớm hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu với rất nhiều tham số trong quá trình điều trị của bệnh nhân gút. Đây sẽ là hệ thống cơ sở dữ liệu duy nhất trên thế giới, với số lượng bệnh nhân gút rất lớn và sẽ là nguồn dữ liệu quý cho tất cả các nhà nghiên cứu. 

Ngoài ra, các nghiên cứu về dịch tễ học bệnh gút sẽ được triển khai để hiểu rõ mức độ của bệnh gút đối với sức khỏe cộng đồng, với sự phối hợp của các đơn vị nghiên cứu dịch tễ ở Việt Nam (Trường ĐH Y dược TP.HCM). Các biểu hiện của bệnh gút không ở khớp, đặc biệt là ở thận và tim cũng sẽ được nghiên cứu với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong lĩnh vực này ở Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và nhiều đơn vị y tế khác.

Bên cạnh đó, nghiên cứu về gene cũng sẽ được triển khai trên nhiều bệnh nhân có đặc điểm rõ ràng, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu về gen của Việt Nam (Trường ĐH Y dược TP.HCM). Trong tương lai, các nghiên cứu này sẽ giúp làm sáng tỏ các mục tiêu đích trong điều trị.

Đại diện PKĐK Viện Gút ký kết hợp tác cùng Quân Y viện 175

Trước đó, trong cuộc gặp gỡ khoa học “Bệnh gút ở Việt Nam: Hiện trạng, phương tiện cần triển khai thực hiện để hiểu rõ hơn và điều trị bệnh gút tốt hơn” do các đơn vị cùng ký kết hợp tác phối hợp tổ chức tại Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Pháp ở TP.HCM, các chuyên gia đã có dịp trình bày nhiều “bề chìm” của “tảng băng nổi” mang tên gút.

Theo GS.Thomas Bardin- Trường ĐH Paris 7, người gắn bó với Viện Gút từ năm 2009 đến nay với vai trò đồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bệnh gút Pháp- Việt, đã có hàng ngàn bệnh nhân gút ở Việt Nam được ghi nhận tại PKĐK Viện Gút từ tháng 4/2009 đến tháng 4/2017, trong đó nhiều người mắc bệnh rất nặng, phức tạp và cho thấy tình trạng đáng báo động. Chuyên gia hàng đầu thế giới về bệnh gút này cũng đưa ra những phân tích liên quan đến nguyên nhân và hướng điều trị cần thiết. Cụ thể, bệnh gút là bệnh do axit uric dư thừa dẫn đến hình thành của các tinh thể ở khớp. Các tinh thể này kích hoạt cơn đau dữ dội, cấp tính và cuối cùng phá hủy các khớp, nếu bệnh nhân không được điều trị chống lại việc gia tăng lắng đọng.

“Nếu chúng ta không điều trị nguyên nhân của bệnh, nghĩa là không điều trị axit uric dư thừa, thì các lắng đọng sẽ ngày càng nặng hơn và hậu quả về mặt lâm sàng càng nghiêm trọng hơn: Xuất hiện các biến chứng dẫn đến tàn phế, phá hủy khớp, xâm lấn vào các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là ở dưới da và thận. Bệnh gút trở nên nghiêm trọng khi xao nhãng trong điều trị và có thể dẫn đến tử vong sớm. Nếu bệnh gút kết hợp với cao huyết áp, có thể dẫn đến tiểu đường, bệnh tim và suy thận...”- GS.Thomas Bardin phân tích.

http://baobaohiemxahoi.vn/vi/tin-chi-tiet-dieu-tri-chuyen-sau-benh-gut-tai-tphcm-mo-hinh-duy-nhat-tren-the-gioi-57e8e380.aspx